Ma trận SWOT của Unilever: Unilever có những lợi thế về mặt cạnh tranh trên toàn cầu cũng như những thành tích về nâng cao giá trị sản phẩm cho người tiêu dùng. Unilever từ trước tới nay vẫn là tập đoàn có sức phát triển nhanh và mạnh, một đối thủ đáng gờm cho các công ty toàn cầu, tập đoàn khu vực, địa phương về hàng tiêu dùng. Phân tích ma trận SWOT của Unilever giúp nhận ra những cơ hội đáng kể mà công ty có thể tận dụng để phát triển và mở rộng tiềm năng ra quốc tế. Cũng như những mặt yếu kém, thách thức cần thiết để xây dựng chiến lược cho các hoạt động toàn cầu. 

1. Điểm mạnh (Strengths) của Unilever 

Khi phân tích về ma trận SWOT thì điểm mạnh được coi là các chiến lược nội bộ, dựa trên điều kiện của công ty như nguồn nhân lực, quy trình sản xuất, cơ cấu tổ chức hoặc các khoản đầu tư. Đối với Unilever, doanh nghiệp có các điểm mạnh không thể không kể tới như thương hiệu, sự hiện diện trên toàn cầu, mạng lưới sản phẩm rộng … Đây thực sự là điểm mạnh mà chỉ có một thương hiệu toàn cầu như Unilever mới có thể có. 

・Một trong những thương hiệu toàn cầu lớn nhất

Unilever có mặt trên hơn 190 quốc gia và có lẽ sẽ không thể tìm thấy bất kỳ một người tiêu dùng nào không sử dụng sản phẩm của thương hiệu này. Theo báo cáo tài chính năm 2020, Unilever tự hào là một trong những công ty lớn nhất trên toàn cầu với điểm mạnh về kiến thức chuyên môn và năng lực sản xuất trong lĩnh vực hàng tiêu dùng. 

・ Hơn 400 thương hiệu, mặt hàng đa dạng 

Unilever là công ty duy nhất có danh mục thương hiệu và sản phẩm vô cùng đa dạng. Top 13 thương hiệu hàng đầu chiếm hơn 1 tỷ euro doanh thu tính đến năm 2016. Hơn một nửa mức tăng trưởng của Unilever đến từ các thương hiệu như Dove, Lifebouy.. những thương hiệu có sự tác động mạnh tới môi trường và xã hội.  

・Tính thương hiệu sâu sắc 

Unilever là một trong những thương hiệu mang lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho người dùng. Ở Unilever, người tiêu dùng có thể tìm thấy tất cả những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Chính sự hài lòng về mặt chất lượng cũng như đa dạng về mặt sản phẩm đã khiến Unilever luôn là sự lựa chọn đầu tiên của người tiêu dùng. 

・ Có nhiều sáng kiến nghiên cứu và phát triển 

Unilever còn có vị thế tài chính cực kỳ vững chắc để đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển (R&D) sản phẩm mới. Unilever luôn nỗ lực để nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm mang tính sáng tạo, phù hợp với những yêu cầu thay đổi của Khách hàng, giúp thương hiệu này trở thành một trong những công ty được người tiêu dùng yêu thích nhất trên toàn thế giới. 

Các bài viết liên quan 

Ma trận SWOT của công ty Vinamilk (Phiên bản 2020)
Phân tích SWOT của Starbucks 

・ Mạng lưới phân phối rộng 

Là một nhà chuyên bán lẻ các sản phẩm hàng tiêu dùng, Unilever có thể phát triển các kênh phân phối của mình tới mọi ngóc ngách địa lý trên toàn thế giới. Có thể nói rằng, mọi khu vực địa lý trên thế giới đều bao phủ các mặt hàng thương hiệu Unilever, đây thực sự là một thế mạnh lớn của thương hiệu này. 

