aeon-mall-marketing-strategy

Chiến lược marketing của Aeon Mall: AEON là tập đoàn Nhật Bản thâm nhập thị trường Việt Nam trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh. AEON đã nhanh chóng khai trương chi nhánh kinh doanh tại hai thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Với chiến lược kinh doanh tại các mặt bằng thương mại có diện tích lớn, quy mô vốn đầu tư và lợi thế về năng lực quản lý, ít doanh nghiệp trong nước có thể sánh ngang và cạnh tranh với AEON. Bài viết này sẽ cung cấp những kết quả đánh giá và thông tin hữu ích về chiến lược kinh doanh của tập đoàn này.

1. Giới thiệu sơ lược về AEON

AEON hiện là một trong những tập đoàn thương mại bán lẻ lớn nhất trên thế giới với 179 liên doanh trong và ngoài nước Nhật Bản. Được thành lập từ năm 1758, với lịch sử trải dài trên 250 năm, Tập đoàn AEON là một trong những nhà bán lẻ lâu đời nhất tại Nhật Bản.

Trong suốt quá trình hoạt động của mình, Tập đoàn AEON duy trì một cam kết không hề thay đổi đó là luôn đặt ra tiêu chí “Khách hàng là trên hết”. Nguyên tắc cơ bản của Tập đoàn AEON chính là hướng tới một xã hội thịnh vượng, ổn định và hòa bình thông qua hoạt động bán lẻ. Với trách nhiệm đó, Tập đoàn AEON đã có được lòng tin của khách hàng cũng như mở rộng hoạt động kinh doanh không chỉ tại Nhật Bản mà còn tại các quốc gia khác trong khu vực Châu Á trong một khoảng thời gian dài.

AEON chính thức bắt đầu hoạt động tại Việt Nam vào năm 2009 dưới hình thức Văn phòng đại diện (01/12/2009 – 10/07/2012). Ngày 07 tháng 10 năm 2011: Được sự chấp thuận của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty TNHH AEON Việt Nam chính thức thành lập đầu tư xây dựng, tổ chức, quản lý và hoạt động kinh doanh như trung tâm thương mại hiện đại, bách hóa tổng hợp và siêu thị. Đây được coi là hướng kinh doanh chính của AEON. Ngoài ra, AEON còn thực hiện các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến xuất nhập khẩu, thương mại và nghiên cứu. Cùng với việc thành lập công ty, AEON cũng chính thức được trao giấy phép đầu tư cho hai dự án lớn:

  • Giấy chứng nhận đầu tư ngày 07 tháng 10 năm 2011 cho Trung tâm mua sắm AEON – Tân Phú Celadon tại Thành phố Hồ Chí Minh, dự kiến khai trương vào tháng 01 năm 2014.
  • Giấy chứng nhận đầu tư ngày 25/5/2012 cho TTTM AEON – Bình Dương Canary tại Bình Dương, dự kiến khai trương vào tháng 10/2014.
aeon-mall-marketing-strategy

Chiến lược marketing của Aeon Mall (Ảnh minh họa)

Trong hơn 29 năm qua, Tập đoàn AEON đã thành lập và điều hành nhiều chi nhánh kinh doanh tại Nhật Bản và nhiều quốc gia như Malaysia, Thái Lan, Hồng Kông, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Lào, Myanmar, Kazakhstan, Hàn Quốc, Philippines, Ấn Độ và Campuchia. Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới kinh doanh và tích lũy kinh nghiệm trong suốt quá trình hoạt động, Tập đoàn AEON đã nhận được nhiều giải thưởng và danh hiệu cho các hoạt động kinh doanh xuất sắc của mình. Danh hiệu gần đây nhất mà Hội đồng Trung tâm Thương mại Quốc tế nhận được đã được trao cho AEON Lake Town – một trung tâm thương mại tọa lạc tại Koshigaya, Nhật Bản. AEON Lake Town đã giành được cả hai giải thưởng: Giải cho Mô hình Kinh doanh Bền vững và Giải Vàng ở hạng mục Mô hình Kinh doanh Tiên tiến và phát triển một trung tâm bán lẻ mới với diện tích mặt bằng bán lẻ hơn 500.000 mét vuông.

