tpbank-marketing-strategy

Chiến lược marketing của TPBank: Tien Phong Bank (TPBank) là ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập vào ngày 5/5 năm 2008. Trong những ngày đầu thành lập, TPBank không hề có đạt được lợi nhuận như kế hoạch đặt ra do chưa có tầm nhìn và hoạch định đúng đắn. Đặc biệt vào năm 2012, TPBank nằm trong danh sách các ngân hàng hoạt động kém chất lượng, buộc phải tái cơ cấu do thua lỗ nặng. Tuy nhiên tới năm 2022, sau 10 năm hoạt động và cố gắng không ngừng nghỉ, TPBank đã thay đổi ngoạn mục và nằm trong nhóm ngân hàng có tỷ suất sinh lời trên vốn và tài sản cao nhất thị trường. Điều gì đã tạo nên một TPBank vững mạnh như hiện nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân trong bài viết Chiến lược marketing của TPBank với các chiến lược marketing điển hình cùng điểm mạnh điểm yếu của TPBank trong bài viết dưới đây. 

1. Tổng quan về TPBank

TPBank tên đầy đủ là Ngân hàng TMCP Tiên Phong được thành lập vào 5/5 năm 2008. Sau khủng hoảng vào năm 2012 với sắc lệnh cải tổ nội bộ hoạt động, TPBank đã được mua lại bởi nhiều cổ đông chiến lược mới như DOJI Gold & Gems Group, FPT Group, Vietnam National Reinsurance Corporation (Vinare), SBI Ven Holding Pte. Ltd (Singapore), Công ty Tài chính Quốc tế IFC (Ngân hàng Thế giới) và Quỹ PYN Elite Fund. Việc được sự ủng hộ của nhiều tổ chức lớn cung cấp năng lực công nghệ và tài chính, giúp TPBank có thêm động lực để vượt qua giai đoạn khủng hoảng những năm đầu thành lập. (Nguồn: vneconomy)

Với tuyên ngôn thương hiệu “Vì chúng tôi hiểu bạn”, TPBank mong muốn lấy nền tảng của “sự thấu hiểu” khách hàng để xây dựng phong cách chất lượng dịch vụ ngân hàng hàng đầu, đặt Khách hàng vào vị trí trung tâm trong hoạt động kinh doanh của mình. Định hướng của TPBank là đưa ra các sáng kiến về giải pháp ngân hàng số mang phong cách hiện đại, hiệu quả, bảo mật cao. Cách tiếp cận này đã mang lại cho TPBank lợi nhuận cao hơn với mức xếp hạng tín nhiệm từ Moody (tổ chức xếp hạng tín nhiệm) ổn định hơn.

Tên đầy đủ Ngân hàng TMCP Tiên Phong
Tên Tiếng Anh Tien Phong Commercial Joint Stock Bank
Tên giao dịch TPBank
Website https://tpb.vn/
Primary Office 57 Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo,
quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội
Email info@tpb.com.vn
Năm thành lập 05/05/2008

・Slogan của TPBank

Slogan của TPBank là “Vì chúng tôi hiểu bạn” (tiếng Anh là “A deeper understanding”) với trọng tâm là lắng nghe Khách hàng, lấy Khách hàng là trung tâm cho mọi hoạt động sản phẩm tài chính. 

・Lợi thế cạnh tranh của TPBank

Lợi thế cạnh tranh của TPBank đến từ việc là một trong những ngân hàng dẫn đầu xu hướng ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam.  Đây chính là lý do để VNDirect cho rằng xu hướng kinh doanh của TPBank sẽ còn khả quan trong thời gian tới. 

Đặc biệt TPBank có chiến lược (i) tập trung vào sản phẩm cho vay bán lẻ với tỷ lệ thâm nhập thấp ở Việt Nam, cũng như là (ii) thương hiệu tiên phong trong chuyển đổi số với lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ thông quan thủ tục cho vay đơn giản hợp lý.   

tpbank-marketing-strategy

Chiến lược marketing của TPBank (Nguồn: TPBank)

TPBank cũng khai thác lợi thế cạnh tranh của mình thông quan việc khai thác thị trường trái phiếu doanh nghiệp để tận dụng tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường vốn còn non trẻ này. Hiện nay, TPBank nằm trong top 5 ngân hàng có tỷ lệ nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp cao nhất toàn ngành. (Nguồn: marketscreener)

Xem thêm bài viết liên quan:

Chiến lược marketing của Momo – Người bạn tài chính tin cậy

2. Chiến lược marketing của TPBank

Chiến lược marketing của TPBank tập trung và trải rộng trên nhiều khía cạnh, thu hút nhiều tệp khách hàng như khách hàng cá nhân, hộ doanh kinh doanh, Doanh nghiệp vừa và nhỏ và Doanh nghiệp lớn. Để có thể liên tục duy trì được vị thế của Doanh nghiệp cũng như tìm kiếm khách hàng tiềm năng sử dụng dịch vụ trong tương lai thì chiến lược marketing là yếu tố quan trọng, không thể thiếu đối với TPBank. Chúng ta hãy cùng phân tích bốn yếu tố trong chiến lược marketing mix của TPBank dưới đây: 

・Chiến lược sản phẩm

Mặc dù là một ngân hàng trẻ, sinh sau đẻ muộn và đã trải qua một giai đoạn tái cơ cấu mạnh mẽ nhưng TPBank không chỉ cải thiện các hoạt động cơ bản mà còn “lột xác” ngoạn mục bằng việc tung ra thị trường hàng loạt những sản phẩm mới, mang lại tiện ích tối ưu cho Khách hàng. Với vị thế là một ngân hàng trẻ và năng động, TPBank đã lựa chọn đầu tư và mở rộng nền tảng công nghệ, ứng dụng công nghệ vào dịch vụ ngân hàng số – một lĩnh vực mới giúp TPBank nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng. 

Một vài ví dụ có thể kể tới trong chiến lược sản phẩm của TPBank dành cho khách hàng cá nhân như: 

・Tài khoản: Tài khoản thanh toán, tài khoản Super Account, tài khoản số đẹp
・Tiết kiệm: Các gói tiết kiệm với lãi suất cao, kỳ hạn linh hoạt
・Các khoản cho vay: Cho vay mua nhà, sửa nhà, vay mua xe, vay kinh doanh
・Các loại thẻ: Thẻ tín dụng, thẻ ATM, thẻ ghi nợ quốc tế 

Dịch vụ: eBank, giao dịch tự động LiveBank, khách hàng thân thiết, thanh toán qua mPOS, chuyển tiền…

Bản hiểm: Bảo hiểm xe, bảo hiểm nhà, bảo hiểm nhân thọ… 

Ngoài ra, để tăng tính bảo mật và tiện lợi cho khách hàng, TPBank còn ra mắt và cung cấp ứng dụng nhận dạng khuôn mặt cho các sản phẩm của ngân hàng tự động TPBank LiveBank. 

Đối với Khách hàng là các doanh nghiệp, TPBank cũng cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau như mở tài khoản doanh nghiệp miễn phí và có gửi lãi suất, thẻ ghi nợ quốc tế / thẻ tín dụng quốc tế cho Doanh nghiệp, các dịch vụ cho vay và tài trợ với lãi suất ưu đãi và thời gian xử lý hồ sơ nhanh, các dịch vụ liên quan đến giao dịch quốc tế như trao đổi ngoại hối và thanh toán quốc tế. 

Ngoài ra, TPBank còn cho ra mắt ba dịch vụ Internet Banking cho doanh nghiệp thông qua nền tảng TPBank Biz. TPBank Biz giúp doanh nghiệp có thể chuyển tiền quốc tế, đóng thuế và trực lương trực tuyến… 

tpbank-marketing-strategy

Chiến lược marketing của TPBank (Ảnh minh họa)

Các dịch vụ của TPBank dù cung cấp cho khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp đều có chung đặc điểm là có tính bảo mật cao nhưng vẫn giữ sự tiện ích trong sử dụng của khách hàng. 

Đặc biệt, đối với các khách hàng cao cấp, TPBank còn mang tới những sản phẩm được thiết kế đặc biệt, dịch vụ tài chính toàn diện, đa chiều, nhiều ưu đãi đi kèm với chính sách chăm sóc khách hàng vượt trội nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. 

・Chiến lược về giá  

Chiến lược về giá của TPBank được áp dụng triệt để trên đối tượng không chỉ khách hàng cá nhân mà còn khách hàng Doanh nghiệp. Đặc biệt, số lượng của các dịch vụ được miễn phí tại TPBank đã lên tới 60 loại đối với khách hàng cá nhân và 30 loại đối với khách hàng Doanh nghiệp khi giao dịch số. 