・ Định giá linh hoạt

Với danh mục sản phẩm lớn, Unilever có quyền áp dụng các chính sách về giá một cách linh hoạt, tùy vào từng thời điểm, tùy theo mức độ sẵn sàng chi trả chi phí của sản phẩm của mọi tầng lớp Khách hàng. Điều này giúp Unilever không bao giờ mất thị phần vào tay các đối thủ “khát” thị phần, sẵn sàng phá giá để giành Khách hàng. 

・Là “tay chơi” tạo xu hướng

Unilever là thương hiệu lớn trên thế giới và đang dẫn đầu về sản phẩm tiêu dùng. Điều này khiến Unilever có quyền tạo ra các xu hướng cho người tiêu dùng. Hay nói một cách khác, các xu hướng phổ biến trong xã hội mà người tiêu dùng hướng tới đều nằm trong kế hoạch kinh doanh của Unilever, khiến thương hiệu này càng trở lên mạnh hơn bao giờ hết. 

・Kết hợp chiến lược toàn cầu và địa phương 

Unilever đã nổi tiếng với những chiến lược vĩ mô, mang tính toàn cầu. Nhưng kể cả với các chiến lược kinh doanh nhắm vào từng khu vực địa phương thì Unilever cũng cố gắng nghiên cứu kỹ lưỡng, cố gắng kết hợp các giá trị văn hoá vào sản phẩm. Chính điều này khiến cho mọi sản phẩm của Unilever trở nên rất gần gũi với người tiêu dùng. 

・Lực lượng lao động hùng hậu

Unilever hiệu có hơn 170.000 nhân viên làm việc từ khắp mọi nơi trên thế giới, với nền văn hoá đa dạng, tôn trọng chủ nghĩa cá nhân, thúc đẩy các nền đa dạng văn hoá ở môi trường làm việc. 

unilever-swot-analysis

Ma trận SWOT của Unilever (Ảnh minh họa)

2. Điểm yếu (Weakness) của Unilever

Mặc dù có vị thế mạnh trên thị trường, tuy nhiên Unilever cũng có những điểm yếu làm hạn chế tiềm năng phát triển của công ty như sản phẩm dễ bị bắt chước, đa dạng hóa thị trường bị hạn chế, sự phụ thuộc vào các nhà bán lẻ… Hãy cùng nhau phân tích chi tiết từng vấn đề. 

・ Sản phẩm dễ bị bắt chước

Các sản phẩm tiêu dùng của Unilever rất dễ bị bước chước hoặc bị thay thế bởi các nhãn hàng tiêu dùng tương tự. 

・ Đa dạng hoá kinh doanh còn hạn chế

Mặc dù có nhiều dòng sản phẩm bán lẻ đa dạng nhưng Unilever vẫn đang gặp phải sự kém đa dạng cho các dòng sản phẩm ngoài mặt hàng tiêu dùng. 

・Sự phụ thuộc rất lớn vào các nhà bán lẻ

Giống như các nhà sản xuất hàng tiêu dùng khác, Unilever đang phải phụ thuộc vào mạng lưới các nhà bán lẻ để phân phối sản phẩm của mình. Vậy nên hành vi của người mua, quyết định của người mua đang bị chi phối rất nhiều bởi tư vấn của các nhà bán lẻ. 

・Sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế

Unilever cung cấp các sản phẩm hàng tiêu dùng, chính vì thế sản phẩm của hãng này rất dễ bị thay thế. Đặc biệt ở các thị trường châu Phi và châu Á, tại các địa phương thì người tiêu dùng có xu hướng sử dụng các sản phẩm tự nhiên, mang tính chất truyền thống giá rẻ. 

・Đối thủ cạnh tranh “đáng gờm” 

Unilever là một công ty lớn, nhưng lại hoạt động trong phạm vi phủ sóng của một loạt các gã khổng lồ khác như  P&G và Nestle. Đây vẫn chưa kể tới một loạt các công ty địa phương khác, đang thách thức sự thống trị của Unilever trên các thị trường nhỏ và lẻ. 

