Mô hình SWOT của quán cafe: Kinh doanh quán cafe là một mô hình kinh doanh mang lại lợi nhuận lớn. Theo ước tính, khoảng 2,5 tỷ tách cafe được tiêu thị mỗi ngày trên khắp thế giới, và con số này sẽ tăng 67% vào cuối năm 2022. Công việc vất vả, cộng thêm áp lực về cuộc sống chính là những lý do khiến cafe trở thành một thứ đồ uống quen thuộc, đặc biệt cho giới văn phòng. 

Starbucks là một ví dụ điển hình về kinh doanh cửa hàng cafe khi thương hiệu này có trên 31,000 cửa hàng tại khắp các địa điểm khác nhau trên thế giới. Doanh thu hàng năm của Starbucks là 42,71 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm 2018, trong đó thu nhập ròng là 3,88 tỷ đô la Mỹ.  

Thông thường, có hai cách để bắt đầu kinh doanh cafe: hoặc là mua nhượng quyền từ bất kỳ thương hiệu nổi tiếng nào, hoặc là tự tạo thương hiệu riêng. Cả hai cách trên đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, ví dụ khi mua nhượng quyền từ bất kỳ một thương hiệu nào thì không phải mất tiền quảng cáo cho xây dựng thương hiệu hay marketing, đổi lại sẽ phải mất phí thường niên hàng năm cho thương hiệu mẹ. 

Mặt khác, tự tạo dựng nên một thương hiệu của riêng cá nhân cũng là một ý tưởng tốt để tự trở thành chủ cửa hàng, cũng như trở nên có trách nhiệm đối với thương hiệu của mình. 

Tuy nhiên, cho dù đi theo hướng nào đi chăng nữa thì việc phân tích mô hình SWOT là không thể thiếu. Phân tích mô hình SWOT của quán cafe sẽ cho bạn một cái nhìn toàn cảnh về cửa hàng của mình, cả yếu tố bên trong lẫn yếu tố bên ngoài để từ đó, bạn có thể tìm ra những hướng đi cạnh tranh mới của mình. Nếu bạn đang sở hữu một cửa hàng cafe cũng như muốn phân tích các yếu tố xung quanh cửa hàng của mình thì hãy đọc bài viết dưới đây về phân tích mô hình swot của quán cafe nhé! 

1. Điểm mạnh của quán cafe 

1/ Văn hoá phục vụ 

Cửa hàng cafe tuy chỉ là nơi phục vụ đồ uống, với những đồ ăn giản dị thì đây cũng được coi như là một nhà hàng. Vậy nên những tiêu chuẩn tối thiểu của Khách hàng dành cho một nhà hàng như cửa hàng sạch sẽ, cốc chén và đồ uống hợp vệ sinh, chỗ ngồi thoải mái, nhân viên thân thiện… là những yêu cầu tối thiểu, bắt buộc nên có. 

Ngoài ra nếu giá cả phải chăng, vị trí đi lại thuận tiện, không khí ấm áp thì sẽ là những điểm cộng đối với Khách hàng. Bởi lẽ, cửa hàng cafe không chỉ là nơi bán cafe mà còn là nơi giúp Khách hàng cảm thấy sảng khoái, thay đổi tâm trạng nữa. 

mo-hinh-swot-quan-cafe

Mô hình SWOT của quán cafe (Ảnh minh hoạ)

2/ Mô hình bán hàng liên tục 

Kinh doanh quán cafe là một mô hình có thể kinh doanh liên tục, khác với các loại nhà hàng ăn uống khác. Tại sao lại như vậy? Cafe hay bất kỳ một loại đồ uống nào khác đều có thể tự pha chế ở nhà, đặc biệt với sự trợ giúp của các thương hiệu đồ uống pha chế sẵn. Tuy nhiên, quán cafe là nơi không chỉ để uống cafe mà từ lâu đã là nơi để Khách hàng hội tụ, gặp gỡ bạn bè ở một địa điểm nào đó. Vậy nên, đó là lý do vì sao, Khách hàng có xu hướng tìm tới các quán cafe liên tục, bất kể khi nào họ có thời gian. 

3/ Chiến lược và mục tiêu rõ ràng

Trọng tâm kinh doanh của mô hình quán cafe là hướng tới Khách hàng. Làm thế nào để Khách hàng tới và quay lại trong các lần kế tiếp là những gì một chủ cửa hàng cafe cần phải nghĩ tới. Vậy nên, chiến lược và mục tiêu kinh doanh của cửa hàng cafe là tương đối rõ ràng so với nhà hàng hoặc các cửa hàng kinh doanh các mặt hàng khác. 

4/ Dễ dàng xây dựng niềm tin với Khách hàng 

Kinh doanh cafe là mô hình kinh doanh phải có Khách tới cửa hàng thì Doanh nghiệp mới có lợi nhuận. Vậy nên, không phải kinh doanh trực tuyến hay dựa trên bất kỳ nền tảng nào, chính cửa hàng cafe mới là nơi chủ quán và Khách hàng giao lưu với nhau. Thực tế cũng chứng minh rằng, Khách hàng có thói quen đến uống cafe ở cửa hàng quen thuộc, vậy nên, nếu bạn là chủ doanh nghiệp thì hãy biến những lần Khách tới quán trở thành cơ hội để biến họ trở thành Khách hàng thường xuyên nhé! 

