Chiến lược marketing của Samsung Galaxy S10: Samsung là một công ty đa quốc gia của Hàn Quốc, được thành lập với Lee Byung Chull vào năm 1938. Tập đoàn Samsung bước vào ngành công nghiệp điện tử vào cuối năm 1960, nhưng kể từ những năm 1990, Samsung đã bắt đầu toàn cầu hóa thiết bị điện tử của mình, chủ yếu là điện thoại di động. Một trong những nguồn thu nhập chính của Samsung trong những năm tăng trưởng tiếp theo. 

Trong số rất nhiều dòng sản phẩm được Samsung tung ra thị trường trong chuỗi điện thoại di động thì dòng sản phẩm Samsung Galaxy, một trong những thương hiệu được coi là điểm dẫn đầu cho những cho việc hình thành nên thương hiệu Samsung. Bài viết dưới đây phân tích chiến lược marketing của samsung galaxy s10, tuy nhiên chắc chắn bạn sẽ thấy sự tương đồng trong cách tiếp cận của Samsung đối với thương hiệu khác. 

1. Các dòng smartphone của Samsung

Bất chấp sự cạnh tranh từ các công ty tương tự, Samsung ở Ấn Độ đang ngày càng phát triển đa dạng. Samsung là một thương hiệu rất phổ biến trong giới trẻ. Cả hai sản phẩm sáng tạo và cung cấp dịch vụ xuất sắc đều cung cấp dịch vụ khách hàng rất cá nhân hóa. Samsung hiện đang có một vị trí vững chắc trên thị trường do hiệu suất đáng tin cậy của nó trong thập kỷ qua.

Trên thực tế, Samsung là một trong những thương hiệu được công nhận là sản xuất các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy, mang tính sáng tạo cao. Chỉ riêng trong năm 2020, bất chấp sự hoành hành của đại dịch Covid, số lượng thiết bị bán ra thị trường của Samsung là 69,4 triệu thiết bị, chiếm 17,5% thị phần của thị trường điện thoại thông minh. Và trong quý đầu năm 2021, số lượng thiết bị điện thoại thông minh được xuất xưởng là 75.3 triệu, tăng từ 58.3 triệu trong cùng kỳ quý đầu năm 2020. Đặc biệt, với các tín đồ của hệ điều hành Android thì Samsung sẽ luôn là lựa chọn được cân nhắc đầu tiên trong hành trình mua sắm.

https://www.statista.com/statistics/299144/samsung-smartphone-shipments-worldwide/

Dòng Samsung Galaxy hay điện thoại Android Samsung Galaxy là dòng điện thoại thông minh, chạy hệ điều hành Android do chính tập đoàn Samsung thiết kế, nghiên cứu và phát triển. Đây là dòng điện thoại thông minh cao cấp, được trang bị nhiều chức năng phục vụ cho nhu cầu giải trí cũng như công việc. 

Với mục tiêu trở thành thương hiệu sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới, Samsung luôn tung ra mẫu máy mới hầu như hàng tháng, thậm chí ít hơn. Và các dòng máy mới đều nhắm tới những thị trường Khách hàng nhất định. 

Các dòng sản phẩm điện thoại thông minh của Samsung phải kể đến như:

i) Dòng Samsung Galaxy Note 
ii) Dòng Samsung Galaxy Y
iii) Dòng Samsung Galaxy S
iv) Dòng Samsung Galaxy Tab
v) Dòng Samsung Galaxy Grand 

Dòng Samsung Galaxy S5 là dòng sản phẩm giúp tối ưu hóa hiệu quả công việc, tối ưu bảo mật nhằm đảm bảo hiệu suất trong kinh doanh. Samsung Galaxy Note 3 và Samsung Galaxy Note 10.1 cung cấp mọi chức năng cần thiết để hoàn thành các công việc kinh doanh theo phong cách chuyên nghiệp. Trong khi Samsung Galaxy Note Pro lại phù hợp cho các chuyên gia kinh doanh trong việc quản lý công việc một cách hiệu quả. 

