Chiến lược marketing của H&M: H&M, viết tắt của Hennes and Mauritz là một công ty thời trang đa quốc gia của Thuỵ Điển. Được thành lập vào năm 1947, có trụ sở chính tại Stockholm, H&M hoạt động tại hơn 60 quốc gia với hơn 130,000 nhân viên trên khắp thế giới. Sau nhiều năm hoạt động và phát triển, H&M đã phát triển thành một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất trong ngành thời trang. Theo báo cáo của Bloomberg, H&M hiện có gần 4,000 cửa hàng trên toàn thế giới và đang có kế hoạch mở thêm 7,000 tới 8,000 cửa hàng trong tương lai. 

1. Tầm nhìn và sứ mệnh của H&M

Cũng giống như bất kỳ một thương hiệu nào được ra mắt trước mặt công chúng, H&M có những tuyên bố về tầm nhìn và sứ mệnh của bản thân như sau: 

・Tầm nhìn của H&M

“To lead the change towards circular and renewable fashion while being a fair and equal company.”

Tạm dịch: “Dẫn đầu sự thay đổi theo hướng thời trang tuần hoàn và tái tạo, đồng thời là một công ty công bằng và bình đẳng.”

Tuyên bố về tầm nhìn ở trên cho thấy những nỗ lực của H&M trong việc ưu tiên về xu thế hợp thời trang trong khi vẫn giữ được giá cả phải chăng. Có ba từ khóa trong tuyên bố tầm nhìn này, đó chính là “thay đổi”, “công bằng”, “bình đẳng”. Các từ khóa này chính là tiên chỉ cho các hoạt động của H&M khi thương hiệu luôn theo dõi sát sao các xu hướng may mặc thời trang, nâng cấp sản phẩm chất lượng để phù hợp với những gì đang có nhu cầu, trong khi vẫn giữ được tính khách quan về bình đẳng giới.  

・Sứ mệnh của H&M 

“To drive long-lasting positive change and improve living conditions by investing in people, communities, and innovative ideas.”

Tạm dịch: “Thúc đẩy sự thay đổi tích cực lâu dài và cải thiện điều kiện sống bằng cách đầu tư vào con người, cộng đồng và các ý tưởng đổi mới.”

Tuyên bố sứ mệnh này của H&M giải thích cách thương hiệu thời trang này giới thiệu các thiết kế của mình thông qua việc chuyển đổi trải nghiệm mua sắm và cải thiện cuộc sống. Tất cả các cửa hàng H&M đều tập trung vào niềm vui được mua sắm và hạnh phúc của Khách hàng. Đó chính là lý do vì sao H&M luôn tối ưu hoá cấu trúc để duy trì sự linh hoạt và thuận tiện tối đa cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm.

h&m-marketing-strategy

Chiến lược marketing của H&M (Ảnh minh hoạ)

Xem thêm các bài viết liên quan 

Chiến lược marketing của resort
Chiến lược marketing cho thương hiệu Dove
Chiến lược marketing của thương hiệu Samsung Galaxy S10

2. Chiến lược sản phẩm của H&M

H&M là một công ty bán lẻ quần áo. Thương hiệu chuyên cung cấp quần áo thời trang nhanh cho nam giới, phụ nữ và trẻ em. H&M sở hữu nhiều thương hiệu quần áo ở nhiều quốc gia khác nhau trên toàn cầu. Một vài nhãn hiệu phải kể đến như: 

・H&M

Một thương hiệu thời trang với cam kết mang tới phong cách và cảm hứng mới nhất cho mọi người. Với H&M, người tiêu dùng sẽ tìm thấy mọi thứ từ những món đồ thời trang hợp xu thế, phụ kiện quần áo, với giá cả phải chăng. Thời trang cho tất cả các mùa, tất cả các phong cách thời trang đều được tìm thấy tại H&M. H&M không chỉ là thời trang mà H&M chính là cơ hội để mọi người khám phá phong cách cá nhân của riêng mình và tạo ra một tương lai thời trang bền vững. 

・COS

Thương hiệu thời trang mở cửa lần đầu tiên trên phố Regent, London vào năm 2007, và ra mắt cửa hàng trực tuyến vào năm 2011. Thương hiệu này có mặt trên khắp châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ, Trung Đông và Úc. COS cung cấp các thiết kế mang tính chất cổ điển, được thiết kế lại theo phong cách hiện đại, thường được tìm thấy ở các nghệ sĩ, phòng studio và phòng trưng bày lâu đời, mới nổi trên khắp thế giới. 