Bài viết liên quan:

Chiến lược marketing của Highland Cafe

2. Triết lý kinh doanh của AEON

Từ “AEON” có nguồn gốc từ tiếng Latin, mang ý nghĩa “Sự trường tồn bất diệt”.

Trải qua hàng trăm năm hoạt động, tôn chỉ lấy Niềm tin và Ước muốn của khách hàng làm trọng tâm được AEON xem là yếu tố cốt lõi. Nhân viên AEON nỗ lực hết mình để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.Sứ mệnh muôn đời mà AEON mong muốn duy trì là mang đến sự hài lòng tối đa cho khách hàng của mình.

Nguyên lý cơ bản của AEON

“Hòa bình”

Mọi hoạt động của AEON đều hướng đến mục đích theo đuổi sự phát triển thịnh vượng tạo nền hòa bình ổn định.

“Con người”

AEON luôn tôn trọng và đề cao phẩm chất và giá trị của con người, cũng như luôn cố gắng thúc đẩy việc xây dựng những những mối quan hệ gắn bó trong cùng một tập thể.

“Cộng đồng”

AEON không ngừng cống hiến hết mình góp phần tạo nên sự gắn kết phát triển bền vững của cộng đồng.

3. Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của AEON

・Môi trường vĩ mô

1/ Môi trường văn hóa

  • Dân số và tỉ lệ phát triển: Việt Nam là một quốc gia đông dân cư, nền dân số trẻ và đa phần đang nằm trong độ tuổi lao động. Hiện nay, dân số Việt Nam là trên 95 triệu dân và đang ngày càng tăng cao. Hơn thế, tổng mức bán lẻ hiện tại chỉ mới chiếm khoảng 20%. Với những lý do trên, việc đầu tư lĩnh vực bán lẻ vào Việt Nam thời điểm này là hợp lý. Các đô thị lớn ở nước ta ngày càng phát triển về quy mô, cơ sở hạ tầng,…
  • Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế và hội nhập thế giới làm cho văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam ngày càng hiện đại hơn, tiếp cận gần hơn với văn minh tiêu dùng. Thu nhập bình quân tăng lên, thay vì mua sắm ở các khu chợ như trước đây, người dân đã có thói quen đi mua sắm đồ thực phẩm, gia dụng,… ở các trung tâm thương mại. Ở Aeon có siêu thị cung cấp những hàng hóa thông thường và cửa hàng cung cấp những hàng hóa cao cấp.
  • Thái độ: Từ xưa đến nay, trong tâm trí người Việt Nam đã luôn quan niệm rằng hàng Nhật là đảm bảo chất lượng. Chính vì vậy, người dân Việt có một thái độ rất tích cực đối với những sản phẩm của Nhật Bản. Họ sẵn sàng bỏ ra khoản tiền lớn để mua được sản phẩm tốt.
  • Do người Nhật rất quan tâm đến vấn đề sức khỏe và cuộc sống cá nhân nên Aeon Mall cũng bán đầy đủ các mặt hàng được đóng gói trong bao bì đơn giản mà đẹp. Và nhiều sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản.
  • Để tăng thiện cảm của người tiêu dùng với văn hóa Nhật, AEON đã đưa ra rất nhiều chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng để thu hút sự chú ý của khách hàng tới trung tâm. Phong tục Việt Nam là đất nước có nền văn hóa lâu đời và theo đó là hàng trăm lễ hội trong năm, sức mua tăng trưởng liên tục lượng hàng hóa cũng được tiêu thụ đều đặn.

2/ Môi trường chính trị

Sự ổn định chính trị của nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam.

Hệ thống pháp luật và các chính sách của Nhà nước đang thực hiện dần để phù hợp với việc chuyển đổi sang cơ cấu kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập với kinh tế thế giới.

aeon-mall-marketing-strategy

Chiến lược marketing của Aeon Mall (Ảnh minh họa)

ASEAN (AFTA) năm 1995, gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007. Đây thực sự là cơ hội tốt cho Việt Nam mở rộng giao thương, hợp tác, phát triển thị trường, tiếp cận với những công nghệ – kỹ thuật tiên tiến và kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển trên thế giới đồng thời cũng là mối đe dọa khi phải đối mặt với áp lực cạnh tranh từ những tập đoàn bán lẻ lớn.

