Chạy quảng cáo Google: Chạy quảng cáo Google như thế nào, chắc hẳn luôn là câu hỏi của bất cứ newbie nào mới sử dụng quảng cáo Google, và bản thân mình cũng đã từng hỏi câu hỏi này năm năm về trước khi mới bắt đầu biết về digital marketing. Vậy nên, trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn cụ thể về cách chạy quảng cáo Google như thế nào, kiến thức nền tảng cần có để thiết kế một tài khoản Google Ads, các bước quản lý quảng cáo Google trong quá trình chạy quảng cáo.

Một lưu ý nho nhỏ là những kiến thức mình chia sẻ trong bài viết này được mình học và thực hiện tại thị trường Nhật Bản nên từ ngữ sẽ không được chuẩn như các bài viết chia sẻ ở website khác. Nhưng điều mình muốn truyền tải tới các bạn thông qua bài viết là cách tư duy và hướng suy nghĩ cần thiết khi chạy quảng cáo Google. 

1. Chạy quảng cáo Google Ads là gì?

Google Ads là nền tảng quảng cáo trực tuyến do Google phát triển cho phép Khách hàng đặt giá thầu để hiển thị quảng cáo theo chữ hoặc hình ảnh, video theo nhu cầu cá nhân của từng Khách hàng. Hiện tại, quảng cáo của Google có thể được đặt ở nhiều nơi như kết quả tìm kiếm hoặc các trang web do các đối tác của Google Adsense cung cấp. 

Quảng cáo Google bắt đầu từ những năm 2000 với các quảng cáo chủ yếu dựa trên kết quả tìm kiếm của Khách hàng. Tuy nhiên cho tới hiện nay, quảng cáo của Google đã vượt xa, bao trọn nhiều lĩnh vực như quảng cáo hiển thị, quảng cáo video, quảng cáo cài đặt nâng cao…. Với mục đích giúp Doanh nghiệp phát triển và thành công, Google đã tối ưu hóa được hệ thống của mình và chuyển tên từ Google AdWords sang Google Ads vào ngày 24 tháng 7 năm 2018. 

Hiện nay, nếu bạn tìm kiếm cách chạy quảng cáo Google thì kết quả tìm kiếm sẽ ra chủ yếu là quảng cáo tìm kiếm. Nhưng thực ra, quảng cáo Google còn bao gồm nhiều hình thức hơn thế. Mình sẽ giải thích các hình thức quảng cáo khác của Google Ads trong các bài viết sắp tới. Còn bài viết này, mình sẽ tập trung vào hình thức quảng cáo tìm kiếm của Google. 

Nếu bạn đang tìm hiểu về Google AdWords (hay Google Ads) thì mình có một số nguồn tham khảo, chuẩn do Google cung cấp như dưới đây: 

https://skillshop.exceedlms.com/student/catalog/list?category_ids=2844-google-ads-certifications

Trong website này, bạn có thể học thêm được kiến thức mới, chuẩn về quảng cáo Google do Google cung cấp cũng như có cơ hội có được bằng chứng nhận từ Google. 

https://support.google.com/google-ads#topic=10286612

Đây chỉ đơn thuần là khu vực support của Google Ads, nhưng bạn có thể sẽ tìm được nhiều thông tin hay ho từ đây. Một bật mí nho nhỏ là nếu bạn muốn nhận chứng nhận Google Ads ở trên thì việc tìm hiểu cũng như học thêm ở khu support này là không thể thiếu. 

