SWOT nhà thuốc: SWOT là viết tắt của Strengths (Điểm mạnh), Weakness (Điểm yếu), Opportuinities (Cơ hội), Threats (Thách thức). Phân tích SWOT rất hữu ích khi đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của một Doanh nghiệp, trong bài viết dưới đây sẽ là “nhà thuốc” khi chống lại sự cạnh tranh từ các đối thủ bên ngoài. 

Phân tích SWOT sẽ giúp chủ nhà thuốc đánh giá được các mối đe doạ hiện tại hoặc các nguy cơ tiềm ẩn trong tương lai, cũng như cho phép khám phá các cơ hội tiềm năng để mở rộng kinh doanh. Sở dĩ có thể làm được điều này vì phân tichs SWOT có thể giúp chủ nhà thuốc tối đa hoá được thu nhập tiềm năng trong tương lai. 

1. Điểm mạnh của nhà thuốc 

1/ Khả năng phân phối thuốc tới mọi người 

Trong một khu dân cư sinh sống thì đương nhiên sẽ có nhiều Khách hàng với nhiều mức thu nhập khác nhau. Nếu nhà thuốc bạn đang điều hành có thể cung cấp sản phẩm và dịch vụ liên quan tới dược phẩm cho nhiều tầng Khách hàng thì chắc chắn, nhà thuốc của bạn sẽ được biết tới như là “Tủ thuốc của mọi nhà”. 

2/ Độ tin tưởng cao

Nhà thuốc hay y bác sỹ là những lĩnh vực liên quan trực tiếp tới tính mạng con người. Vậy nên, nếu nhà thuốc của bạn có đội ngũ bác sỹ hoặc dược sỹ dày dặn kinh nghiệm, ngoài bán thuốc thì có các dịch vụ tư vấn ngoài hoặc kê đơn theo nhu cầu của Khách hàng thì thực sự là một điểm cộng rất lớn. 

Ngoài ra, nếu nhà thuốc đã được đăng ký theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế hoặc tuân theo các quy định về vệ sinh hoặc quy chuẩn của ngành dược hoặc các Cơ quan liên ngành thì sẽ tạo sự tự tin và chắc chắn hơn nữa cho bệnh nhân, nâng cao độ tín nhiệm của nhà thuốc. 

3/ Chú ý tới chất lượng của thuốc 

Một điều quan trọng không kém đó chính là chất lượng của thuốc. Hãy tự hỏi: Liệu thuốc của nhà thuốc bạn điều hành có thực sự đảm bảo về chất lượng? Nhà thuốc của bạn có quy trình quản lý, bảo quản thuốc theo như quy định? Hay có hệ thống kiểm kho? Một nhà thuốc lý tưởng cũng nên phải tỉ mỉ trong các hoạt động quản lý kho thuốc hay nguồn gốc xuất xứ của thuốc. Ví dụ như hạn sử dụng, hay quy trình bảo quản để giữ nguyên chất lượng cho thuốc. 

4/ Khả năng tương tác với Khách hàng 

Nói chuyện với bệnh nhân chưa bao giờ là điều đơn giản. Những triệu chứng bệnh gần như giống nhau, lời than phiền của Khách hàng về những vấn đề về sức khỏe, hay về tài chính và tâm lý… thực sự làm bạn và nhân viên bán hàng đau đầu. Những lúc như vậy, bạn sẽ có thái độ như thế nào? Khả năng tương tác, lắng nghe bệnh nhân là điều không thể thiếu khi bán thuốc. Việc lắng nghe bệnh nhân một cách chu đáo sẽ giúp bạn và nhân viên hiểu nhu cầu và mong muốn của Khách hàng nhằm đưa ra những lời khuyên về thuốc một cách phù hợp nhất. 

swot-nha-thuoc

SWOT nhà thuốc (Ảnh minh hoạ)

2. Điểm yếu của nhà thuốc 

1/ Thiếu kế hoạch kinh doanh, mục tiêu doanh số 

Kế hoạch kinh doanh? Mục tiêu về doanh số? Đây toàn là những thứ mà một công ty cần, chứ nhà thuốc của tôi thì không cần. Nếu bạn, với tư cách là chủ nhà thuốc mà nghĩ vậy thì thật sự là sai rồi. Việc phác thảo một mục tiêu, có thể là về doanh số hoặc tăng độ hài lòng của Khách hàng sẽ giúp bạn có các kế hoạch kinh doanh cụ thể, các hoạt động cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà thuốc. 