・Weekday

Là một thương hiệu thời trang đường phố của Thuỵ Điển, chịu ảnh hưởng của văn hoá và phong cách đường phố của giới trẻ. Thương hiệu mang đến trải nghiệm bán lẻ độc đáo và sự kết hợp cẩn thận giữa các loại phụ kiện dành cho nam và nữ. Weekday có lịch sử hình thành vào năm 2000 khi một nhóm bốn người bạn mở một cửa hàng nhỏ tại Stockholm có tên là Weekend. Ban đầu chỉ mở cửa vào thứ bảy và chủ nhật. Cửa hàng sau đó đã nổi tiếng đến mức mở rộng giờ mở cửa thành bảy ngày một tuần và sau đó, Weekend đã đổi tên thành Weekday cho phù hợp với xu hướng. Weekday hiện tại đang được vận chuyển tới 30 thị trường và có cửa hàng ở 16 quốc gia. 

・Monki

Cửa  hàng đầu tiên của Monki được mở vào năm 2006 tại  Gothenburg, Thụy Điển. Monki gia nhập tập đoàn H&M vào năm 2008 và ngày nay thương hiệu này đã có mặt tại khắp thị trường châu Âu và châu Á. Monki là thương hiệu chuyên cung cấp sản phẩm với giá cả cạnh tranh, hướng đến sự thân thiện với người tiêu dùng và thế giới. Thương hiệu pha trộn giữa phong cách Scandinavian tuyệt vời với phong cách đường phố sáng tạo và hướng đến sự dũng cảm, thân thiện và vui vẻ đồng thời trao quyền cho phụ nữ trẻ đứng lên vì chính họ – và những người khác.

・H&M HOME

H&M HOME là thương hiệu nội thất toàn cầu trong tập đoàn H&M, cung cấp đồ trang trí và phụ kiện gia đình hiện đại cho mọi phong cách và căn phòng. Lần đầu tiên ra mắt công chúng vào năm 2009 và kể từ đó được mở rộng ra nhiều thị trường với các chủng loại đa dạng từ bộ khăn trải giường chất lượng cao, hàng dệt cao cấp, đồ nội thất và khung đèn đầy phong cách. 

& Other Stories cung cấp nhiều loại giày dép, túi xách, phụ kiện, sản phẩm làm đẹp, văn phòng phẩm và đồ may sẵn cho phụ nữ. & Other Stories có các xưởng sản xuất ở Paris, Stockholm và Los Angeles. Thương hiệu có xu hướng tạo ra các bộ sưu tập với sự chú ý đến từng chi tiết và chất lượng. Ra mắt vào năm 2013, & Other Stories hiện có mặt với 74 cửa hàng tại 22 thị trường ở Châu Âu, Mỹ và Châu Á.

h&m-marketing-strategy

Chiến lược marketing của H&M (Ảnh minh hoạ)

・ARKET

ARKET là một thương hiệu hiện đại cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho nam giới, phụ nữ, trẻ em và gia đình. Sứ mệnh của thương hiệu là phổ biến hoá chất lượng thông qua các sản phẩm bền, được sản xuất tốt, được tiếp cận rộng rãi để sử dụng trong một thời gian dài. ARKET lần đầu tiên mở trên phố Regent, London, cũng như trực tuyến, vào năm 2017, tiếp theo là các cửa hàng ở Copenhagen, Brussels và Munich. Trụ sở chính và xưởng thiết kế được đặt tại Stockholm.

・Afound

Afound là thương hiệu hấp dẫn Khách hàng với các chiết khấu tuyệt vời cho mọi mặt hàng. Chiết khấu của Afound có thể sử dụng với các sản phẩm từ tất cả thương hiệu của tập đoàn H&M. Afound được ra mắt trực tuyến vào tháng 6 năm 2018 cùng với việc mở cửa hàng đầu tiên tại Drottninggatan ở Stockholm. Kể từ đó, Afound đã ra mắt trực tuyến ở Hà Lan, Đức và Áo.

Website các thương hiệu của H&M: https://hmgroup.com/brands/

3. Đối tượng khách hàng của H&M

Trước khi nói về đối tượng Khách hàng của H&M thì chúng ta phải kể tới ba mục tiêu tiếp thị của H&M, đó là: 

1/ Tăng thị phần trong thị trường thời trang
2/ Mở các cửa hàng mới 
3/ Tung ra các thương hiệu mới 

Để có thể thực hiện được ba mục tiêu tiếp thị nói trên, H&M luôn là thương hiệu tiên phong trong việc phân chia thị trường, tập trung quảng cáo vào tầng Khách hàng tiềm năng để từ đó có thể gia tăng được lợi nhuận. 

Việc phân chia thị trường chắc hẳn không còn là điều mới mẻ khi một thương hiệu phân chia thị trường thành các phân khúc Khách hàng khác nhau. Sau đó tập trung quảng cáo vào các phân khúc tiềm năng, phù hợp với sản phẩm của thương hiệu. 