2. Tầm quan trọng của chạy quảng cáo  

2.1. Tại sao chạy quảng cáo Google lại cần thiết? 

Quảng cáo là chức năng đã được Google giới thiệu vào đầu những năm 2000 nhưng độ hot của quảng cáo trên nền tảng của Google chưa bao giờ dừng lại. Đặc biệt là trong thời đại mà người người sử dụng Internet và nhà nhà sử dụng Internet. Quảng cáo Google được Doanh nghiệp quan tâm chú ý tới nhờ có ba đặc tính dưới đây: 

・Quảng cáo ở mọi nơi

Nếu như cách đây chỉ khoảng hai, ba năm, một chiếc điện thoại thông minh chỉ là một mơ ước xa vời với nhiều người. Tuy nhiên, điện thoại thông minh đã trở thành một công cụ dễ mua, với mức giá vừa tầm và là vật bất ly thân của nhiều người. Không chỉ người trẻ tuổi, mà ngay cả thanh thiếu niên hay các cụ già cũng dễ dàng mang trong mình một chiến điện thoại di động cỡ nhỏ. Vậy nên, việc tìm kiếm thông tin đã trở nên đơn giản hơn trước rất nhiều. 

Nếu bạn muốn tìm một sản phẩm, hay tìm thông tin về một cửa hàng mà bạn chưa từng đặt chân tới, hay một món đồ đắt tiền chưa từng nhìn thấy ngoài đời, tất cả chỉ cần thông qua công cụ tìm kiếm là có thể có được thông tin mong muốn. Vậy nên, nhu cầu tìm kiếm của người dùng ngày càng tăng lên.

Khi nhu cầu tìm kiếm của người dùng tăng lên thì theo lẽ đương nhiên, nhu cầu để hiển thị quảng cáo dựa vào truy vấn tìm kiếm của người dùng cũng sẽ tăng lên. Quảng cáo tìm kiếm của Google giúp tối ưu hóa được thông tin gửi tới Khách hàng, đo lường độ hiệu quả, phân chia Khách hàng theo nhu cầu tiếp cận của Doanh nghiệp nên được đánh giá là có hiệu quả và dễ sử dụng. 

・Tiếp cận với nhiều Khách hàng mới 

Khách hàng luôn là điểm ngắm của mọi Doanh nghiệp. Với quảng cáo Google, Doanh nghiệp có thể tiếp cận với số lượng người dùng khổng lồ trên mọi nền tảng, như tìm kiếm, blog, video, shopping… Với ưu điểm tiếp cận Khách hàng nhanh, trong thời gian ngắn, quảng cáo Google đã và đang trở thành công cụ “săn” Khách hàng đắc lực của mọi Doanh nghiệp. 

・Trực tiếp chào hàng tới Khách hàng có nhu cầu 

Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng sẽ có những mong muốn hoặc thắc mắc như “Mình muốn làm thế này, không biết có ổn không?” hay, “Có cách nào để giải quyết được vấn đề này không?”. Và sau đó, đại đa số sẽ ôm thắc mắc và lên hỏi Google. Vậy nên, nếu nắm được tâm lý tìm kiếm này của người dùng, và đưa cho họ một câu trả lời xác đáng tức là bạn đã có thể tiếp cận thành công với một Khách hàng. 

Dưới đây là các kiến thức nền tảng mà bạn cần phải biết khi bắt đầu bất cứ một dự án quảng cáo Google nào. Nên nhớ rằng, kiến thức nền của bạn càng vững thì bạn càng sẽ có thể thiết kế được một tài khoản Google Ads đẹp, dễ hiểu, dễ tối ưu cũng như bao phủ được mọi vấn đề có thể bị phát sinh trong khi chạy quảng cáo Google. 

Dưới đây là các kiến thức nền tảng mà bạn cần phải biết khi bắt đầu bất cứ một dự án quảng cáo Google nào. Nên nhớ rằng, kiến thức nền của bạn càng vững thì bạn càng sẽ có thể thiết kế được một tài khoản Google Ads đẹp, dễ hiểu, dễ tối ưu cũng như bao phủ được mọi vấn đề có thể bị phát sinh trong khi chạy quảng cáo Google. 

