Phân tích SWOT của Starbucks
Phân tích SWOT của Starbucks: Starbucks Corporation, hay còn được gọi là Starbucks Coffee Company được thành lập từ năm 1971 tại Seattle, Washington. Kể từ khi được thành lập tới nay, Starbucks vẫn giữ vững vị thế là chuỗi nhà hàng cà phê lớn nhất thế giới với một thương hiệu đồ uống được công nhận trên toàn cầu. Tuy nằm trong thị trường có nhiều sự cạnh tranh nhưng Starbucks vẫn có vị trí dẫn đầu so với các đối thủ cạnh tranh. Vậy điều gì đã làm nên một thương hiệu tầm cỡ như vậy? Không thể phủ nhận Starbucks có những chiến lược tiếp cận Khách hàng đầy sáng tạo, tận dụng những điểm mạnh vốn có của Doanh nghiệp, tuy nhiên, đó có phải là tất cả? Việc phân tích SWOT của Starbucks sẽ giúp bạn đọc tìm ra câu trả lời cho nghi vấn trên.
Mô hình SWOT là một công cụ quản lý mang tính chiến lược với việc phân tích và đánh giá bốn yếu tố: Điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weakness), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats). Phân tích SWOT của Starbucks sẽ xem xét các yếu tố chiến lược bên trong (Internal factors) thông qua phân tích điểm mạnh và điểm yếu, cũng như các yếu tố chiến lược bên ngoài (External factors) dựa vào cơ hội và thách thức.
1. Tổng quan về Starbucks
Starbucks là chuỗi nhà hàng cà phê lớn nhất trên thế giới, với hơn 31,256 cửa hàng trên thế giới. Kể từ khi thành lập vào năm 1971, Starbucks tập trung vào phục vụ đồ uống nóng và lạnh (chủ yếu là cà phê), cùng đồ ăn nhẹ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Starbucks đã mở rộng sang sản xuất cà phê đóng gói, máy pha cà phê, cốc và các quà tặng lưu niệm khác. Các thông tin về Starbucks có thể được tóm tắt như bảng dưới đây:
Tên công ty | Starbucks Coffee Company |
Logo | |
Năm thành lập | 1971 |
CEO hiện tại | Kevin Johnson |
Trụ sở điều hành | Seattle, USA |
Số lượng nhân viên | 346,000 người(Cập nhật năm 2019) |
Vốn hóa thị trường | 105,22 tỷ USD (Tháng 10 năm 2020) |
Doanh thu hàng năm | 26,51 tỷ USD (Tháng 9 năm 2019) |
Lợi nhuận (Thu nhập ròng) | 3,60 tỷ đô la (Tháng 9 năm 2019) |
Sản phẩm/Dịch vụ chính | Cà phê, đồ uống, đồ ăn nhẹ, cốc, phụ kiện và quà tặng |
Đối thủ cạnh tranh | Costa Coffee, Dunkin Donuts, McCafé, Tim Horton’s, Peet’s Coffee, McDonald’s, Lavazza, Yum China, Café Coffee Day… |
2. Điểm mạnh của Starbucks
1/ Hình ảnh thương hiệu mạnh
Starbucks tự sử dụng tên của tập đoàn mình làm tên cho thương hiệu. Một thương hiệu mà không ai là không biết vì độ phổ biến và khó cạnh tranh nhất trong ngành thực phẩm và đồ uống. Chưa dừng lại ở mức độ mở rộng hiện tại, quy mô của Starbucks, số lượng khách hàng trung thành cũng như số lượng cửa hàng vẫn đang tiếp tục gia tăng theo thời gian. Starbucks có một giá trị thương hiệu được đánh giá cao với vị cà phê được nhiều người yêu thích.
Vào năm 2019, Starbucks có giá trị thương hiệu là 11,7 tỷ đô la theo xếp hạng của Interbrand. Số lượng cửa hàng của Starbucks tăng từ 1,886 tới 31,256 từ năm 1998 tới năm 2019.
2/ Nền tảng tài chính vững chắc
Starbucks là tập đoàn có nền tảng tài chính cực kỳ vững chắc. Trong năm 2019, Starbucks đạt doanh thu hàng năm khoảng 26.5 tỷ đô la và lợi nhuận khoảng 3.6 tỷ đô là. Đây thực sự là một kết quả kinh doanh kỷ lục, càng giúp làm nổi bật hiệu quả hoạt động của Starbucks.
