KPI cho digital marketing: Trong quá trình vận hành một website thì chắc hẳn mục tiêu sau cùng sẽ luôn là làm tăng doanh thu, hoặc làm tăng số lượng người truy cập. Đây hoàn toàn là một điều dễ hiểu, tuy nhiên để đạt được mục tiêu cuối cùng đó thì sẽ có rất nhiều viễn cảnh được đưa ra. Ví dụ, “Tại sao khách truy cập tăng nhưng doanh thu không tăng?”, hay “Tại sao cả doanh thu và khách truy cập đều không tăng? ”. 

Vậy nên, để có thể tìm ra nguyên nhân, từ đó có các phương pháp tiếp cận tốt nhất thì một trong những cách được đề xuất nhiều nhất là thiết lập KPI. Việc thiết lập KPI không chỉ đơn thuần giúp doanh nghiệp chỉ ra được mục tiêu mà còn làm rõ được cách đạt được mục tiêu đó dựa vào số liệu thực tế. 

1. Chỉ số KPI là gì? 

KPI hay “Key Performance Indicators” được định nghĩa theo từ điển Oxford như sau: 

“A quantifiable measure used to evaluate the success of an organization, employee, etc. in meeting objectives for performance” 

Hay theo định nghĩa của Investopedia: 

“A set of quantifiable measures that a company uses to gauge its performance over time”

Vậy theo như hai định nghĩa trên thì có thể suy ra, KPI chính là một thước đo để đánh giá được tiến độ hoàn tất một công việc, hiệu suất hoàn thành một chỉ tiêu nào đó đề ra. Đây là một trong các chỉ số quan trọng trong quá trình xây dựng và định hướng kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên, đây không phải là mục tiêu cuối cùng, mà chỉ là thước đo để đánh giá tiến trình và hiệu suất công việc, hướng tới mục tiêu cuối cùng. 

Ví dụ, một công ty bán mỹ phẩm online trên nền tảng website của công ty và có mục tiêu doanh thu cho nửa quý đầu năm là 600 triệu VND. 

Vậy mục tiêu về doanh thu 600 triệu đã đặt ra được gọi là KGI (Key Goal Indicators), còn các phương pháp giúp thúc đẩy doanh thu như: 

・Tăng lượng truy cập từ quảng cáo
・Đẩy xếp hạng từ khóa cho SEO
・Tăng tỷ lệ chốt đơn hàng … đều được định nghĩa là KPI. 

KPI rất quan trọng trọng và có ảnh hưởng trực tiếp tới mục tiêu doanh thu cuối cùng. Nhờ có các chỉ số KPI mà marketers có thể hiểu rõ được tình hình hoạt động của website, giúp điều tiết các hoạt động truyền thông để sao cho doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu cuối cùng.

2. Tầm quan trọng của chỉ số KPI

Như ở trên đã trình bày thì các chỉ số KPI giúp cho doanh nghiệp hình dung được thực trạng một cách rõ ràng nhất, từ đó có các hành động cụ thể để tiền gần với mục tiêu đã đặt ra. Nếu không có KPI thì việc thực hiện bất cứ một hoạt động nào sẽ rất dễ rơi vào tình trạng nửa chừng, và làm mất đi động lực của các thành viên trong nhóm. 

Không những thế, việc không có các chỉ số KPI dẫn đường rất dễ khiến việc điều tiết các hoạt động digital marketing trở nên kém hiệu quả vì không thể bắt nhịp được với các thay đổi cần có. Kết quả là, doanh nghiệp sẽ bị lỡ các thời khắc vàng để cải thiện tình trạng hiện tại. Đặc biệt nếu doanh nghiệp đang thực hiện các hoạt động truyền thông online theo mô hình PDCA (Plan-Do-Check-Action cycle).

kpi-cho-digital-marketing

KPI cho digital marketing (Ảnh minh họa)

Các chỉ số KPI thường gặp 

Vậy để có thể thiết lập được KPI trong digital marketing thì trước hết cần xem xét các loại KPI thường gặp trong quá trình lên kế hoạch marketing. Thông thường, sẽ có các loại chỉ số KPI như dưới đây:

1. Chỉ số KPI liên quan tới doanh thu 

Chỉ số KPI liên quan tới doanh thu được sử dụng để đo lường độ hiệu quả của các hoạt động marketing tác động tới doanh số kinh doanh. Để làm rõ được chỉ số này thì việc cài đặt và đo lường số lượng Khách hàng mà đội ngũ sales có được là rất quan trọng, Ví dụ, trong vòng hai tuần, đội marketing có được 50 Khách hàng tiềm năng đăng ký thông qua website, trong đó, đội sales gặp và chốt được 20 đơn hàng, chiếm khoảng 40%. 