Chiến lược này đặc biệt hữu hiệu trong ngành thời trang với tính phân hoá cao. Và dường như là điều bất khả thi khi theo đuổi tất cả nhu cầu của Khách hàng. Ví dụ một vài khách hàng tập trung vào phong cách, sẵn sàng trả giá cao để có được mẫu quần áo mình muốn. Trong khi số khác thì chỉ tập trung vào giá cả, chứ không phải thiết kế. 

Trong thực hiện một chiến lược marketing thì việc phân chia các tầng lớp Khách hàng sẽ phụ thuộc vào khả năng tài chính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, lãnh thổ địa lý, xu hướng tình dục, khả năng giao tiếp với các đối tượng khác nhau trong xã hội…. Và các thông tin về kinh tế học cũng như xã hội học được H&M sử dụng một cách triệt để nhằm có được thông tin về Khách hàng mà thương hiệu đang nhắm tới. 

Đặc biệt, H&M là thương hiệu phổ biến trên khắp thế giới, cho nên các vấn đề về tôn giáo, văn hoá, lối sống luôn là yếu tố được H&M cân nhắc kỹ lưỡng. Điều này dẫn tới việc quảng bá thương hiệu và sản phẩm được thực hiện theo nhiều cách khác nhau ở các vùng lãnh thổ khác nhau. 

Đối với H&M thì thương hiệu đang phân chia tầng lớp Khách hàng thành theo các nguyên tắc như sau: 

・Phân chia theo thu nhập

Nguyên tắc kinh doanh của H&M tập trung vào việc đưa những sản phẩm chất lượng cao với giá rẻ tới nhiều người sử dụng. Vậy nên, đối tượng Khách hàng mà H&M nhắm tới là những người có thu nhập ở mức trung, hoặc trung bình thấp. 

・Phân chia theo giới tính

Phần lớn là những phụ nữ trưởng thành, độ tuổi từ 15 tới 30 tuổi, đang sống cùng với cha mẹ, trong ký túc xá của trường học/ công ty, hoặc ở những ngôi nhà tự thuê ngoài thành phố. 

・Phân chia theo độ tuổi

Tập trung vào độ tuổi 15 tới 30 tuổi, với nhu cầu mua sắm cao, thu nhập gần với mức ổn định. 

・Phân chia theo cuộc sống gia đình

Phụ nữ độc thân, vừa mới tốt nghiệp, đang đi làm, hoặc các cặp vợ chồng trẻ chưa có con. 

Tuy nhiên cho dù có nhiều tầng lớp phân chia để tạo ra Khách hàng tiềm năng thì mục tiêu chính của H&M vẫn là những Khách hàng trẻ tuổi, đặc biệt là phụ nữ, độ tuổi 15-40. Những người có nhu cầu mua sắm không chỉ cho bản thân mà con cho cả người thân. Sự đa dạng trong các bộ sưu tập của H&M mang đến cho khách hàng sự tự do lựa chọn và khám phá phong cách cá nhân của chính mình.

h&m-marketing-strategy

Chiến lược marketing của H&M (Ảnh minh hoạ)

Xem thêm các bài viết liên quan 

Chiến lược marketing của Highlands Coffee
Chiến lược marketing của dầu gội Clear 

4. Chiến lược kinh doanh của H&M

Theo các nhà phân tích Doanh nghiệp, một trong những bí quyết thành công của H&M là nhờ vào mô hình thời trang nhanh, tên tiếng anh là “fast fashion”. Thời trang nhanh là mô hình kinh doanh chuyển khối lượng lớn hàng hoá từ bàn nhà thiết kế tới quầy trưng bày tại cửa hàng trong thời gian ngắn. Các nhà cung cấp quần áo như H&M có thể đạt được mục tiêu này bằng cách liên tục cung cấp nguồn sản phẩm theo xu hướng thời trang mới nhất và hưởng lợi nhuận chênh lệch trong từng giai đoạn. 

Mô hình thời trang của H&M cũng yêu cầu một đội ngũ tiếp thị vững chắc, có thể nhanh chóng xác định những mong muốn của khu vực nhân khẩu học mục tiêu và thực hiện những thay đổi cần thiết với chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, trong điều kiện hay hoàn cảnh nào thì xương sống của thời trang nhanh luôn là giá cả thấp và giá rẻ. Thực tế cũng chứng minh rằng H&M hay Zara vẫn luôn nổi tiếng về chất lượng dùng một lần và dễ sản xuất hàng loạt. 