Các loại phí dịch vụ được TPBank miễn trừ trải dài và bao gồm đa dạng các loại hình dịch vụ như ebank, thẻ ghi nợ nội địa/quốc tế, thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ chuyển tiền, tiết kiệm… Hơn nữa, TPBank còn miễn phí rút tiền bằng thẻ ATM tại tất cả các quầy ATM thuộc hệ thống ngân hàng mà không mất chi phí phát sinh. Đây thực sự là điểm nhấn, là điểm được khách hàng yêu thích và tin dùng. 

Không chỉ khách hàng cá nhân, chiến lược về giá của TPBank còn áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp với việc miễn trừ 30 loại phí khi khách hàng thực hiện giao dịch. 30 loại phí được TPBank miễn trừ khi Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ số của TPBank giúp nhiều doanh nghiệp có thể tiết kiệm tới hàng trăm triệu đồng chi phí trong suốt một năm giao dịch. 

Các loại dịch vụ với mức phí 0 đồng đối với khách hàng Doanh nghiệp cũng được TPBank thực hiện ở một số loại phí như phí thường niên, phí eToken, thuế điện tử… Đặc biệt, phí chuyển tiền online là một vấn đề quan tâm của nhiều Doanh nghiệp nhưng TPBank cũng đã thực hiện miễn phí này cho Doanh nghiệp. (Nguồn: vietnamnet)

・Chiến lược phân phối 

Chiến lược phân phối của TPBank phải kể tới hệ thống phòng giao dịch và mạng lưới chi nhánh rộng khắp trên cả nước. Tính đến nay, TPBank có tổng cộng 65 chi nhanh và phòng giao dịch đặt tại 16 tỉnh và thành phố trong cả nước. Hà Nội là thành phố của nhiều chi nhánh và điểm giao dịch nhất với con số là 25. Tiếp theo là TPHCM với 19 chi nhánh và phòng giao dịch, Đà Nẵng với 2 chi nhánh và phòng giao dịch cùng nhiều tỉnh, thành phố khác trên toàn quốc. 

tpbank-marketing-strategy

Chiến lược marketing của TPBank (Nguồn: TPBank)

Ngoài ra, TPBank cũng duy trì mối quan hệ hợp tác với hơn 300 ngân hàng trên thế giới trong đó phải kể tới Mỹ, Ý, Singapore…

・Chiến lược quảng cáo 

1/ Chiến lược “Định danh 5 giây, có tài khoản dùng ngay”

Khi nhắc tới chiến dịch quảng cáo của TPBank thì không thể không nhắc tới chiến dịch “Định danh 5 giây, có tài khoản dùng ngay”. Đây là chiến dịch đánh vào “chỗ ngứa” của nhiều khách hàng khi muốn mở tài khoản ở bất kỳ ngân hàng nào. Thủ tục rườm rà với nhiều khâu giúp đảm bảo an ninh cá nhân nhưng cũng mất rất nhiều thời gian. Tuy nhiên với dịch vụ ngân hàng online sử dụng công nghệ Định danh khách hàng trực tuyến (eKYC), TPBank đã giúp người dùng triệt tiêu được mối lo âu trên. 

Chiến dịch “Định danh 5 giây, có tài khoản dùng ngay” mà TPBank thực hiện nhắm vào nhóm người tiêu dùng trẻ, có công việc ổn định, dư dả về tài chính và sẵn sàng tiếp cận công nghệ thông tin mới. Thông qua chiến dịch này, TPBank muốn truyền tải thông điệp nhấn mạnh vào sự tiện lợi mà công nghệ mới mang lại, giúp khách hàng có thể mở tài khoản ở mọi lúc mọi nơi, một cách an toàn, nhanh chóng nhưng vẫn rất bảo mật. 

Với mục tiêu là thu hút Khách hàng là nhóm người tiêu dùng trẻ, TPBank đã chọn ca sĩ Sơn Tùng MTP làm gương mặt đại diện, sáng tạo video, truyền tải thông điệp quảng cáo một cách rộng rãi tới mọi người tiêu dùng. Đây là chiến dịch được đánh giá là rất thành công, giúp TPBank có được nguồn khách hàng ổn định, tăng gấp 1,5 lần trong suốt thời gian dài. Ngoài ra, chiến dịch này còn giúp lượng khách hàng của TPBank tăng từ 1,7 triệu năm 2017 lên 5 triệu năm 2021. Trong đó, quá nửa Khách hàng có nhu cầu sử dụng và thường xuyên giao dịch trên các kênh điện tử. 