Đặc biệt dòng Samsung Galaxy S10 với các tính năng mà ngay cả “họ hàng nhà Táo” cũng phải ao ước như bộ nhớ dung lượng lớn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), mạng 5G, sạc không dây, bảo mật cá nhân cao… là dòng sản phẩm mà Samsung định hướng là dành cho giới trẻ, những người đang thay đổi rất nhanh trong cách kể chuyện: dùng điện thoại để livestream, làm vlog hay sáng tạo ra những đoạn video ngắn để chia sẻ nhanh lên Internet. 

samsung-galaxyS10-marketing-strategy

Chiến lược marketing của Samsung Galaxy S10 (Ảnh minh hoạ)

2. Điểm yếu của Samsung Galaxy S10

Tuy có những điểm mạnh mang đặc trưng của dòng máy Samsung Galaxy thì Galaxy S10 cũng có những điểm yếu không thể không bỏ qua. Theo ông Todd Haselton trên trang CNBC thì Samsung Galaxy S10 có ba điểm yếu chính như dưới đây: 

Thứ nhất, Galaxy S10 có mức giá quá cao

Một chiếc điện thoại Galaxy S10 trung bình có mức giá là 899 đô và Galaxy S10+ có giá là 999 đô. Mức giá này sẽ tăng lên khi người dùng yêu cầu nâng cấp nhiều bộ nhớ và RAM. Tuy nhiên, theo những báo cáo về hành vi của người tiêu dùng gần đây do Apple thực hiện thì người tiêu dùng trong những năm gần đây đang có xu hướng không sẵn sàng nâng cấp máy và tránh sử dụng quá nhiều tiền cho các thiết bị di động. 

Có rất lý do cho việc này, ví dụ như đại dịch Covid-19 khiến cho nhiều cơ hội việc làm bị mất, vậy nên theo như nhân định của nhà phân tích Toni Sacconaghi của Bernstein thì vì những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế do tác động của Covid khiến cho chu trình thay thế điện thoại đang kéo dài ra và người tiêu dùng có xu hướng chọn những nhà mạng giá rẻ để tiết kiệm chi phí. 

Hãy thử xem xét một ví dụ rất điển hình mà mình thấy ở Nhật khi đại dịch Covid xảy ra, đó là việc giảm giá gói cước đăng ký kèm máy hàng tháng. Trước đây, trung bình người Nhật sẽ có xu hướng đổi máy khoảng 2 tới 3 năm và các nhà mạng sẽ có các gói trả góp 24 tháng hay 36 tháng. Tuy nhiên trong thời gian gần đây thì việc thanh toán một lần một khoản tiền lớn cho một chiếc di động hoặc trả tiền hàng tháng thực sự không phải là một lựa chọn mang tính kinh tế cao. 

Xem thêm các bài viết liên quan 

Chiến lược marketing mix của Apple
Chiến lược marketing của thương hiệu Dove
Chiến lược marketing trong kinh doanh resort 

Thứ hai, không có những tính năng “phải có” 

Chắc hẳn mọi người đều nhớ về viễn cảnh mỗi lần Apple tung ra một dòng máy mới nào là những hàng dài người mua xếp hàng chờ đến lượt. Tuy nhiên, đó chỉ là những ngày đầu. Thực tế ra, người dùng chỉ cần có những tính năng cơ bản như chụp ảnh sắc nét, tốc độ tải dữ liệu, truy cập vào các mạng xã hội… Đây là những tính năng cần phải có. 

Tuy nhiên đối với Samsung Galaxy S10 thì lại đang thiếu những tính năng “phải có” mang tính chất đổi mới này. Galaxy S10 được đánh giá là chỉ có nhiều màu sắc nét hơn, đọc dấu vân tay… Tại sao một người đang sở hữu Galaxy S8 lại phải chi ra một số tiền khoảng 850 đô hoặc 999 đô cho những nâng cấp không cần thiết này? Thật sự không quá thuyết phục! 

Thứ ba, mất thế mạnh ở thị trường Trung Quốc

Apple đang có một cuộc chiến trong thị trường Trung Quốc và đã gây ảnh hưởng xấu tới doanh thu của thương hiệu này. Các lô hàng của Apple đã sụt giảm gần 20% vì giá quá đắt đỏ so với thương hiệu thị trường nội địa. Huawei, Xiami, Oppo và các thương hiệu nội địa khác đã nhận ra được yếu điểm này của Apple cũng như Samsung, và tung ra các chiến lược để cạnh tranh với hai ông lớn ngoại quốc. Mặc dù Samsung có mức giá khá rẻ so với họ nhà táo, tuy nhiên người dùng Trung Quốc lại không mặn mà lắm với điện thoại mang thương hiệu Samsung, cũng như các tính năng mà nó đem lại. 

samsung-galaxyS10-marketing-strategy

Chiến lược marketing của Samsung Galaxy S10 (Ảnh minh hoạ)

Xem thêm các bài viết liên quan 

Chiến lược kinh doanh nhà thuốc 
Chiến lược marketing của đầu gội Sunsilk

3. Chiến lược marketing của Samsung Galaxy S10

Một trong số các nguyên tắc tiếp thị chung của Samsung Galaxy là tấn công bằng hình thức tiếp cận “trực tiếp” và “gián tiếp”. Marketing trực tiếp có nghĩa là Samsung trực tiếp thực hiện các đoạn quảng cáo, áp phích, các chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội… Còn marketing gián tiếp có nghĩa là thông qua các cửa hàng bán lẻ bằng cách để người dùng trực tiếp sử dụng và cảm nhận sản phẩm. 

