Chiến lược marketing của Dutch Lady: Dutch Lady một thương hiệu không thể không biết tới đối với người tiêu dùng Việt Nam. Dutch Lady nổi tiếng với sản xuất sữa tiệt trùng, được đóng gói theo quy trình tiêu chuẩn quốc tế, an toàn với người dùng, lại đầy đủ dinh dưỡng và vitamin thiết yếu đáp ứng nhu cầu về sữa cho mọi lứa tuổi. 

Bài viết dưới đây phân tích không chỉ chiến lược marketing của Dutch Lady mà còn các khía cạnh về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, cũng như các kiến thức về môi trường và xã hội của ngành sữa Việt nam. 

1. Dutch Lady của nước nào?

Dutch Lady hay tên gọi của người Việt là “Sữa cô gái Hà Lan” là thương hiệu sữa có bắt nguồn từ vùng Friesland và Campina xa xôi phía bắc Hà Lan. Khu vực này là nơi tập trung của hơn 20.000 nông dân chăn nuôi bò sữa có kinh nghiệm trên 145 năm lịch sử. Từ những năm 1871, nông dân của hai vùng đã tận dụng lợi thế của thiên nhiên tuyệt đẹp nơi đây, với những đồng cỏ xanh mướt cùng nhiều cây cối bao quanh để hình thành một cộng đồng chăn nuôi bò sữa lớn nhất và có uy tín nhất. Thông qua những kinh nghiệm được đúc kết trong gần 145 năm hình thành và phát triển, hiện nay Dutch Lady tự hào là một thương hiệu kế thừa nguyên vẹn những giá trị của thế hệ đi trước, trong khi không ngừng ứng dụng những đổi mới về công nghệ vào quy trình sản xuất sữa để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm khi tới tay người tiêu dùng. 

Tại Việt Nam, Dutch Lady là thương hiệu sữa nổi tiếng của công ty FrieslandCampina Việt Nam, một công ty liên doanh được thành lập từ năm 1995 tại Việt Nam, giữa công ty Xuất nhập khẩu Bình Dương và Royal FrieslandCampina. Royal FrieslandCampina là tập đoàn sữa hàng đầu tại Hà Lan với 135 năm kinh nghiệm hoạt động trên hơn 100 vùng quốc gia và lãnh thổ, cung cấp nhiều dòng sản phẩm về sữa như sữa nguyên kem tiệt trùng, sữa bột trẻ em, sữa chua… 

2. Các sản phẩm của Dutch Lady

Các sản phẩm của Dutch Lady có đa dạng các chủng loại phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và tiêu thụ sữa của người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi. Các dòng sản phẩm của Dutch Lady phải kể đến như sữa tươi, sữa bịch tiệt trùng, sữa chua, sữa đặc có đường…. Ngoài ra, Dutch Lady cũng sở hữu hai dòng sản phẩm lâu đời và cực kỳ ăn khách đó là Fristi và Yomost. Fristi là thức uống dinh dưỡng dành cho trẻ em với nhiều nguồn dinh dưỡng dồi dào chứa vitamin A,  vitamin B, vitamin D và chất xơ. Trong khi đó, Yomost là sữa chua lên men tự nhiên phù hợp với người dùng ở mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ (lớn hơn một tuổi) tới người già đều có thể sử dụng được. 

Các dòng sản phẩm của Dutch Lady:
https://www.dutchlady.com.vn/san-pham/

chien-luoc-marketing-dutch-lady

Chiến lược marketing của Dutch Lady (Ảnh minh họa)

3. Nguồn lực của Dutch Lady

Dutch Lady có xuất thân từ công ty mẹ Royal FrieslandCampina tại Hà Lan, với kinh nghiệm gần 150 năm sản xuất sữa tự nhiên nên thương hiệu Dutch Lady có những nguồn lực nhất định mà không phải thương hiệu nào cũng có được 

1/ Thương hiệu được nhiều người tin dùng

Thương hiệu sữa “Cô gái Hà Lan” chắc hẳn là một cái tên cực kỳ quen thuộc đối với mọi người tiêu dùng Việt. Xuất hiện trên thị trường Việt Nam từ những năm 1995 cho đến  nay, sữa “Cô gái Hà Lan” vẫn có một vị trí đặc biệt được yêu thích trong lòng người tiêu dùng. 