Nếu con số 40% này chưa thỏa mãn chỉ số doanh thu đặt ra thì có thể xem xét và điều chỉnh lại chỉ số KPI hoặc chiến lược kinh doanh cho phù hợp. 

2. Chỉ số KPI liên quan tới quảng cáo online

Đối với các doanh nghiệp đang đầu tư công sức vào việc thu hút Khách hàng mới thì các chỉ số KPI liên quan tới quảng cáo online là không thể không quan tâm, đặc biệt các chỉ số liên quan tới chi phí, hiệu quả của quảng cáo trên mức chi phí được đưa ra. 

Xem thêm: Chỉ số KPI trong quảng cáo trực tuyến

3. Chỉ số KPI liên quan tới owned media 

Trong các cách thu hút Khách hàng tiềm năng thì ngoài quảng cáo online, owned media hay còn gọi là truyền thông sở hữu cũng đang được nhiều doanh nghiệp ứng dụng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, khi so sánh với quảng cáo online thì owned media thường mất nhiều thời gian và công sức để vận hành. Cụ thể, để có thể khiến thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ tới được tay Khách hàng tiềm năng thì thông thường sẽ mất ba tháng tới nửa năm. Vậy nên, để có thể khiến owned media của doanh nghiệp đạt đúng mục tiêu đề ra thì việc đặt ra chỉ số KPI và liên tục cập nhật tình các chỉ số hiện tại với KPI đặt ra là rất quan trọng. 

Xem thêm: Chỉ số KPI trong owned media

4. Chỉ số KPI liên quan tới mạng xã hội 

Trong bối cảnh hiện nay thì mạng xã hội là một trong những yếu tố không thể tách rời của digital marketing. Thông qua mạng xã hội thì thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ được lan truyền một cách tự nhiên tới Khách hàng tiềm năng. Thậm chí có những tầng Khách hàng mà trước đây chỉ với SEO hoặc quảng cáo online cũng trở nên dễ dàng tiếp cận hơn rất nhiều so với trước đây. 

Chính vì đối tượng Khách hàng đa dạng, cộng với nội dung thông tin mà doanh nghiệp đưa ra phải phù hợp với từng tầng lớp Khách hàng, cho nên việc đặt ra các chỉ số KPI trong việc vận hành mạng xã hội lại càng trở nên cấp thiết hơn. Tuy nhiên hiện tại, với sự xuất hiện của rất nhiều mạng xã hội thì việc chọn lựa mạng xã hội phù hợp với đối tượng Khách hàng của từng Doanh nghiệp là rất quan trọng. 

5. Chỉ số KPI liên quan tới smartphone

Trong năm 2018 khi Google thay đổi thuật toán tìm kiếm thì việc đánh giá tốc độ hiển thị, độ thân thiện đối với người dùng trên smartphone đã được chú ý. Từ đó, các chỉ số KPI liên quan tới smartphone được ra đời. Thậm chí đối với nhiều doanh nghiệp thì việc website hiển thị trên smartphone như thế nào có vai trò quan trọng hơn cả máy tinh. 

Các chỉ số KPI liên quan tới smartphone thường gặp, ví dụ là số lượng traffic (số lượng ghé thăm website) từ ba nguồn máy tính cá nhân, máy tính bảng và smartphone, số lượng conversion từ smartphone… 

kpi-cho-digital-marketing

KPI cho digital marketing (Ảnh minh họa)

4. Điểm lưu ý trong quá trình lập KPI? 

Tuy chỉ số KPI quan trọng là vậy nhưng không thể xây dựng hoặc áp đặt một cách bừa bãi. Để có thể tạo nên các chỉ số KPI giúp cho việc vận hành kế hoạch digital marketing được hiệu quả, thì trong quá trình thiết lập các chỉ số KPI thì marketers cần chú ý các yếu điểm như dưới đây. 

1. Quy luật SMART

SMART là viết tắt của năm chữ tượng trưng cho năm điểm cần lưu ý trong thiết lập KPI 

S- Specific: Tính cụ thể – Chỉ số KPI đặt ra đã cụ thể, và dễ hiểu chưa?
M-Measurable: Có thể đo lường được – Chỉ số KPI đặt ra có thể thể hiện bằng con số cụ thể không? 
A-Achievable: Có tính khả thi – Chỉ số KPI đặt ra có quá khó để đạt được ở hiện tại không?
R-Relevant: Có tính liên quan – Chỉ số KPI đặt ra có liên quan tới KGI không? 
T-Time-bound: Có thời gian cụ thể – Để đạt được chỉ số KPI đặt ra cần bao nhiêu thời gian?