Các bài viết liên quan 

Mô hình SWOT của quán cà phê 
Mô hình SWOT trong kinh doanh nhà hàng 

3. Cơ hội (Opportunities) của Unilever

Về mặt cơ hội thì Unilever vẫn đang không ngừng tận dụng mọi cơ hội tăng trưởng ở các thị trường hàng tiêu dùng trên toàn thế giới. Các yếu tố như đa dạng hoá kinh doanh, bảo vệ sức khỏe môi trường và người tiêu dùng, thị trường mới nổi… là những yếu tố mà Unilever vẫn đang xem xét một cách nghiêm túc và thận trọng.

・Sự bành trướng thương hiệu 

Unilever là một trong những công ty lớn nhất thế giới về mặt hàng tiêu dùng nên Unilever có thể tận dụng sức mạnh về mặt tài chính của mình để tiến hàng chiến lược đa dạng hoá, mua bán, sáp nhập nhằm tìm kiếm cơ hội mới cũng như làm giảm nguy cơ thay thế. 

・Khai thác các thị trường mới nổi 

Quá trình toàn cầu hoá, sự thâm nhập của các phương tiện truyền thông toàn cầu đã dẫn đến việc thúc đẩy lối sống phương tây ở châu Á. Điều này có nghĩa là Unilever có thể lợi dụng địa vị của mình để trở thành một thương hiệu thành công, giúp người dân địa phương tiếp cận với các mặt hàng mang thương hiệu quốc tế. Mặt khác, Trung Quốc và Ấn Độ, các thị trường mới nổi đang cố gắng bắt chước chủ nghĩa tiêu dùng ở phương Tây sẽ  trở thành những “miền đất hứa” đầy tiềm năng cho các tập đoàn đa quốc gia như Unilever. 

unilever-swot-analysis

Ma trận SWOT của Unilever (Ảnh minh họa)

・Xu hướng với các sản phẩm lành mạnh và bền vững 

Người tiêu dùng ở các nước phát triển đang ngày càng có ý thức mạnh mẽ hơn bao giờ hết về tình hình sức khoẻ của bản thân, cũng như xu hướng của các sản phẩm lành mạnh, bền vững với môi trường. Điều này có nghĩa là Unilever có thể nắm bắt cơ hội tiếp  thị phân khúc thị trường mới nổi này, đặc biệt là thị trường dành cho người tiêu dùng có ý thức về sức khoẻ và sản phẩm xanh. 

・Không ngừng đầu tư liên tục vào công nghệ và sản phẩm mới 

Trong những ngày đại dịch virus SARS-CoV-2 vẫn còn đang lây lan trên diện rộng, Unilever đã hợp tác với phòng thí nghiệm Microbac để tiến hành nghiên cứu và chế tạo một loại nước súc miệng có thể làm giảm tải 99.9% lượng virus. Với những sản phẩm tiên phong về sức khỏe cho người tiêu dùng, Unilever chắc chắn sẽ còn nổi tiếng hơn nữa về mặt thương hiệu cũng như sản phẩm. 

・Đẩy mạnh ý thức về thương hiệu xanh 

Unilever từ lâu vẫn được biết tới là thương hiệu có những hoạt động mang tính trách nhiệm với xã hội và môi trường. Chính điều này đã trở thành một cơ hội trong kinh doanh cho Unilever khi thương hiệu này có thể có những chiến lược marketing nhắm vào những người tiêu dùng thích mua sản phẩm của các nhà sản xuất có trách nhiệm về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 

Các bài viết liên quan 

Phân tích SWOT của TH True Milk

4. Thách thức (Threats) của Unilever

Bên cạnh cơ hội thì vẫn còn rất nhiều nhân tố bên ngoài có khả năng làm hạn chế hiệu quả kinh doanh của Unilever. Sản phẩm nhái, thị trường cạnh tranh, sự độc lập của các nhà bán lẻ… đều là những nhân tố mà Unilever phải đối mặt trong tương lai gần. 