3/ Chiến lược tái đầu tư hiệu quả
Hầu hết lợi nhuận là Starbucks có được đều được dồn hết vào mở rộng hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, Starbucks đã mạnh về thương hiệu lại càng trở nên mạnh mẽ hơn. Kết quả của các chiến lược tái đầu tư của Starbucks được thể hiện rõ ở số lượng địa điểm kinh doanh ngày càng được mở rộng. Rõ ràng có thể nhận thấy rằng, Starbucks có những chiến lược kinh doanh rất rõ ràng và cực hiệu quả.
4/ Cân bằng giữa lợi nhuận và đạo đức kinh doanh
Thông qua quá trình hình thành và phát triển, Starbucks đã tự khẳng định mình là một chuỗi nhà hàng cà phê cao cấp cho mọi người. Sản phẩm của Starbucks được đánh giá là có chất lượng tuyệt vời, quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, sự tương đồng trong các địa điểm kinh doanh… Những đánh giá tích cực này có ý nghĩa rất lớn tới Starbucks, giúp mang lại lợi nhuận lớn cho thương hiệu cũng như hình thành nên một Starbucks được công nhận trên toàn cầu là một trong những chuỗi cửa hàng cà phê tốt nhất.
5/ Chính sách đối đãi nhân viên
Starbucks từ trước tới nay được biết tới việc đối xử rất tốt với hàng trăm nghìn nhân viên và được xếp hạng một trong 100 nơi làm việc hàng đầu theo đánh giá của Fortune.
6/ Thu mua các công ty hàng đầu
Starbucks đã tiến hành thu mua lại sáu công ty hàng đầu trong lĩnh vực đồ uống để thể hiện sự lớn mạnh của mình. Sáu công ty đó là Seattle’s Best Coffee, Teavana, Tazo, Evolution Fresh, Torrefazione Italia Coffee và Ethos Water. Nhờ việc mua lại những công ty hàng đầu về đồ uống này, Starbucks đã chứng tỏ mình thành công trên con đường thu hút Khách hàng và hướng tới việc phục vụ Khách hàng hơn nữa.
7/ Sự mở rộng hợp lý
Hoạt động kinh doanh của Starbucks được mở rộng bằng việc giới thiệu nhiều mặt hàng và thực phẩm khác nhau. Việc không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ của Starbucks khiến Khách hàng càng cảm thấy nhu cầu của mình được phục vụ và tiếp tục ủng hộ Starbucks. Một ví dụ cho việc này đó chính là việc gia tăng hương vị cà phê đậm đà khi Starbucks chế biến đá phê từ cà phê. Việc thay đổi này không hề khiến Khách hàng cảm thấy khó hiểu hay khó thích nghi mà ngược lại những vị Khách yêu thích vị cà phê mạnh lại càng có thêm lý do ghé thăm Starbucks.
8/ Cà phê được tiêu chuẩn hóa
Starbucks vẫn được biết đến từ trước tới nay là cà phê có vị ngon đặc biệt. Để có thể làm được việc này, Starbucks đã tiêu chuẩn hóa cà phê của mình sao cho chất lượng tuyệt vời của cà phê được giữ vững không thay đổi ở bất kỳ cửa hiệu nào, trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Cũng như cà phê của Starbucks phải được thực hiện một cách cẩn thận nhất, theo một quy chuẩn để giữ vững được hương vị độc đáo của thương hiệu.
9/ Chuỗi cung ứng toàn cầu
Starbucks được biết là có chuỗi cung ứng quốc tế rộng khắp toàn cầu. Starbucks cung cấp hạt cà phê của mình từ ba khu vực sản xuất cà phê là Mỹ Latinh, Châu Phi, Châu Á -Thái bình dương.
Chuỗi cung ứng cà phê rộng khắp của Starbucks góp phần không nhỏ trong việc tăng cường sức mạnh cho thương hiệu này khi các hoạt động buôn bán và sản xuất của Starbucks đều có hậu phương vững chắc về nguồn đầu vào cà phê. Hơn nữa, các nhà cung cấp nguyên liệu cho Starbucks đều được lựa chọn cẩn thận dựa trên các list tiêu chí liên quan tới chất lượng, chẳng hạn như chất lượng của hạt cà phê Arabica….