2/ Không có đào tạo thích hợp cho nhân viên 

Không giống các mô hình kinh doanh khác, nhân viên của cửa hàng thuốc nghiễm nhiên phải là người có kiến thức về thuốc và các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, đấy có phải là tất cả những gì mà một dược sỹ bán thuốc cần có. Việc không có các khóa đào tạo thích hợp cho nhân viên khiến nhà thuốc của bạn không có sự đồng đều trong việc tiếp cận Khách hàng, hay giải quyết vấn đề, cũng như các chu trình quản lý thuốc phía sau. Một khoá đào tạo ngắn hạn về nhà thuốc, hay các khóa đào tạo nghiệp vụ nâng cao năng lực cho nhân viên có thể là một giải pháp cần cân nhắc. 

3/ Không có các công cụ và thiết bị hỗ trợ 

Công nghệ, máy móc kỹ thuật thay đổi từng ngày, trên mọi lĩnh vực. Ngành dược cũng không phải là một ngoại lệ. Vậy nhà thuốc của bạn thì sao? Hãy thử nghĩ đến các thiết bị đơn giản như đo huyết áp, đo lượng mỡ trong máu, lượng đường trong cơ thể, hay các hệ thống quản lý đơn bán hàng.. Một vài hệ thống hoặc công cụ, thiết bị hỗ trợ sẽ làm nhà thuốc của bạn trở nên tân tiến hơn rất nhiều trong mắt bệnh nhân. 

4/ Không có hệ thống lưu trữ dữ liệu

Nhà thuốc của bạn kiểm soát và quản lý đơn thuốc hay lịch sử bán hàng cũng như bệnh án của bệnh nhân như thế nào? Nếu nhà thuốc của bạn không có bất kỳ một phương pháp đáng tin cậy nào để lưu giữ hồ sơ hoạt động của nhà thuốc thì rất có thể bạn nên cân nhắc phương án mua một hệ thống lưu trữ dữ liệu cho nhà thuốc. Việc không có hệ thống lưu trữ dữ liệu khiến các thông tin về bệnh sử của bệnh nhân bị bỏ sót, khó theo dõi, thậm chí bị mất và điều này dễ dẫn tới việc phản ứng với các tình huống xảy ra khá là chậm. 

swot-nha-thuoc

SWOT nhà thuốc (Ảnh minh hoạ)

5/ Cơ cấu tổ chức không rõ ràng 

Nếu bạn điều hành một nhà thuốc cỡ to thì việc cân nhắc về cơ cấu tổ chức là điều cần phải làm. Một nhà thuốc mà cơ cấu tổ chức không rõ ràng sẽ dẫn tới ít sự lơ là giám sát và kiểm tra hoạt động hàng ngày của nhân viên. Nhân viên không rõ ràng và mơ hồ về vị trí của mình sẽ rất khó biết nên làm gì, báo cáo với ai khi xảy ra sự cố. Điều này dễ dẫn tới việc nhân viên sẽ hành động dựa trên quyết định của bản thân mà không màng tới danh lợi của công ty. Việc mơ hồ trong cơ cấu cũng dẫn đến bất đồng trong cách tiếp cận và xử lý tình huống trong các điều kiện khẩn cấp. 

Các bài viết liên quan 

Phân tích mô hình SWOT của quán cà phê
Chiến lược marketing của resort 
Phân tích ma trận SWOT của công ty du lịch

3. Cơ hội của nhà thuốc 

1/ Được giới thiệu với Khách hàng hiện tại 

Những Khách hàng hài lòng với dịch vụ của nhà thuốc do bạn điều hành, những Khách hàng thường xuyên, trung thành của nhà thuốc do bạn điều hành có thể giới thiệu bạn bè và gia đình của họ hoặc bất kỳ người nào khác. Việc giới thiệu này sẽ giúp nâng cao vị thế cũng như uy tín của nhà thuốc. Đây cũng có thể coi là kết quả gián tiếp của việc không ngừng nâng cao năng lực, cũng như cung cấp những lợi ích tới Khách hàng.  