5/ Quá trình đào tạo nhân viên đơn giản 

Kinh doanh một quán cafe thì quy trình làm việc sẽ theo một trình tự nhất định, lặp đi lặp lại nên thông thường, nhân viên sẽ biết các bước họ phải thực hiện nếu có Khách tới cửa hàng. Vì nhiều Khách hàng liên tục tới nên việc thuần thục các bước làm sẽ khiến nhân viên tăng hiệu suất, cũng như tạo cơ hội để nhân viên mới thành thục các bước pha chế, tiếp Khách. 

6/ Dễ dàng tạo thiện cảm với Khách hàng 

Khác với nhà hàng hoặc cửa hàng kinh doanh khác, kinh doanh cafe ngoài hướng tới chất lượng đồ uống còn hướng tới việc tạo dựng môi trường thân thiện, tạo cảm giác ấm cúng cho Khách hàng. Vậy nên, Khách hàng khi tới quán cafe, ngoài lý do tìm tới một loại đồ uống thân quen, thì còn muốn một không gian để thưởng thức sự bình yên. Vậy nên, nếu chủ quán và nhân viên đều chào mừng Khách hàng với khuôn mặt tươi cười thì điều đó sẽ gắn liền với thương hiệu của cửa hàng, giúp thu hút Khách hàng mới trong khu vực địa phương gần cửa hàng.

Các bài viết liên quan 

Tất tần tật về phân tích SWOT nhà thuốc
Phân tích SWOT trong kinh doanh nhà hàng 

2. Điểm yếu của quán cafe

1/ Tính cạnh tranh cao 

Kinh doanh quán cafe hay bất kỳ một loại đồ uống nào là một thứ không thể không sao chép. Vậy nên, nếu bạn đang mở quán cafe của mình ở một thị trường nhất định thì việc cân nhắc về tính cạnh tranh là điều nên làm. Khi các đối thủ dễ dàng tham gia vào thị trường, dễ dàng bắt chước sản phẩm và dịch vụ bạn cung cấp thì không còn cách nào khác ngoài việc phải chia sẻ lợi nhuận, hoặc phải tìm ra hướng đi mới cho thương hiệu. 

mo-hinh-swot-quan-cafe

Mô hình SWOT của quán cafe (Ảnh minh hoạ)

2/ Bất lợi về chi phí 

Quán cafe là mô hình kinh doanh với những đồ uống hoặc đồ ăn vặt nhỏ vậy nên biên độ giữa chi phí và lợi nhuận là rất nhỏ. Vậy nên, để có thể kinh doanh có lãi, với tư cách là chủ cửa hàng, bạn phải quản lý mọi thứ cực kỳ sát sao, đặc biệt là giá cả nhập hàng. Bởi lẽ, nếu nguồn nguyên liệu được cung cấp tăng giá leo thang theo thời gian, không thể thương lượng được, hoặc không thể tìm ra được nguồn cung cấp thay thế thì việc kinh doanh của cửa hàng sẽ rơi vào khủng hoảng. 

3/ Khó tạo nên được thương hiệu riêng 

Quán cafe thông thường, mặt hàng kinh doanh chính là cafe, vậy nên việc tạo được thương hiệu riêng là rất khó. Hầu hết các quán cafe đều cung cấp một số hương vị độc đáo để lôi cuốn Khách hàng. Và cửa hàng do bạn điều hành cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn đang là người bán duy nhất trên thị trường. Vậy nên, làm thế nào để tạo ra được thương hiệu riêng là một việc rất khó khăn đối với kinh doanh quán cafe. 

4/ Hệ thống quản lý thủ công

Hiện nay, hầu hết các cửa hàng kinh doanh cafe đều quản lý bằng phương pháp thủ công, thông qua sổ sách. Đặc biệt, kinh doanh quán cafe phải kể dưới dạng từng phần nhỏ nên việc quản lý bằng phương pháp thủ công thường mất khá nhiều thời gian, cũng như việc quản lý để giữ cho sổ sách kế toán có trật tự. 

5/ Khó mở rộng thị phần cho cửa hàng 

Khi mở một cửa hàng kinh doanh cà phê thì việc phải tìm ra Khách hàng tiềm năng là điều rất cần thiết để từ đó có những cách tiếp cận phù hợp trong việc phục vụ đồ uống, lên danh sách thực đơn, cũng như bố trí cửa hàng. Vậy nên, nếu cửa hàng muốn thay đổi hoặc mở rộng ra các Khách hàng mục tiêu khác thì rất khó để có thể thực hiện. Điều này khiến cho thị phần của một quá cafe thường thấp hơn so với kinh doanh các mặt hàng khác. 