2/ Công nghệ phát triển mạnh 

Dutch Lady là thương hiệu nổi tiếng với lịch sử hình thành và phát triển nhưng không có nghĩa là thương hiệu xem nhẹ việc phát triển công nghệ. Ngược lại, hàng năm công ty đều dành 2% lợi nhuận thu được để đầu tư vào phát triển công nghệ nhằm đảm bảo được sự an toàn trong sản xuất cũng như đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn sản xuất thực phẩm. 

3/ Mạng lưới phân phối rộng rãi

Dutch Lady có mạng lưới trên 150 nhà phân phối cùng 100,000 nhà bán lẻ. Nhờ vào mạng lưới phân phối này mà Dutch Lady có thể sản xuất và tung ra ngoài thị trường trên 1.5 tỷ sản phẩm hàng năm, thông qua các siêu thị và cửa hàng tiện lợi trên toàn thế giới. 

4/ Đội ngũ nhân viên tư vấn dinh dưỡng 

Khác với các thương hiệu đồ uống khác, Dutch Lady có một đội ngũ các nhà tư vấn viên về dinh dưỡng, luôn túc trực để trả lời các câu hỏi của người tiêu dùng xoay quanh vấn đề dinh dưỡng cũng như các dòng sản phẩm của Dutch Lady. 

5/ Đội ngũ nhân viên phát triển sản phẩm 

Để có một thương hiệu luôn được người tiêu dùng yêu mến thì Dutch Lady phải không ngừng nghiên cứu và cho ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của Khách hàng. Chính vì vậy, Dutch Lady vẫn tự hào về đội ngũ bán hàng và marketing của mình, với kinh nghiệm dồi dào về phân tích và xác định xu hướng của thị trường để có những thay đổi phù hợp.

Xem thêm các bài viết liên quan 

Chiến lược marketing mix của Apple 
Chiến lược marketing cho resort 
Chiến lược marketing của dầu gội Clear

4. Điểm mạnh của Dutch Lady 

Bên cạnh các nguồn lực đến từ công ty và thương hiệu, Dutch Lady cũng có thêm các điểm mạnh như sau:

1/ Thương hiệu có độ nhận diện cao 

Như ở trên đã đề cập, Dutch Lady là một thương hiệu có độ nhận diện rất cao đối với người tiêu dùng Việt. Theo khảo sát về thị phần sữa tại Việt Nam thì ngoài Vinamilk (25%) và Abbott (24.6%), Dutch Lady chiếm thị phần khoảng 16% thị phần và giữ vị trí thứ ba. Thương hiệu Dutch Lady có nhiều sản phẩm chiếm được thiện cảm của Khách hàng như các dòng sữa tiệt trùng hoặc Yomost, Fristi. Đây là những dòng sản phẩm mang lại tên tuổi cho Dutch Lady. 

2/ Dòng sản phẩm đa dạng 

Thương hiệu sữa Cô gái Hà Lan từ trước tới nay vẫn được đánh giá là ngon miệng, có tính lành với người tiêu dùng, tiện lợi và có độ tin tưởng cao về chất lượng. Ngoài những yếu tố trên thì thương hiệu Dutch Lady cũng sở hữu một danh mục lớn các sản phẩm về sữa như sữa bột, sữa đặc, sữa chua uống, sữa chua ăn dạng lỏng, kem, thức uống dinh dưỡng…. Các dòng sản phẩm của Dutch Lady đều được đánh giá là an toàn với người tiêu dùng với độ hài lòng về sản phẩm rất cao. 