Ngoài ra, thương hiệu thời trang đến từ Thuỵ Điển cũng có một mô hình kinh doanh khác biệt. Không giống với Zara hay bất cứ một thương hiệu thời trang nhanh nào, H&M không sản xuất nội bộ các mặt hàng quần áo của mình. Đặc biệt thương hiệu này có mạng lưới các nhà sản xuất thuê ngoài (outsource) lên tới 900 nhà máy sản xuất và mạng lưới các nhà cung cấp độc lập trên toàn thế giới, chủ yếu ở châu Âu và châu Á. Những nhà sản xuất này được quản lý bởi 30 văn phòng giám sát, có vị trí chiến lược trong hoạt động kinh doanh của H&M. 

Cụ thể vào năm 2013, H&M đã mua 100% sản lượng của các nhà máy sản xuất tại Campuchia và Bangladesh vào năm 2013. H&M đặt niềm tin rằng với tư cách là Khách hàng duy nhất, H&M có thể đảm bảo điều kiện làm việc an toàn tốt hơn đồng thời tăng năng suất một cách tự nhiên tại các nhà máy này. 

Một thông tin ngoài lề khác là chỉ khoảng 80% sản phẩm của H&M được dự trữ quanh năm trong khi 20% sản phẩm còn lại của H&M được thiết kế và quay vòng theo từng đợt nhỏ hơn,  tuỳ thuộc vào xu hướng thịnh hành. Để đảm bảo tiến độ giao hàng và thời gian giao hàng nhanh chóng, H&M dựa vào mạng lưới công nghệ thông tin hiện đại của mình cho phép giữ liên lạc giữa văn phòng trung tâm và các xưởng sản xuất vệ tinh.

5. Chiến lược cạnh tranh về giá của H&M

Các đối thủ cạnh tranh chính của H&M phải kể tới là GAP và Zara. So với hai thương hiệu này thì các sản phẩm của H&M có giá thấp hơn. Để làm được điều này thì H&M đã giảm chi phí sản xuất và chi phí vận chuyển tới mức tối thiểu. Trọng tâm là giảm thiểu chi phí. Và cũng so với hai đối thủ cạnh tranh thì H&M có nhiều thương hiệu cũng như sản phẩm đa dạng hơn.  Chất lượng cao và giá cả thấp hơn để thu hút giới trẻ chính là chiến lược cạnh tranh của H&M từ đó dẫn tới doanh thu cao hơn. 

6. Chiến lược phân phối sản phẩm 

H&M bán sản phẩm của mình thông qua các cửa hàng độc quyền đặt tại các thành phố lớn trên toàn cầu (Khoảng 4,135 cửa hàng). Ở một vài quốc gia, do vướng tới các vấn đề về quy định pháp lý, nên H&M cung cấp sản phẩm của mình thông qua các đối tác nhượng quyền. Thương hiệu cũng cung cấp sản phẩm của mình thông qua cửa hàng trực tuyến, nơi Khách hàng có thể lựa chọn từ danh sách các sản phẩm có sẵn, mua và thanh toán trực tuyến. Sau đó sản phẩm sẽ được chuyển tới địa chỉ do Khách hàng đặt sẵn. 

Các sản phẩm của H&M được sản xuất tại các nước có nguồn nhân công rẻ để làm giảm giá thành. H&M cũng cố gắng hết sức để phát triển một chuỗi cung ứng xuất sắc, nhằm đáp ứng tiêu chí về mặt thời gian, sao cho thời gian giao hàng và chi phí vận chuyển được giữ ở mức tối thiểu. 

Xem thêm các bài viết liên quan của chiến lược marketing tại đây. 

7. Lời kết

Chiến lược marketing của H&M với những thông tin về đối tượng Khách hàng, chiến lược kinh doanh, phân phối và điều tiết giá cả của một thương hiệu thời trang nổi tiếng hàng đầu thế giới. Hy vọng bài viết về chiến lược marketing của H&M có ích với các bạn!

Nguồn tham khảo:

https://ukdiss.com/examples/marketing-analysis-h-and-m.php
https://www.mbaskool.com/marketing-mix/services/16924-h-and-m.html
https://thesocialgrabber.com/marketing-strategy-and-swot-analysis-of-hm/
https://www.investopedia.com/articles/investing/041216/hm-secret-its-success.asp

What's your reaction?

Excited
0
Happy
0
In Love
0
Not Sure
1
Silly
1
maneko
Tên thường gọi: maneko-chan. Chuyên về BtoB marketing và digital marketing, thích đọc các bài viết về chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh của các thương hiệu tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Thành thạo Việt Anh Nhật. Yêu thiên nhiên, thích đọc sách, chơi với mèo và ăn vặt ^^

You may also like

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.