Chỉ số KPI thông thường chỉ là các mục tiêu ngắn, nhưng lại có tính phổ cập cao trong tổ chức. Điều này có nghĩa là, tất cả thành viên trong nhóm phải hiểu được ý nghĩa của chỉ số KPI đặt ra. Vậy nên nếu chỉ số KPI quá là khó hiểu hoặc phức tạp thì việc áp dụng sẽ rất khó khăn và không có ý nghĩa. Nếu có thể được thì nên có một bản giải thích đi kèm với chỉ số KPI mục tiêu. 

Ngoài ra, tính khả thi của chỉ số KPI cũng cần cân nhắc bởi lẽ, nếu đặt chỉ số KPI quá cao hoặc quá thấp sẽ dẫn tới tình trạng làm mất đi nguồn cảm hứng của nhân viên trong nhóm, và lẽ dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng tới tiến độ công việc. Vậy nên trong quá trình thiết lập chỉ số KPI thì phải làm sao để mọi thành viên có thể có chung suy nghĩ rằng “Chỉ cần cố gắng thì chỉ số này hoàn toàn có thể đạt được” và từ đó phát huy được điểm mạnh cũng như kỹ năng hoặc kinh nghiệm của từng cá nhân là điều quan trọng. 

2. Tham khảo chỉ số KPI hiện tại công ty đối thủ 

Hiện nay với môi trường cạnh tranh trên nền tảng online thì việc một công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, kể cả gián tiếp hoặc trực tiếp là điều rất dễ hiểu. Vậy nên một trong các ý tưởng để thiết lập một chỉ số KPI phù hợp cho doanh nghiệp là việc tham khảo các chỉ số KPI hiện tại của các đối thủ cạnh tranh là điều rất cần thiết. 

Benchmarking là một thuật ngữ ám chỉhành động lựa chọn các công ty có kết quả kinh doanh thành công, có mô hình tương đồng với doanh nghiệp, từ đó lọc ra các yếu tố then chốt, so sánh đối chiếu với thực trạng của doanh nghiệp , từ đó đưa ra được các phương hướng chính xác nhất. 

Để có thể thực hiện được benchmarking trong marketing thì ngoài các bước như chọn đối thủ cạnh tranh phù hợp.., còn cần các công cụ hỗ trợ để có thể lấy được chỉ số KPI một cách chính xác nhất. 

Xem thêm: Benchmarking trong digital marketing

3. Xây dựng tháp KPI

Để giúp toàn bộ thành viên trong nhóm có thể hiểu được chỉ số KPI thì ngoài việc giải thích bằng từ ngữ, thì việc xây dựng chỉ số KPI theo hình tháp sẽ khiến cho mọi thành viên dễ hiểu hơn. Để có thể đạt được mục tiêu (KGI) cuối cùng thì thông qua biểu đồ hình tháp, các bước trong quá trình thực hiện chỉ số KPI được hiện ra rất rõ ràng. 

kpi-cho-digital-marketing

Ví dụ về tháp KPI cho digital marketing

Trong ví dụ trên thì để có thể đạt được 150 đơn hàng thì, cần 6000 khách mới và 1500 khách cũ. Theo số liệu năm ngoái thì tình hình hiện tại, số lượng khách cũ đang chiếm 20%, nếu năm nay tăng lên 25% thì chỉ số 1500 khách là hoàn toàn có tính khả thi. Vậy nên thông qua từng bước, từng chỉ số KPI mà chỉ số KGI cuối cùng trở nên dễ nhìn hơn rất nhiều. 

Tuy nhiên trong quá trình xây dựng chỉ số KPI thì các chỉ số nên đơn giản và dễ hiểu, các phép toán cũng không nên quá rắc rối, giúp người xem chỉ cần nhìn thoáng qua là có thể hiểu được ý nghĩa, không gây hiểu lầm. Và một điều nữa cần chú ý, đó là đơn vị trong quá trình xây dựng tháp chỉ số KPI. Cần phải ghi chú rõ ràng, chỉ số ở đây là % hay là số lượng Khách hàng, số lượng truy cập website… 

Xem thêm các bài viết về thiết lập chỉ số đo lường tại đây. 

Lời kết 

Trên đây là lời giải thích về chỉ số KPI, các chỉ số KPI thường gặp cũng như cách thiết lập KPI phù hợp. Chỉ số KPI rất quan trọng trong quá trình xây dựng kế hoạch marketing vì sự liên quan của nó với chỉ số KGI, mục tiêu cuối cùng. 

Nguồn tham khảo:
hc.kyodoprinting.co.jp
blog.sedesign.co.jp

What's your reaction?

Excited
0
Happy
0
In Love
1
Not Sure
0
Silly
0
maneko
Tên thường gọi: maneko-chan. Chuyên về BtoB marketing và digital marketing, thích đọc các bài viết về chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh của các thương hiệu tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Thành thạo Việt Anh Nhật. Yêu thiên nhiên, thích đọc sách, chơi với mèo và ăn vặt ^^

You may also like

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.