4.1. Cấu trúc của một tài khoản Google Ads

Thông thường, để bắt đầu chạy quảng cáo Google thì sẽ thường có rất nhiều bước và công đoạn chuẩn bị. Chính sự phức tạp trong cài đặt của quảng cáo Google khiến cho nhiều newbie bỏ cuộc. Nhưng thực tế ra, để bắt đầu chạy quảng cáo Google, bạn chỉ cần nhớ ba yếu tố quan trọng nhất: 

Từ khóa là từ mà người dùng sử dụng để tìm kiếm thông tin, cũng như dựa vào từ khóa mà Google có thể lựa chọn và hiển thị quảng cáo liên quan. 

Quảng cáo là nơi cài đặt tiêu đề và câu quảng cáo theo quy định của Google. Thông thường, một đoạn quảng cáo tốt là quảng cáo khiến cho người dùng thấy được sự liên quan giữa vấn đề của bản thân và thông tin từ quảng cáo, từ đó click vào quảng cáo để tới trang đích. 

Trang đích là trang chứa thông tin mà Doanh nghiệp đã chuẩn bị sẵn, với các thông tin kêu gọi người dùng mua hàng hoặc đăng ký sản phẩm dùng thử… 

“Từ khóa”, “quảng cáo”, “trang đích” chính là ba yếu tố chính và quan trọng nhất cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi chạy quảng cáo.

Mối quan hệ của “Từ khóa”, “Quảng cáo” và “Trang đích”

Ngoài ra, khi số lượng từ khóa lớn khoảng vài trăm tới vài nghìn từ mà thì chúng ta sẽ sử dụng một yếu tố khác bổ sung, gọi là “Nhóm quảng cáo (Ads Group)”. Với nhóm quảng cáo, Doanh nghiệp có thể nhóm các từ khóa, cũng như quảng cáo và trang đích lại để cho dễ quản lý và tối ưu. 

Ví dụ, bạn muốn xuất quảng cáo dựa vào từ khóa “quần áo trẻ em”. Bạn đã chuẩn bị một đoạn quảng cáo cho từ khóa “quần áo trẻ em” cũng như trang đích phù hợp. Tuy nhiên, nếu Khách hàng tiềm năng của bạn sử dụng nhiều hơn một từ khóa để tìm kiếm thông tin thì phải làm thế nào? 

Ví dụ từ khóa Khách hàng dùng là “trang phục mùa đông cho trẻ em”, “quần áo trẻ em đô rê mon”, “trẻ em mầm non nên chọn quần áo thế nào?”… Tất cả đều chỉ có cùng một ý định là tìm quần áo trẻ nhưng với số lượng từ đồng nghĩa rất lớn. Vậy nên, trong trường hợp này, “nhóm quảng cáo” sẽ được sử dụng để giải quyết vấn đề trên. 

Nhóm quảng cáo trong Google Ads

Nhìn vào sơ đồ trên, bạn có thể thấy, nhóm quảng cáo A là nhóm cơ bản nhất, chỉ gồm một từ khóa, một trang đích và một quảng cáo. Tuy nhiên, nhóm quảng cáo B gồm nhiều từ khóa đồng nghĩa được nhóm lại và nhóm quảng cáo C bao gồm nhiều quảng cáo (với nhiều đoạn quảng cáo ghép lại) được nhóm lại. Và cuối cùng, ở mức cao nhất là nhóm quảng cáo D với nhiều quảng cáo và nhiều từ khóa ghép lại. 

Trong quá trình chạy quảng cáo google, mình gặp nhiều nhóm quảng cáo dạng D nhất nên các bạn chú ý nhớ sơ đồ cấu trúc trên nhé. Việc nắm vững cấu trúc quảng cáo này sẽ giúp các bạn rất nhiều trong việc quản lý và phát triển quảng cáo trong một thời gian dài chạy quảng cáo.