・ Khủng hoảng kinh tế toàn cầu 

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn ra và trở nên tồi tệ hơn nữa với sự góp mặt của đại dịch COVID-19. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều công ty, kể cả các tập đoàn lớn như Unilever. Với thu nhập của người tiêu dùng toàn cầu giảm, Unilever đang phải đứng trước sức ép về doanh thu giảm và chi phí ngày càng tăng. Đây là nguy cơ tiềm ẩn có tên gọi là “Double Whammy” (Cá voi kép), đến từ cả phía trên lẫn phía dưới. 

・ Nguy cơ tới từ các thương hiệu riêng 

Các cửa hàng bán lẻ lớn đang có xu hướng xây dựng thương hiệu riêng của họ thay vì phụ thuộc vào nhiều nhà cung cấp. Unilever phụ thuộc vào các nhà bán lẻ này để tạo ra lợi nhuận cho nên đây là một mối đe dọa lớn cho công ty trong thời gian tới. 

・ Thị trường cạnh tranh khốc liệt 

Các đối thủ của Unilever như Nestle hoặc P&G vẫn đang liên tục nghiên cứu và tung ra thị trường các sản phẩm mới với giá cả cạnh tranh. Chính điều này khiến cho Unilever liên tục phải chạy đua trên con đường chinh phục thị trường thế giới. 

・Chỉ trích về an toàn môi trường 

Mặc dù Unilever đã và đang rất chú ý tới các khía cạnh về môi trường và xã hội. Tuy nhiên trong nhận thức ngày càng cao của người tiêu dùng toàn cầu đã biến thành những mũi nhọn, công kích vào từng động thái chiến lược mà công ty thực hiện. Vậy nên trong bất cứ hoàn cảnh nào, Unilever phải đảm bảo duy trì sự tập trung của mình vào ý thức bảo vệ môi trường và biến đó thành điểm tựa an toàn nhưng lại phải là đòn bẩy cho sự phát triển của công ty. 

unilever-swot-analysis

Ma trận SWOT của Unilever (Ảnh minh họa)

・ Sự gia nhập của người chơi mới 

Với địa bàn hoạt động cạnh tranh toàn cầu, Unilever còn phải đối mặt với các công ty đa quốc gia châu Á trong cuộc chơi toàn cầu để thông trị phân khúc thị trường hàng tiêu dùng. Điều này có nghĩa là Unilever không chỉ phải đối mặt với những cơn sốt suy thoái tài chính mà còn cả những mối đe dọa đang nổi lên từ các tập đoàn mới, những tập đoàn bắt đầu vươn cánh ra thị trường quốc tế. 

5. Lời kết 

Phân tích ma trận SWOT của Unilever đã đưa ra bốn yếu tố về phân tích các đặc điểm cả bên trong lẫn bên ngoài của tập đoàn hàng tiêu dùng toàn cầu Unilever. Tuy có những điểm mạnh về thương hiệu, nguồn lực tài chính, độ phủ sóng của sản phẩm trên mọi vị trí địa lý thế giới thì Unilever vẫn phải đang đối mặt với nhiều thách thức đến từ các đối thủ cạnh tranh, nhà bán lẻ và người tiêu dùng. Đây là những mối đe dọa không thể tránh khỏi đối với bất kỳ một công ty nào, Unilever cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Vậy nên, việc lập phân tích ma trận SWOT sẽ giúp Unilever có được những bước đi vững chắc hơn trong tương lai. 

Nguồn tham khảo

http://panmore.com/unilever-swot-analysis-recommendations
https://www.managementstudyguide.com/swot-analysis-of-unilever.htm
https://www.marketing91.com/swot-analysis-unilever/

 

What's your reaction?

Excited
1
Happy
1
In Love
1
Not Sure
1
Silly
0
maneko
Tên thường gọi: maneko-chan. Chuyên về BtoB marketing và digital marketing, thích đọc các bài viết về chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh của các thương hiệu tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Thành thạo Việt Anh Nhật. Yêu thiên nhiên, thích đọc sách, chơi với mèo và ăn vặt ^^

You may also like

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.