Các bài viết liên quan
・Phân tích mô hình SWOT của quán cafe
・Chiến lược marketing của Highland Coffee
3. Điểm yếu của Starbucks
1/ Đồ uống có mức giá cao
Không thể phủ nhận rằng đồ uống của Starbucks có giá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Trong quá khứ, khi các cửa hàng cà phê còn ít, đồ uống của Starbucks được coi là đồ uống của thương hiệu “sang chảnh” và Starbucks cũng đã dồn hết tiềm lực để nâng cao chất lượng cà phê cho phù hợp với giá cả. Tuy nhiên, hiện nay, khi các cửa hàng cà phê mọc lên như nấm thì việc trả giá đắt cho sản phẩm của mình lại là một trở ngại đối với Starbucks. Mặc dù chất lượng cao cấp đi kèm các giá trị đạo đức kinh doanh tốt nhưng cũng không thể hấp dẫn những tầng Khách hàng có thu nhập trung bình.
2/ Sản phẩm thiếu sự độc đáo
Mặc dù đã ra mắt công chúng được một thời gian dài với thực đơn đồ uống đa dạng nhưng sản phẩm của Starbucks vẫn bị đánh giá là thiếu tính độc đáo. Starbucks không sở hữu các sản phẩm độc nhất nào để khiến thương hiệu có một điểm mạnh nổi bật về sản phẩm. Hiện nay, các cửa hàng cà phê và nhiều cửa hàng đồ ăn nhanh khác cũng cung cấp các sản phẩm tương tự Starbucks, với giá thành rẻ hơn.
3/ Đồ uống không hợp với thực Khách địa phương
Starbucks là thương hiệu quốc tế vậy nên thương hiệu này có một danh mục đồ uống chung cho mọi thị trường ở nhiều quốc gia. Điều này tuy có thể làm tối giản được công tác quản lý, giảm giá thành sản xuất nhưng cũng mang lại một điểm yếu, đó chính là không hợp với khẩu vị đồ uống của Khách địa phương. Đây từ lâu đã được coi là điểm yếu của Starbucks khi nhiều thực Khách không thích đồ uống tiêu chuẩn hóa và họ thích đồ uống có hương vị địa phương hơn.
4/ Thu hồi sản phẩm
Trong nhiều năm qua, Starbucks đã phải thu hồi lại nhiều sản phẩm theo yêu cầu và những chiến dịch thu hồi sản phẩm này ảnh hưởng rất nhiều tới hình ảnh thương hiệu của Starbucks.
Vào tháng 3 năm 2016, Starbucks đã thu hồi hai sản phẩm, một là bánh sandwich xúc xích trứng và một là hộp pho mát bistro trái cây vì lý do đe dọa ô nhiễm môi trường và chất gây dị ứng.
Hơn nữa, trong quá trình kiểm tra định kỳ về kiểm dịch vệ sinh, người ta cũng phát hiện ra sự hiện diện của vi khuẩn Listeria Monocytogenes trên bề mặt của bánh mì do Starbucks chế biến. Kết quả là, hơn 250 cửa hàng ở Arkansas, Texas và Oklahoma trưng bày những chiếc bánh mì này đã phải loại bỏ chúng.
Hộp pho mát và quán rượu trái cây đã bị thu hồi vì chứa hạnh nhân được tìm thấy trong hộp có dấu vết của hạt điều không được khai báo. Không có nhãn cảnh báo nào về sự hiện diện của hạt điều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho những người bị dị ứng hạt điều.
Các bài viết liên quan
・Phân tích mô hình SWOT của Honda
・Phân tích SWOT của thương hiệu Unilever
4. Cơ hội của Starbucks
1/ Marketing kỹ thuật số
Trong quá khứ, Starbucks chủ yếu chỉ tập trung vào tiếp cận Khách hàng ở các chiến dịch marketing truyền thống. Tuy nhiên trong những năm gần đây, Starbucks đã bắt đầu đầu tư vào quảng cáo online có trả phí, cũng như xây dựng các nền tảng tiếp thị khác nhau như viết blog, mạng xã hội và quảng cáo video. Hướng đi mới mẻ này giúp Starbucks tiếp cận được với nhiều Khách hàng tiềm năng hơn, mở rộng được mạng lưới Khách hàng so với marketing truyền thống.