3/ Môi trường làm việc thân thiện

Trực thuộc công ty mẹ FrieslandCampina, Dutch Lady từ lâu đã được biết đến với môi trường làm việc thân thiện và công bằng cho người lao động. Hơn nữa, Dutch Lady luôn có các khóa đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng chuyên môn và tài năng của mỗi cá nhân phục vụ cho công việc. Đại diện của Dutch Lady cũng cho biết rằng, Dutch Lady luôn cố gắng và nỗ lực để mỗi nhân viên của Dutch Lady được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết trên mọi lĩnh vực như nhân sự, quản lý, tài chính, kinh doanh… Đặc biệt tại Việt Nam, số lượng nhân viên của Dutch Lady lên tới 15,000 người, tạo nên một cộng đồng nhân viên Dutch Lady, càng giúp cho mạng lưới sản phẩm của thương hiệu được lan tỏa rộng rãi hơn.    

chien-luoc-marketing-dutch-lady

Chiến lược marketing của Dutch Lady (Ảnh minh họa)

5. Điểm yếu của Dutch Lady

Bên cạnh những nguồn lực và điểm mạnh mà Dutch Lady đang có thì thương hiệu này cũng có những điểm yếu cần phải lưu ý như sau: 

1/ Nguồn cung sữa thô còn hạn chế

Tương tự với Vinamilk, Dutch Lady cũng có điểm nhạy cảm về nguồn cung sữa thô cho công đoạn sản xuất. Lý do cho việc này xuất phát từ việc chăn nuôi sữa bò còn thưa thớt, cũng như số lượng các trang trại nuôi bò sữa có quy mô lớn ở Việt Nam vẫn còn ít. Chưa kể, tỷ lệ bò sữa bị mắc bệnh ở Việt Nam cũng cao hơn so với các nước trong khu vực. Chính vì vậy, nguồn cung sữa trong nội địa của Dutch Lady vẫn còn hạn chế, dẫn đến việc quản lý chất lượng nguồn đầu vào của sữa thô vẫn còn khá là khó khăn. 

2/ Thiết kế bao bì của Dutch Lady

Bao bì thương hiệu của Dutch Lady từ lâu đã mang màu xanh da trời nhạt truyền thống. Đây là màu xanh biểu tượng cho màu trời xanh bao la của các đồng cỏ chăn nuôi bò sữa. Tuy nhiên, màu xanh này cũng được đánh giá là trùng với màu của khá nhiều thương hiệu và không quá là nổi bật trên các quầy siêu thị. Đặc biệt, một phần Khách hàng của Dutch Lady là trẻ em, đối tượng Khách hàng thích các màu sắc nổi bật. 

3/ Đối thủ cạnh tranh bán cùng sản phẩm 

Sữa uống là mặt hàng khó tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm. Ngoài hương vị, nguyên liệu chế biến và khối lượng sản phẩm ra thì các đầu mục sản phẩm của mọi thương hiệu là giống nhau. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam và quốc tế có rất nhiều thương hiệu cũng bán sữa như Vinamilk, Hanoimilk, TH True Milk, Mocchaumilk và hàng loạt các thương hiệu sữa nhập khẩu như Johnson, Abbott, Nestle.. Các thương hiệu này cũng không phải là các doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ mà cũng là những thương hiệu trực thuộc tập đoàn lớn, với tiềm năng cạnh tranh mạnh. Vậy nên, việc giành lại thị phần từ các công ty có bán chung dòng sản phẩm với nhau là một thách thức lớn với Dutch Lady trong hiện tại cũng như tương lai. 

4/ Thiếu kênh bán hàng trực tiếp 

Hiện nay, các kênh bán hàng của Dutch Lady vẫn chủ yếu là thông qua siêu thị, các nhà bán lẻ truyền thống, đại lý kinh doanh… chứ không bán hàng trực tiếp từ Dutch Lady tới người tiêu dùng. Thậm chí website chính thức của Dutch Lady cũng chỉ để quảng bá về thương hiệu chứ không đề giá bán. Vậy nên, giống như các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sữa khác, Dutch Lady không có chủ trương bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng. Điều này cũng khá dễ hiểu trong thị trường sữa nói chung. Tuy nhiên, việc thiếu kênh bán hàng trực tiếp này khiến cho Dutch Lady cũng thiếu các cơ hội thu thập được ý kiến và phản hồi của Khách hàng về sản phẩm. Chưa kể, nếu sản phẩm của công ty bị làm nhái thì rất khó để có thể kiểm soát và nâng cao được hình ảnh về sản phẩm của thương hiệu. 

chien-luoc-marketing-dutch-lady

Chiến lược marketing của Dutch Lady (Ảnh minh họa)