2/ Phát triển của khoa học công nghệ 

Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào điều hành một nhà thuốc có thể được coi là điều không cần thiết nhưng hãy tin tôi đi, nhà thuốc của bạn chắc chắn sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích từ những tiến bộ này. Ví dụ, việc khám bệnh hoặc kê đơn thuốc online sẽ khiến nhà thuốc tiếp cận với nhiều bệnh nhân ở bán kính rộng hơn, việc ứng dụng hệ thống quản lý thu ngân, quản lý kho giúp làm giảm thời gian thao tác thủ công, giảm chi phí nhân sự. Hay những ghi chép về quá khứ mua hàng hoặc tiền sử bệnh án của bệnh nhân sẽ giúp giảm thời gian tìm kiếm, có những cách tiếp thị phù hợp, giúp tăng doanh thu bằng cách giảm giá thuốc cho Khách hàng cũ, tăng độ trung thành cũng như sự giới thiệu truyền miệng tới Khách hàng cũ. 

3/ Lợi dụng mạng Internet, mạng xã hội 

Đừng bao giờ quan niệm mạng xã hội hay Internet chỉ là nơi cho giới trẻ sống “ảo”. Khách hàng tiềm năng của nhà thuốc của bạn cũng dành mỗi ngày ít nhất 30 phút hoặc một tiếng để sử dụng Internet, hoặc mở các ứng dụng mạng xã hội. Việc cập nhật mạng Internet, sử dụng mạng xã hội để đăng những thông tin về bệnh theo thời tiết, lối sống lành mạnh, những thông tin có ích tới Khách hàng của bạn sẽ giúp tăng thương hiệu của bạn. Cho dù những Khách hàng tiềm năng đó chưa là Khách hàng của bạn ngay trong hiện tại thì những kết nối vô hình sẽ giúp họ nhớ tới nhà thuốc của bạn trong thời gian tới. 

swot-nha-thuoc

SWOT nhà thuốc (Ảnh minh hoạ)

4. Thách thức của nhà thuốc 

1/ Lạm phát 

Thuốc hay thực phẩm chức năng là sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống con người. Tuy nhiên với ảnh hưởng của lạm phát, việc tăng giá hàng hoá trên thị trường chung dẫn tới việc giá thuốc cũng tăng. Việc này dẫn tới sức mua của những người có thu nhập thấp hơn bị ảnh hưởng, làm giảm lượng Khách hàng tới nhà thuốc của bạn. 

2/ Tác động của nền kinh tế

Tương tự với lạm phát, một nền kinh tế suy thoái hoặc khủng hoảng cũng là một thách thức rất lớn đặt ra cho nhà thuốc. Với sự ảnh hưởng của nền kinh tế, khả năng mua từ Khách hàng giảm là điều có thể đoán trước nhưng việc nhập khẩu hàng với số lượng lớn của nhà thuốc cũng có thể bị ảnh hưởng. Vậy nên, việc nhìn trước được tương lai cũng như những hậu quả mà nền kinh tế tác động tới cũng giúp nhà thuốc của bạn có thể có những phương án đối phó phù hợp.

3/ Cạnh tranh từ các nhà thuốc bán lẻ 

Cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu ở bất kỳ ngành nghề nào. Vậy nên, việc thấu hiểu nhà thuốc, tìm ra điểm mạnh để có những chiến lược thu hút Khách hàng cũng như không ngừng nâng cấp dịch vụ là điều rất cần được thực hiện thường xuyên. Những bài trắc nghiệm nho nhỏ với Khách hàng theo chu kỳ một năm hai lần là một ý tưởng không tồi để tìm ra được những điểm yếu cần khắc phục cho nhà thuốc. 

Xem thêm các bài tổng hợp phân tích SWOT tại link. 

5. Lời kết 

Bài viết về phân tích SWOT nhà thuốc đã đưa ra những phân tích gợi ý về bốn yếu điểm trong quá trình phân tích một Doanh nghiệp, ở đây là nhà thuốc. Bằng việc liên tục cập nhật những thông tin môi trường xung quanh, ứng dụng những yếu tố mới sẽ giúp nhà thuốc của bạn chiến thắng trong bất cứ cuộc cạnh tranh nào cũng như giành được sự tín nhiệm của Khách hàng trong một thời gian dài. 

What's your reaction?

Excited
0
Happy
0
In Love
0
Not Sure
0
Silly
0
maneko
Tên thường gọi: maneko-chan. Chuyên về BtoB marketing và digital marketing, thích đọc các bài viết về chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh của các thương hiệu tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Thành thạo Việt Anh Nhật. Yêu thiên nhiên, thích đọc sách, chơi với mèo và ăn vặt ^^

You may also like

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.