2/ Thâm nhập và mở rộng mạng lưới cửa hàng
Starbucks có nhiều quán cà phê ở Mỹ và thực sự thương hiệu này đã thành công trong việc thiết lập đế chế của mình tại nước này. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, Starbucks cũng bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang nhiều quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Ấn độ… Tại các quốc gia này, việc xây dựng nền móng cho thương hiệu có thể sẽ mất nhiều thời gian, tuy nhiên, nhu cầu giao lưu của Khách hàng địa phương cao nên khi đã có nền móng chắc thì việc mở rộng thêm cửa hàng chỉ là chuyện một sớm một chiều.
3/ Khai thác tiềm năng công nghệ cà phê
Mặc dù Starbucks là thương hiệu đi đầu trong việc nghiên cứu cà phê tiên thiến nhưng thương hiệu này vẫn không ngừng nâng cao tiềm năng của công nghệ vào sản xuất và pha chế cà phê. Từ công nghệ tạo bọt tốt nhất đến làm lạnh nhanh, Starbucks đang sở hữu những công trình nghiên cứu về đồ uống khổng lồ nhưng thương hiệu này vẫn tin rằng khả năng ứng dụng của công nghệ vào ngành đồ uống là vô hạn.
4/ Thử các loại hình kinh doanh mới
Đại dịch COVID đã khiến người dùng có những thay đổi nhất định về phong cách sống và đương nhiên, Starbucks phải có những thay đổi về loại hình kinh doanh cho phù hợp với Khách hàng. Ví dụ việc tăng cường bán hàng trực truyến, mở rộng dịch vụ đồ uống mang về, liên kết với UberEats để giao nhận cà phê… Ngoài ra, thương hiệu này cũng đang mở rộng danh mục sản phẩm của mình cho phù hợp với khẩu vị của Khách hàng.
5. Thách thức của Starbucks
1/ Thách thức từ các đối thủ cạnh tranh
Nhiều đối thủ của Starbucks sẵn sàng giảm giá để thu hút Khách hàng, chính vì vậy đây sẽ là yếu tố đe dọa sự ổn định trong tương của Starbucks. Hơn nữa, như trên đã đề cập, sản phẩm của Starbucks rất dễ bắt chước và việc cạnh tranh gay gắt với các công ty đa quốc gia như McDonald, Dunkin Donuts cũng gây ra không ít thiệt hại cho Starbucks trong việc cạnh tranh thị phần.
2/ Sự tấn công của virus Corona
Starbucks đã phải tạm thời đóng cửa khoảng 2000 cửa hàng tại Trung Quốc do đại dịch toàn cầu. Hiện tại, Starbucks có khoảng 4123 cửa hàng tại Trung Quốc và một nửa trong số đó phải đóng cửa do đại dịch đã dấy lên mối lo ngại về tình hình tài chính của Starbucks vào các năm tiếp theo.
3/ Suy thoái kinh tế
Trong các đợt suy thoái kinh tế trước, doanh thu và lợi nhuận của Starbucks đã giảm mạnh và điều này đã tương tự xảy ra vào năm tài chính 2020 của quý 2 khi doanh thu giảm 5% và quý 3 giảm 38%, một phần do ảnh hưởng của đại dịch Corona.
4/ Sự tăng giá của hạt cà phê thô
Arabica là hạt cà phê được sản xuất nhiều nhất trên thế giới, chiếm hơn 60% sản lượng của thế giới. Trong thời gian qua, do ảnh hưởng của đại dịch, chuỗi sản xuất và cung ứng hạt cà phê Arabica đã bị ảnh hưởng nặng nề khiến việc tích trữ và thu mua của Starbucks bị cũng bị ảnh hưởng kèm theo. Điều này khiến giá thu mua hạt cà phê thô bị tăng cao, ảnh hưởng tới lợi nhuận của Starbucks.
Xem thêm các bài viết tổng hợp về phân tích SWOT tại link.
6. Lời kết
Phân tích SWOT của Starbucks cho bạn đọc thấy nhiều khía cạnh của thương hiệu này trong quá trình hình thành và phát triển. Mặc dù việc tung ra các sản phẩm mới, cũng như thu mua các công ty con cũng phần nào giảm thiểu được gánh nặng của Starbucks lên mặt hàng cà phê và đồ uống, nhưng thương hiệu này vẫn phải đang đối mặt với cạnh tranh và toàn cầu hóa đến từ nhiều thương hiệu bên ngoài.
Nguồn tham khảo:
・https://managementglossary.com/swot-analysis-of-starbucks/
・https://pestleanalysis.com/swot-analysis-of-starbucks/
・https://bstrategyhub.com/swot-analysis-of-starbucks-starbucks-swot/
I love your Page so much!