3/ Môi trường luật pháp

Pháp luật liên quan mật thiết tới sự phát triển của ngành. Pháp luật nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các nhà bán lẻ. Rất nhiều các nhà bán lẻ trên thế giới đầu tư vào Việt Nam trong đó có AEON. Hệ thống pháp luật nước ta ban hành nhiều luật về kinh doanh như luật thương mại, luật lao động, luật thuế nhập khẩu, xuất khẩu… đặc biệt nước ta có chính sách mở cửa đối với các nhà đầu tư bán lẻ nước ngoài vào thị trường Việt Nam.

Bên cạnh đó nhà nước có chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển hệ thống bán lẻ ở Việt Nam, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển: tích lũy vốn, tái đầu tư mở rộng sản xuất, giảm thuế nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước. Bên cạnh đó thúc đẩy phát triển kinh tế, Việt Nam còn thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế, về đầu tư đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên các chính sách về đất đai và hệ thống pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập chưa thực sự hỗ trợ cho các nhà bán lẻ.

4/ Môi trường kinh tế

Nền kinh tế tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người tăng dẫn đến sự bùng nổ về chi tiêu của người dân. Với lượng khách hàng lớn thì sức ép cạnh tranh đối với doanh nghiệp cũng giảm dần, doanh nghiệp có cơ hội để phát triển các hoạt động tiêu thụ hàng hóa và thu được lợi nhuận cao. Việt Nam là một thị trường có quy mô còn nhỏ nhưng tốc độ phát triển rất nhanh, tiềm năng lớn có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài. Không những vậy Việt Nam liên tục được xếp hạng cao về chỉ số phát triển kinh tế bản lẻ.

・Môi trường vi mô

1/ Đối thủ cạnh tranh

Thị trường Việt Nam được AEON xem là một nơi giàu tiềm năng. Vì vậy được các công ty trong và ngoài nước tìm đến để đầu tư như: Lotte Mart, Co.op mart, Big C, MM Mega market,… Chúng ta có thể thấy thị trường bán lẻ ở Việt Nam ngày càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Các công ty bán lẻ không chỉ mở rộng mạng lưới thị trường bán lẻ mà còn đa dạng mô hình kinh doanh nhằm thu hút, khai thác mọi phân khúc khách hàng và đáp ứng nhu cầu khách tiêu dùng. Để cạnh tranh với các công ty lớn, AEON đã nhanh chóng mở rộng thị trường. Trong đó điển hình là AEON khai truong chi nhánh mới vào ngày 26/11/2019. Với vốn đầu tư là 192,5 triệu USD, diện tích mặt sàn 150.000 mét vuông.

Là một thị trường nhiều tiềm năng hấp dẫn các công ty bán lẻ quy mô lớn. Đối thủ đáng gờm nhất là trung tâm Vincom Plaza, là trung tâm thương mại hội tụ với gần 50 gian hàng, tạo thành một tổ hợp mua sắm, ẩm thực, giải trí và dịch vụ tiện lợi.

2/ Khách hàng

Hiện ở Việt Nam đang có một số doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, nhu cầu thiết yếu của người dân nhưng phần lớn họ nhắm tới người có thu nhập khá trở lên. Trong khi đó, Aeon lại hướng tới các đối tượng trung bình khá, tức là hướng đến số đông người dân. Khách hàng là những cá nhân, gia đình hoặc tổ chức có nhu cầu về sản phẩm hay dịch vụ mà Aeon cung cấp. Mối quan hệ tương quan giữa Aeon với khách hàng không chỉ là giữa người bán và người mua mà còn là người bạn đồng hành nên mối quan hệ tương quan là rất quan trọng. Khách hàng ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh, tồn tại và phát triển lâu dài của Aeon. Trong nền kinh tế thị trường khách hàng là mối quan tâm hàng đầu của Aeon. Mọi sự nỗ lực đều hướng đến nhằm thu hút sự chú ý và kích thích sự quan tâm của khách hàng đến dịch vụ của Aeon.