2/ Các hoạt động về cộng đồng của TPBank

Đối với các hoạt động từ thiện cho cộng đồng, TPBank cũng rất hào hứng tham gia. Đặc biệt phải kể tới quỹ từ thiện mang tên Heart’s in Hands (HIH) được tổ chức thường xuyên với sự tham gia đông đảo từ các thành viên của TPBank. 

Một vài hoạt động của TPBank có thể kể tới như hoạt động tài trợ máy theo dõi cho bệnh viện nhiệt đới trung ương tại TPHCM trị giá 375triệu VND vào tháng 8 năm 2020, ủng hộ lũ lụt miền trung cuối năm 2020 trị giá 2 tỷ hay phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức các chương trình tết cho dân tộc nghèo… 

Ngoài ra, trong đại dịch COVID-19 hoành hành, TPBank cũng tặng hơn 1000 khẩu trang cùng trang thiết bị y tế cho bệnh viện phổi trung ương, hay đóng góp 15 tỷ đồng vào chương trình mua vac-xin phòng chống COVID của chính phủ. (Nguồn: TPBank)

Bài viết liên quan:

Phân tích chiến lược marketing của Vietcombank

3. Phân tích SWOT của TPBank

・Điểm mạnh của TPBank 

Điểm mạnh của TPBank bao gồm khác biệt hóa sản phẩm và lực lượng cổ đông hùng mạnh 

1/ Khác biệt hóa sản phẩm 

TPBank được coi là ngân hàng tiên phong của sự sáng tạo trong các dịch vụ ngân hàng. Từ trước tới nay, ngân hàng luôn được coi là một lĩnh vực có sự cạnh tranh khá gay gắt. Tuy nhiên, TPBank đã có một chiến lược hoạt động độc đáo để cạnh tranh với sự gay gắt này. 

Một trong những chiến lược khác biệt hóa, cạnh tranh độc đáo có thể kể tới là hệ thống ngân hàng trực tuyến LiveBank của TPBank. Ngân hàng từ lâu được biết tới với các thủ tục rườm rà và mất nhiều thời gian. Nắm được tâm lý đó, TPBank đã cho ra đời LiveBank. 

LiveBank TPBank là mô hình hoạt động trực tuyến 24/7, là hệ thống ngân hàng tự động đầu tiên tại Việt Nam cho phép người dùng có thể thực hiện được gần như mọi giao dịch với ngân hàng mà không bị giới hạn bởi thời gian. Lợi thế mà LiveBank đem lại là Khách hàng của TPBank có thể giảm bớt các thủ tục rườm rà, thực hiện mọi thao tác làm thủ tục nhanh hơn mà TPBank cũng tiết kiệm được nhiều chi phí trong việc thuê đất và thuê văn phòng. LiveBank đã được cấp bằng sở hữu trí tuệ. 

tpbank-marketing-strategy

Chiến lược marketing của TPBank (Ảnh minh họa)

2/ Lực lượng cổ đông hùng mạnh 

Lợi thế cạnh tranh của TPBank có thể kể tới tiếp theo là lực lượng các cổ đông rất lớn và đa dạng trong nhiều ngành. Một vài ví dụ có thể kể đến như trang sức (DOJI), công nghệ (FPT), tài chính (SBI Holdings, IFC), bảo hiểm (Vinare) và PYN Elite Fund. Với những nhà đầu tư có năng lực, có tiềm lực tài chính vững mạnh, đa dạng trong nhiều lĩnh vực, có thể nói TPBank đã nhận được nguồn vốn và tư vấn phù hợp, từ đó tạo được nguồn lực đủ để cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. Nhờ vào lợi thế cạnh tranh này, TPBank đã liên tục đạt được những mức tăng trưởng đầy ngoạn mục trong nhiều năm liên tiếp. 

・Điểm yếu của TPBank

Điểm yếu của TPBank là kinh nghiệm non trẻ, chưa có nhiều thâm niên trong lĩnh vực ngân hàng. Có thể thấy, số lượng chi nhánh và ATM của TPBank tại Việt Nam vẫn còn thấp khi so sánh với các ngân hàng khác. Ngoài ra, hệ thống LiveBank đã được giới thiệu từ năm 2017 nhưng hệ thống này hiện nay chỉ có ở 19 thành phố. 