Ngoài ra, các chiến lược marketing của Samsung Galaxy S10 còn bao gồm: 

Phân chia thị trường theo khu vực địa lý

Samsung có chiến lược sản xuất dòng Galaxy cho khu vực thành thị, những nơi mà người dân có mức thu nhập cao. Samsung cũng được biết là nhà sản xuất điện thoại chất lượng và có thị phần cao, nên bất cứ dòng máy nào của Samsung cũng dành được thiện cảm của người sử dụng. Hơn nữa, bất kỳ cửa hàng điện thoại nào của Samsung cũng có sự đa dạng trong sản phẩm bày bán nên người dùng có thể lựa chọn được các dòng máy yêu thích dựa ngân sách được đặt ra một cách thích hợp.

Định hướng Khách hàng theo nhân khẩu học 

Samsung có định hướng Khách hàng nhất định tùy theo từng dòng sản phẩm. Ví dụ dòng Galaxy là dành cho tầng lớp trung lưu, có một lượng thu nhập cố định, những người muốn mua một chiếc điện thoại thông minh, chất lượng với các tính năng cao nhất. 

Việc định hướng Khách hàng theo nhân khẩu học giúp Samsung có thể quan tâm tới nhu cầu của Khách hàng, cung cấp các dòng điện thoại thông minh với công nghệ mới nhất thỏa mãn các nhu cầu đặt ra, với một ngân sách phù hợp. 

Nhắm mục tiêu vào giới trẻ

Sau rất nhiều công đoạn thu thập số liệu và phân tích hành vi mua hàng theo từng lứa tuổi và thu nhập, Samsung đã chọn được Khách hàng mục tiêu của mình: đó là giới trẻ. Tất nhiên Samsung cũng có những sản phẩm hướng tới các độ tuổi khác nhưng giới trẻ vẫn là mục tiêu cuối cùng. Không chỉ Galaxy S10, mà các sản phẩm của Samsung Galaxy đều nhắm tới những người trẻ tuổi, có thể là chủ doanh nghiệp, chuyên gia, sinh viên… Mọi người đều có thể sử dụng sản phẩm Samsung Galaxy vì tính thân thiện với người dùng, hơn nữa còn có giảm giá thông qua chương trình khuyến mãi. 

Một số các chiến lược định vị thường thấy của Samsung: 

・Samsung nhấn mạnh vào tỷ suất lợi nhuận mà hãng đặt ra tập trung chủ lực vào phân khúc khách hàng trung cấp và cao cấp trên mọi thị trường. 
・Nâng cao độ nhận diện thương hiệu Samsung, là thương hiệu điện thoại cao cấp.  
・Phân chia thị trường thông qua chức năng và giá cả sao cho phù hợp với từng phân khúc Khách hàng. 
・Nâng cao dịch vụ chăm sóc Khách hàng. 
・Tiên phong trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, ví dụ gần đây là nhà mạng 5G. 
・Mục tiêu là xây dựng thương hiệu đồng nghĩa với chất lượng. Samsung luôn nhắm tới chất lượng trong mỗi dòng sản phẩm và mỗi chiến lược tiếp thị. 

Xem thêm các bài viết liên quan về chiến lược marketing tại đây. 

4. Lời kết 

Chiến lược marketing của samsung galaxy S10 với các chia sẻ về thị trường, điểm cần cải thiện của dòng máy Galaxy S10 cũng như các chiến dịch định vị, tiếp thị marketing của thương hiệu. Galaxy của Samsung từ lâu vẫn được biết đến là thương hiệu điện thoại di động thông minh chất lượng với nhiều cải thiện mới. Cho dù thế nào thì Samsung cũng đạt rất nhiều kỳ vọng của người dùng, nhất là giới trẻ. Những người không ngừng tạo ra những thứ mới lạ cho xã hội. 

Nguồn tham khảo: 

https://bohatala.com/samsung-marketing-strategies/
https://www.cnbc.com/2019/02/20/samsung-is-making-the-same-mistakes-as-apple-did-with-its-new-phones.html

What's your reaction?

Excited
0
Happy
0
In Love
0
Not Sure
0
Silly
0
maneko
Tên thường gọi: maneko-chan. Chuyên về BtoB marketing và digital marketing, thích đọc các bài viết về chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh của các thương hiệu tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Thành thạo Việt Anh Nhật. Yêu thiên nhiên, thích đọc sách, chơi với mèo và ăn vặt ^^

You may also like

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.