3/ Nhà cung cấp

Có thể xem nhà cung cấp như một lý do khi họ yêu cầu tăng giá hoặc giảm giá chất lượng sản phẩm cung cấp bằng cách đó họ làm cho lợi nhuận của AEON giảm sút. Nhà cung cấp có thể gây áp lực cho AEON trong các trường hợp sau:

  • Số lượng nhà cung cấp ít.
  • Việc thay thế các yếu tố đầu vào là rất khó.
  • Ngành kinh doanh của AEON là không quan trọng đói với nhà cung cấp hoặc số lượng mua chiếm tỉ lệ nhỏ trong sản lượng của nhà cung cấp.

4. Phân tích SWOT về chiến lược thâm nhập thị trường của tập đoàn AEON tại Việt Nam

・Điểm mạnh

  • Có kinh nghiệm vận hành và quản lý bán lẻ hệ thống
  • Thương hiệu AEON- Nhật Bản được người tiêu dùng biết đến
  • Cơ sở vật chất được đầu tư khang trang
  • Đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp
  • Cơ cấu sản phẩm đa dạng
  • Hàng chất lượng tuân theo tiêu chuẩn Nhật Bản tiêu chuẩn
  • Dịch vụ cho gia đình mua sắm, vui chơi.
  • Mô hình bán lẻ mới
  • Giá thành hợp lý, phù hợp với nhiều tầng lớp.

・Điểm yếu

  • Giá cả cao đối với các sản phẩm nhập khẩu
  • Thường xuyên bị quá tải, thanh toán chậm
  • Sự phân phối và cung cấp hệ thống bị hạn chế.
  • Thị phần nhỏ
  • Chuỗi cửa hàng chậm phát triển
aeon-mall-marketing-strategy

Chiến lược marketing của Aeon Mall (Ảnh minh họa)

・Cơ hội

  • Việt Nam gia nhập WTO, hội nhập mở rộng
  • Nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao
  • Thị trường bán lẻ ngày càng phát triển
  • Sự tăng trưởng kinh tế của đất nước
  • Thị trường Việt Nam có tốc dộ phát triển nhanh chóng

・Thách thức

  • Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
  • Thói quen mua sắm của người tiêu dung thường xuyên thay đổi
  • Khủng hoảng kinh tế
  • Các rào cản về thủ tục và cơ chế hải quan, nhập khẩu, xuất khẩu
  • Tỷ giá hối đoái và lãi suất của các ngân hàng trong Việt Nam biến động, ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp.

Bài viết liên quan:

Chiến lược marketing của dầu gội Clear
Chiến lược marketing của cà phê G7 tại Việt Nam

5. Chiến lược Marketing Mix của tập đoàn Aeon Mall

・Chiến lược sản phẩm

Cửa hàng AEON với diện tích bán hàng 16.000 m2, cung cấp hơn 12.000 mặt hàng thiết yếu hàng ngày, đáp ứng mọi nhu cầu mua sắm của khách hàng. Từ các mặt hàng ăn uống, tiêu dùng hàng ngày trong khu vực siêu thị, đến các gian hàng thời trang dành cho người lớn và trẻ em, cũng như các mặt hàng gia dụng. Trong khu vực cho thuê gian hàng của AEON Mall có thể chia thành 5 khu vực lớn, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng:

  • Khu quần áo thời trang, với các thương hiệu thời trang quốc tế.
  • Khu bán hàng chuyên biệt, cung cấp các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, đồ điện tử, nội thất gia đình.
  • Khu ẩm thực có diện tích lớn nhất TP.HCM gồm: nhà hàng, thức ăn nhanh, khu ẩm thực.
  • Khu vui chơi bao gồm: khu vui chơi trẻ em, rạp chiếu phim.
  • Khu dịch vụ với các trung tâm chăm sóc sắc đẹp.

Trong giai đoạn đầu vào Việt Nam, AEON chủ yếu kinh doanh các mặt hàng thực phẩm và hàng tiêu dùng nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản, tỷ trọng hàng nội địa còn thấp. Sau đó, AEON sẽ hợp tác với các nhà cung cấp trong nước để phát triển sản phẩm theo đơn đặt hàng riêng của AEON, thương hiệu riêng của Topvalu.