6. Cơ hội của Dutch Lady

1/ Mối quan tâm về sức khỏe ngày càng gia tăng 

Việt nam là một quốc gia đang phát triển với tốc độ nhanh so với các nước trong khu vực. Chính vì vậy, mức thu nhập của người dân cũng được cải thiện trong những năm gần đây. Kết quả là ngày càng có nhiều người dân quan tâm tới sức khỏe của bản thân nhiều hơn và sẵn sàng trả tiền để có thể mua được những sản phẩm tốt nhất cho gia đình. Với xu hướng của xã hội như vậy, Dutch Lady hoàn toàn có thể đầu tư vào chất lượng sản phẩm và dây chuyền sản xuất để có thể nâng cao độ an toàn và uy tín của sản phẩm trong mắt người tiêu dùng. 

2/ Bùng nổ của xã hội kỹ thuật số 

Với sự phát triển của marketing kỹ thuật số trong thời gian gần đây, Dutch Lady hoàn toàn có thể tiếp cận được với nhiều Khách hàng tiềm năng thông qua mạng Internet, chứ không chỉ đơn thuần là qua các kênh tiếp thị truyền thống với chi phí cao nữa. 

3/ Sữa là thực phẩm không thể thay thế

Sữa bột đang chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội. Đây là nguồn cung giàu vitamin và khoáng chất như canxi, kẽm, magie, phốt pho… rất cần cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Đặc biệt đối với trẻ em trong khoảng từ bốn hoặc sáu tháng tuổi tới năm hai tuổi, nguồn dinh dưỡng từ sữa sẽ giúp trẻ có thêm được những dưỡng chất mà cơ thể không thể tự tổng hợp được từ các nguồn thực phẩm hàng ngày. Sữa bột thường được pha chế dưới dạng nước lỏng để trẻ có thể dễ hấp thu. Và nếu sữa thực sự cần thiết cho trẻ nhỏ như vậy thì chắc hẳn, một khoản chi phí không hề nhỏ dành cho sẽ được dành cho nhu cầu mua sữa hàng ngày của trẻ trong mọi hộ gia đình. 

Không chỉ trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và những người lớn tuổi, người trưởng thành cũng cần tới sữa như một nguồn dinh dưỡng cho bản thân. Vậy nên sữa là một thực phẩm không thể thiếu với mọi cá nhân trong xã hội và Dutch Lady có thể tận dụng sự thiết yếu này để quảng cáo nâng cao nhận thức cho thương hiệu cũng như sản phẩm của mình. 

Xem thêm các bài viết liên quan 

Chiến lược marketing của dầu gội Dove
Chiến lược marketing của Samsung Galaxy S10

7. Thách thức của Dutch Lady

1/ Sự tăng giá của vật liệu thô 

Để có thể sản xuất được những dòng sữa tươi ngon đáp ứng được nhu cầu khắt khe của ngành thực phẩm, Dutch Lady cần có một nguồn cung sữa dồi dào. Tuy nhiên, giá của nguyên liệu thô để sản xuất sữa đang tăng dần theo từng năm, khoảng 25% tới 30% vì nhu cầu trong nội địa gia tăng. Chính vì vậy, giá cho các sản phẩm sữa có xu hướng gia tăng nếu tình hình không được cải thiện. 

2/ Sự tăng giá do chi phí vận tải 

Ngoài vật liệu thô thì Dutch Lady còn có thách thức về vấn đề tăng giá do chi phí vận tải. Để có thể vận chuyển sữa từ các nông trại tới nhà sản xuất thì thông thường phương pháp vận chuyển được các nhà sản xuất lựa chọn là oto. Tuy nhiên với bối cảnh giá dầu của thế giới luôn biến động theo xu hướng tăng. Vậy nên, lợi nhuận của Dutch Lady có thể bị giảm trong các năm tiếp theo nếu không có chiến lược điều tiết cần thiết. 

3/ Cạnh tranh từ trong lẫn ngoài 

Việc Việt Nam gia nhập các tổ chức thương mại thế giới như WTO dẫn tới việc số lượng doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường sữa Việt Nam ngày càng gia tăng. Điều này khiến cho áp lực cạnh tranh của thị trường sữa lên Dutch Lady sẽ tiếp tục gia tăng. 