Việc thiếu hụt các số lượng phòng giao dịch cũng như ATM khiến TPBank đang thiếu hụt nhiều khách hàng tiềm năng chưa thể tiếp cận được, ví dụ như các tỉnh Điện Biên, Cao Bằng, Sơn La.. Hơn nữa, một vài thành phố nằm gần biên giới Trung Quốc có thể thu hút được một số lượng lớn các Khách hàng Trung Quốc tiềm năng tới Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau. 

Chính vì lý do này, chúng ta có thể nói việc chưa có nhiều thâm niên trong lĩnh vực ngân hàng là một điểm yếu của TPBank. 

・Cơ hội của TPBank

Cơ hội của TPBank nằm ở tốc độ đô thị hóa cũng như chính sách cashless (tạm dịch, không tiền mặt) từ Chính Phủ. 

1/ Tốc độ đô thị hóa nhanh 

Sự đô thị hóa nhanh sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho TPBank trong việc thu hút Khách hàng mới và cuối cùng là mở rộng kinh doanh. 

Lý do cho việc này là khi đô thị hóa diễn ra, các khu vực nông thôn, liên xã, liên bản sẽ được thay thế bằng các công trình hiện đại để nâng cao đời sống cho người dân, giúp người dân có mức sống cao hơn. Việc này đồng nghĩa với việc số lượng người dân ở các vùng nông thôn được tiếp cận với công nghệ thông tin, công nghệ số hiện đại sẽ gia tăng. Điều này dẫn tới việc một số lượng lớn Khách hàng ở các vùng nông thôn sẽ chuyển từ hình thức vay tín dụng với nhiều thủ lục lằng nhằng, không rõ ràng, chuyển sang ngân hàng để có giải pháp hiệu quả và thuận tiện hơn. Chính vì thế, TPBank sẽ có cơ hội để mở rộng đối tượng Khách hàng trong tương lai gần. 

2/ Chính sách không tiền mặt

Chính sách của Chính phủ về việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt cũng tạo điều kiện cho sự phát triển của TPBank. Chính phủ đã yêu cầu nhiều tổ chức công cộng như bệnh viện, trường học, siêu thị và các nhà cung cấp dịch vụ thiết yếu như nước, điện, phát sóng truyền hình, mạng di động… hợp tác với các ngân hàng và cũng yêu cầu họ phải tích hợp POS, thanh toán bằng thẻ trong hoạt động của mình. Như vậy, các dịch vụ do TPBank cung cấp ngày càng thiết thực hơn, khuyến khích nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng hơn.

tpbank-marketing-strategy

Chiến lược marketing của TPBank (Ảnh minh họa)

・Thách thức của TPBank

Thách thức của TPBank nằm ở sự cạnh tranh gay gắt cũng như sự minh bạch trong hoạt động ngân hàng.  Với việc ban hành hệ thống xếp hạng tín nhiệm đối với các tổ chức tài chính, sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng sẽ trở nên gay gắt hơn, nơi mọi ngân hàng sẽ cố gắng tối đa hóa hiệu quả hoạt động bằng cách triển khai các kế hoạch mới, tích hợp với các giải pháp ngân hàng mới nổi như Fintech. 

Một hạn chế khác của TPBank là sự minh bạch trong hoạt động vận hành và quản lý. Ngân hàng là lĩnh vực thường xuyên xuất hiện tình trạng tham nhũng, dẫn tới những ảnh hưởng xấu đến tổng tài sản của ngân hàng. Vậy nên, việc theo đuổi các chiến lược giúp minh bạch hoạt động của ngân hàng là điều cần thiết cho TPBank mọi lúc mọi nơi. 

Xem thêm các bài viết về chiến lược marketing tại link.

4. Lời kết

Chiến lược marketing của TPBank với các phân tích về SWOT cho thấy điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức tiềm năng mà Doanh nghiệp này có thể gặp phải cùng với chiến lược marketing mix. Hy vọng bài viết có ích với bạn đọc. 

※ Bài viết được tổng hợp và tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau.

 

What's your reaction?

Excited
0
Happy
0
In Love
0
Not Sure
0
Silly
0
maneko
Tên thường gọi: maneko-chan. Chuyên về BtoB marketing và digital marketing, thích đọc các bài viết về chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh của các thương hiệu tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Thành thạo Việt Anh Nhật. Yêu thiên nhiên, thích đọc sách, chơi với mèo và ăn vặt ^^

You may also like

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.