Sản phẩm chủ lực hiện nay của AEON là thực phẩm, trong đó nổi bật nhất là thức ăn nhanh do Aeon chế biến và tiêu thụ trong ngày. Đặc điểm của loại sản phẩm này là đa dạng về chủng loại và có giá thành rẻ hơn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường nhằm thu hút cũng như tạo độ nhận biết thương hiệu đến đối tượng khách hàng là các hộ gia đình trẻ.

Sản phẩm tạo nên sự khác biệt của AEON là các dịch vụ giải trí, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp như thẩm mỹ viện, khu tập thể hình, v.v. Một điểm đặc biệt khác của AEON là hệ thống ghế ngồi được bố trí ở khắp mọi nơi AEON khuyến khích khách hàng dành thời gian tham quan toàn bộ trung tâm mua sắm, vì vậy AEON cũng cung cấp chỗ nghỉ ngơi cho khách hàng.

Ngoài ra, AEON còn cung cấp bộ sạc điện thoại để khách tham quan và hệ thống máy tính tra cứu danh mục sản phẩm. Với chiến lược sản phẩm đa dạng và không ngừng thay đổi theo nhu cầu người tiêu dùng cũng như lợi thế cạnh tranh độc quyền từ dịch vụ, Aeon không chỉ đáp ứng mọi nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng mà còn cung cấp thêm các dịch vụ giải trí mà không một trung tâm thương mại nào tại Việt Nam có thể cung cấp cho đến ngày nay.

AEON cũng cung cấp bộ sạc điện thoại cho khách và hệ thống máy tính tìm kiếm danh mục sản phẩm. Với chiến lược sản phẩm đa dạng và không ngừng thay đổi theo nhu cầu người tiêu dùng cũng như lợi thế cạnh tranh độc quyền từ dịch vụ, Aeon không chỉ đáp ứng mọi nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng mà còn cung cấp thêm các dịch vụ giải trí mà không một trung tâm thương mại nào tại Việt Nam có thể cung cấp cho đến ngày nay. 

・Chiến lược về giá

Chiến lược giá của AEON luôn song hành và không ngừng thay đổi theo chiến lược sản phẩm. Do đó, giá cả của các sản phẩm khá đa dạng, có xu hướng rải đều từ thấp đến cao. Nhưng nhìn chung, trong giai đoạn đầu gia nhập thị trường Việt Nam, giá các sản phẩm của Aeon vẫn cao hơn thị trường do nguồn hàng chủ yếu lúc này là hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Biết được điểm yếu và nguyên nhân, sau vài tháng hoạt động, Aeon đã tăng cường liên kết với các nhà sản xuất Việt Nam để đưa ra những sản phẩm mang thương hiệu riêng của Aeon với giá cả phù hợp với chất lượng sản phẩm, phù hợp với nhu cầu và túi tiền của người dân. Qua đó, AEON đã thực hiện chiến lược giá linh hoạt nhằm thay đổi cơ cấu sản phẩm và tình hình thị trường.

aeon-mall-strategy-marketing

Chiến lược marketing của Aeon Mall (Ảnh minh họa)

・Chiến lược phân phối và địa điểm

Mặt bằng luôn là thách thức lớn đối với các TTTM và AEON đã chủ trương chọn cho mình một “vị trí đắc địa” theo quan điểm riêng của mình. Dưới đây là một số tính năng vị trí của AEON:

  • Diện tích lớn, nằm trong khu đô thị tiềm năng.
  • Không quá xa trung tâm thành phố, AEON tạo mọi cơ hội để khách hàng có thể tiếp cận và mua sắm tại các trung tâm thương mại của mình bằng nhiều hình thức khác nhau.
  • Bãi đậu xe rộng rãi cho cả ô tô và xe máy đặc biệt không thu phí gửi xe
  • Đặt biển báo trong bán kính 5km để khách hàng dễ dàng nhận biết vị trí.
  • Xây dựng các tuyến xe buýt riêng cho những người có nhu cầu mua sắm tại AEON.

・Chiến lược quảng cáo & khuyến mãi

AEON đã đầu tư quảng bá cực kỳ rầm rộ cả trước và sau khi vào thị trường Việt Nam. Cụ thể là việc triển khai đồng thời chương trình trên tất cả các mặt như báo chí, cộng đồng xã hội và văn hóa.