3. Cơ hội của quán cafe

1/ Đa dạng mặt hàng 

Cửa hàng cafe ngoài kinh doanh cafe thì có thể tăng số lượng dòng sản phẩm bằng cách cung cấp bánh quy, đồ ăn nhẹ, bánh ngọt và các mặt hàng tương tự khác cho Khách hàng để thưởng thức cùng với cafe. Đây sẽ là một bổ sung tuyệt vời để kiếm thêm lợi nhuận. 

mo-hinh-swot-quan-cafe

Mô hình SWOT của quán cafe (Ảnh minh hoạ)

2/ Tăng số lượng cửa hàng 

Với việc mở rộng cửa hàng ở các địa điểm địa lý khác nhau có thể là một ý tưởng tốt để mở rộng kinh doanh, với nhiều tầng lớp Khách hàng khác nhau. Thương hiệu của bạn có thể mở rộng trực tiếp hoặc mở dưới dạng nhượng quyền, cùng một tên thương hiệu. Đó là cách thương hiệu có thể tăng thị trường mục tiêu và thị phần. 

3/ Quảng cáo để xây dựng thương hiệu 

Một trong những cách truyền thông để xây dựng thương hiệu đó chính là quảng cáo. Với một cửa hàng cafe thì các chiến dịch quảng cáo online (thông qua mạng xã hội) hoặc offline (tờ rơi, áp phích) đều có tác dụng. Đặc biệt, kinh doanh quán cafe đều mang tính chất địa lý, vậy nên nếu thương hiệu của bạn đang nhắm tới nhượng quyền ở một khu vực mới thì việc quảng cáo nhắm tới khu vực địa lý đó là điều rất cần thiết. Hiện nay, các nền tảng quảng cáo như Google, Facebook đều cho phép quảng cáo nhắm tới một khu vực cụ thể. Nên doanh nghiệp của bạn có thể cân nhắc 

4/ Dịch vụ giao hàng tận nhà

Nếu cửa hàng cafe của bạn muốn bắt kịp xu thế thì dịch vụ giao hàng tận nhà là điều không thể thiếu. Khách hàng tiềm năng của bạn chắc chắn sẽ có nhu cầu thưởng thức đồ ăn hoặc thức uống được phục vụ sẵn mà không phải đi ra ngoài, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19. Vậy nên, đa dạng hoá thực đơn của dịch vụ giao hàng tận nhà và mở rộng quản lý kinh doanh với các đơn hàng được giao cũng là điều cần phải làm. 

Các bài viết liên quan 

Ví dụ về mô hình swot từ Doanh nghiệp thực tế
Chiến lược marketing cho resort

4. Thách thức của quán cafe 

1/ Khó quản lý đồng đều dòng tiền 

Việc quản lý dòng tiền của một quán cafe là rất biến động, với lý do lợi nhuận của quán phụ thuộc vào các dịp kinh doanh, ví dụ trong tuần, cuối tuần, ngày lễ, vvv. Nếu cửa hàng có một lượng Khách hàng thân thiết nhất định thì chắc chắn không có vấn đề gì nhưng thực tế, số lượng Khách hàng thân thiết chắc chắn cũng chỉ chiếm một phần nhỏ và tình hình của mỗi ngày kinh doanh đều không giống nhau. 

mo-hinh-swot-quan-cafe

Mô hình SWOT của quán cafe (Ảnh minh họa)

2/ Thị trường nhạy cảm về giá 

Cafe là một sản phẩm có một biên độ giá nhất định và công khai. Nếu cửa hàng mà bạn cung cấp đồ uống có giá quá cao thì chắc chắn sẽ không có Khách hàng. Vậy nên, người ta thường nói, kinh doanh cafe thường có biên lợi nhuận thấp, khi giá thì không thể tăng, nhưng nhiều chi phí nhỏ lẻ phát sinh. 

3/ Thách thức từ đối thủ cạnh tranh 

Kinh doanh cafe là nơi khó tìm ra được điểm bán hàng độc đáo, mà chỉ cửa hàng mới có. Chính vì thế, để có thể thu hút được Khách hàng thì nhiều Doanh nghiệp sẵn sàng hạ giá thành sản phẩm. Vậy nên nếu cửa hàng của bạn cũng ở trong tình trạng này thì việc phải hạ giá để cạnh tranh hoặc tung ra các chương trình giảm giá là điều không thể tránh khỏi. Về tương lai lâu dài thì điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận của cửa hàng.

Tìm hiểu thêm về phân tích mô hình SWOT tại đây.

5. Lời kết

Mô hình SWOT của quán cafe chắc hẳn là vấn đề mà nhiều chủ cửa hàng quán cafe thường cân nhắc và gặp khó khăn trong phân tích. Bài viết trên hy vọng đã giải đáp phần nào những khía cạnh cần phải xem xét trong mô hình kinh doanh quán cafe. 

Nguồn tham khảo:
https://www.marketingtutor.net/swot-analysis-of-a-coffee-shop-business/

What's your reaction?

Excited
0
Happy
1
In Love
0
Not Sure
0
Silly
0
maneko
Tên thường gọi: maneko-chan. Chuyên về BtoB marketing và digital marketing, thích đọc các bài viết về chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh của các thương hiệu tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Thành thạo Việt Anh Nhật. Yêu thiên nhiên, thích đọc sách, chơi với mèo và ăn vặt ^^

You may also like

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.