4/ Sự xuất hiện của các đồ uống tốt cho sức khỏe

Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhưng không phải là duy nhất. Hiện nay, ngoài sữa thì người tiêu dùng cũng tìm đến những loại đồ uống tốt cho sức khỏe ngoài sữa ví dụ như trà, sinh tố hoa quả, đồ uống dinh dưỡng… Việc có quá nhiều lựa chọn khiến cho người tiêu dùng ngày càng có xu hướng cân nhắc và mua các sản phẩm khác ngoài sữa. Vậy nên điều cần thiết đối với Dutch Lady là các chiến dịch nâng cao hiểu biết của người tiêu dùng về tầm quan trọng của sữa cũng như tác dụng của sữa trong cuộc sống hàng ngày. 

8. Chiến lược marketing của Dutch Lady

Để có thể thu hút Khách hàng, Dutch Lady sử dụng rất nhiều các chiến lược marketing khác nhau như: 

1/ Chiến lược marketing sử dụng quảng cáo

Thứ nhất, chiến lược marketing sử dụng quảng cáo. Đây là các hoạt động marketing được sử dụng để quảng bá các sản phẩm và thông điệp của Dutch Lady tới người tiêu dùng. Các phương tiện được sử dụng chủ yếu là truyền hình, đài phát thanh, báo và tạp chí. Slogan của Dutch Lady là “trust, healthy and happiness” (Tạm dịch là “niềm tin, sức khỏe và hạnh phúc”) 

2/ Chương trình khuyến mại

Thứ hai là chiến lược marketing sử dụng các chương trình khuyến mại. Hình thức khuyến mại phổ biến nhất là sản phẩm được bán theo giá khuyến mại. Việc thiết kế các chương trình khuyến mãi giảm giá giúp kích thích doanh số bán hàng của Dutch Lady vì Khách hàng thấy được nhiều lợi ích khi mua không chỉ về chất lượng mà còn về tài chính. 

3/ Quan hệ công chúng (Public Relations)

Quan hệ công chúng chính là phương pháp tiếp theo được Dutch Lady sử dụng. Đây là phương pháp sử dụng các phương tiện truyền thông để tạo ra thông điệp đưa tới người tiêu dùng. Ví dụ như việc phân phối các bản tin, báo cáo hàng năm, quyên góp từ thiện, tài trợ cho các sự kiện thể thao… 

4/ Tặng đồ uống thử

Bên cạnh đó, Dutch Lady cũng áp dụng chính sách tặng mẫu đồ uống thử cho Khách hàng. Ví dụ như việc phân phối mẫu dùng thử ở một vị trí thích hợp trong một siêu thị ở một khoảng thời gian thích hợp. Điều này giúp người tiêu dùng hiểu hơn về ưu điểm của sản phẩm mà không cần thêm bất cứ một hoạt động marketing nào khác. 

Xem thêm các bài viết tổng hợp về phân tích chiến lược marketing tại link. 

9. Lời kết 

Chiến lược marketing của Dutch Lady đã tóm tắt những điểm chính về Dutch Lady, từ nguồn gốc thương hiệu tới nguồn lực cũng như phân tích SWOT cũng một số chiến lược marketing mà thương hiệu đang áp dụng. Hy vọng bài viết được tổng hợp và sưu tầm trên có ích với bạn đọc. 

Nguồn tham khảo

https://www.ukessays.com/essays/marketing/the-marketing-mix-strategies-marketing-essay.php
https://www.academia.edu/10683909/OBJECTIVES_OF_DUTCH_LADY
https://studymoose.com/swot-analysis-of-dutch-lady-essay#

What's your reaction?

Excited
1
Happy
0
In Love
0
Not Sure
0
Silly
0
maneko
Tên thường gọi: maneko-chan. Chuyên về BtoB marketing và digital marketing, thích đọc các bài viết về chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh của các thương hiệu tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Thành thạo Việt Anh Nhật. Yêu thiên nhiên, thích đọc sách, chơi với mèo và ăn vặt ^^

You may also like

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.