1/ Quảng cáo

Một trong những chiến lược marketing của aeon mall đầu tiên là được thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, Internet): hình thức quảng cáo này tốn nhiều chi phí nên công ty chỉ tập trung sử dụng ở giai đoạn đầu khi công ty mới đi vào hoạt động. Các giai đoạn sau sẽ giảm dần và chuyển sang các hoạt động quảng cáo khác. Mục đích chính là để khách hàng biết đến thương hiệu AEON.

2/ Khuyến mại

Cần có các hoạt động xúc tiến nhằm kích cầu tiêu dùng và tăng sức mua của khách hàng. Một số hình thức khuyến mãi mà công ty sẽ sử dụng:

  • Các chương trình giảm giá thường xuyên.
  • Phát thẻ tích điểm cho khách hàng thân thiết và khách hàng thân thiết.
  • Rút thăm trúng thưởng. 

3/ Quan hệ công chúng

  • Tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, lễ kỷ niệm.
  • Phát hành các ấn phẩm giới thiệu về công ty và các sản phẩm mà công ty đang bán.
  • Thực hiện các hoạt động từ thiện như hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đóng góp xây dựng trường học, nhà trẻ.
  • Trao học bổng, khuyến học, tặng quà cho các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
  • Xây nhà tình nghĩa, phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam suốt đời.

Tổ chức các buổi tư vấn, giới thiệu sản phẩm nhằm giúp khách hàng có thêm thông tin về sản phẩm, đồng thời các hoạt động này cũng sẽ góp phần định hướng nhu cầu, kích thích sức mua của khách hàng.

Tổ chức các sự kiện (event) như lễ hội tuổi thơ, khánh thành hoặc khởi công dự án với sự chứng kiến ​​của lãnh đạo cấp cao, ra mắt các mặt hàng mới với sự xuất hiện của các nghệ sĩ nổi tiếng tham gia giới thiệu sản phẩm, tổ chức dùng thử (uống, ăn, đi dùng thử,…) cho khách hàng nhưng chưa bán được sản phẩm, khiến nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng cao và ngày càng muốn có ngay sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Xem thêm các bài viết về chiến lược marketing tại đây.

6. Kết luận

Chiến lược marketing của Aeon Mall: Được thành lập vào năm 1758, AEON là một trong những tập đoàn thương mại bán lẻ lớn nhất thế giới với 179 liên doanh trong và ngoài nước tại Nhật Bản. Là một thương hiệu mới gia nhập thị trường Việt Nam. Nhờ chiến lược thâm nhập thị trường gắn với chiến lược thương hiệu đúng đắn, đáp ứng nhu cầu với đặc điểm thị trường và cạnh tranh, định vị phù hợp với khách hàng từ đó đưa ra các chiến lược phân phối và sản phẩm. Đặc biệt, chính sách giá và khuyến mãi phù hợp của AEON đã hoàn toàn thành công với chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam.

Trong khi nhiều đối thủ đang chịu lỗ lớn để có chỗ đứng trên thị trường bán lẻ Việt Nam thì hệ thống AEON Mall Việt Nam đã có lãi chỉ sau 3 năm hoạt động. Không quá ồn ào công bố thông tin như nhiều tập đoàn bán lẻ đa quốc gia khác, AEON chọn cách tăng dần sự hiện diện tại thị trường Việt Nam thông qua hoạt động âm thầm của các trung tâm thương mại lớn, len lỏi vào từng ngõ ngách đô thị. Phương châm kinh doanh của gã khổng lồ bán lẻ Nhật Bản là “chậm mà chắc”. AEON đang đẩy nhanh sự hiện diện của mình trên tất cả các phân khúc của thị trường bán lẻ, qua đó nâng cao nhận diện thương hiệu và từng bước chiếm lĩnh thị trường bán lẻ Việt Nam.

※ Bài viết có sử dụng thông tin từ nhiều nguồn tham khảo của các tác giả khác nhau

What's your reaction?

Excited
2
Happy
0
In Love
0
Not Sure
0
Silly
0
maneko
Tên thường gọi: maneko-chan. Chuyên về BtoB marketing và digital marketing, thích đọc các bài viết về chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh của các thương hiệu tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Thành thạo Việt Anh Nhật. Yêu thiên nhiên, thích đọc sách, chơi với mèo và ăn vặt ^^

You may also like

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.