3.2. Cách thiết lập từ khóa hiển thị 

Như trên đã đề cập, một nhóm quảng cáo có thể bao gồm rất nhiều rất nhiều từ khóa, vậy từ khóa nào ứng với quảng cáo nào sẽ được hiển thị khi người dùng tìm kiếm thông tin. Để có thể thiết lập quảng cáo khi nào thì hiện ra cho phù hợp với thông tin mà Khách hàng tìm kiếm, bạn cần phải biết về “tùy chọn so khớp từ khóa” của Google. Hiểu được kiến thức này, bạn sẽ hiểu tại sao cùng một từ khóa Khách hàng tìm kiếm nhưng quảng cáo của đối thủ thì được hiện top còn của mình thì không?

Tùy chọn khớp từ khóa của Google

Google hiện tại chỉ cung cấp 3 loại tùy chọn so khớp từ khóa, so với 4 loại như trước, là “kiểu khớp mở rộng”, “kiểu khớp cụm từ”, “kiểu khớp chính xác”. 

Kiếu khớp mở rộng giúp hiển thị quảng cáo, không chỉ với những cụm từ liên quan, mà còn cho cả những cụm từ tìm kiếm không chứa các từ khóa đó. Lợi ích của việc này là giúp Doanh nghiệp thu hút được nhiều Khách hàng hơn, tiết kiệm thời gian tạo danh sách từ khóa và tăng cường độ hiển thị trước Khách hàng. 

Kiểu khớp cụm từ giúp quảng cáo chỉ hiển thị cho các cụm từ tìm kiếm bao hàm ý nghĩa của từ khóa. So với khớp mở rộng thì lượng Khách hàng sẽ bị hạn chế hơn nhưng đối tượng nhắm sẽ chính xác hơn, tránh mất phí khi Khách hàng không liên quan click vào quảng cáo. Đây cũng là khớp tùy chọn mà mình sử dụng nhiều nhất trong quá trình chạy quảng cáo ở giai đoạn giữa, khi đã đi vào ổn định.

Kiểu khớp chính xác giúp chỉ định hiển thị quảng cáo cho các cụm từ tìm kiếm có cùng ý nghĩa hoặc cùng mục đích với từ khóa. Trong số ba tùy chọn khớp từ khóa do Google cung cấp thì khớp chính xác có độ kiểm soát chính xác cao nhất, giúp tránh lãng phí nhất nhưng lại hạn chế số lượng Khách vào website. 

Để tìm hiểu thêm về ví dụ khớp tùy chọn hiển thị, các bạn tham khảo link sau: 
https://support.google.com/google-ads/answer/7478529?hl=vi

3.3. Tiêu chuẩn để quảng cáo được hiển thị 

Tuy nguồn doanh thu của Google chủ yếu từ quảng cáo nhưng Google cũng rất khắt khe trong việc đặt ra những quy tắc trong việc tạo đoạn quảng cáo, URL đường dẫn hiển thị, tiêu đề. Ví dụ, tiêu đề chỉ được cho phép trong số lượng là 30 chữ và đoạn quảng cáo là 90 chữ. Các dấu biểu cảm như chấm than, chấm hỏi, các ký tự đặc biệt đều chỉ được phép sử dụng một cách tối thiểu. Không được thêm khoảng trắng giữa các từ trong đoạn quảng cáo. 

Đặc biệt trong quá trình chạy quảng cáo Google, mình thấy có một vài lỗi mà ngay cả bản thân mắc lỗi cũng không biết, ví dụ như hay dùng các từ quảng cáo quá phóng đại “lớn nhất, bán chạy nhất, phản hồi tốt nhất”, sử dụng dấu chấm than ở khu vực tiêu đề, các câu văn khuyến khích Khách hàng click vào quảng cáo như “Tìm hiểu ngay”, “Click ngay để nhận quà”, hay lặp lại một đoạn quảng cáo, câu văn quảng cáo quá là nhiều lần. 

Để tìm hiểu thêm về các chính sách quảng cáo của Google, các bạn tham khảo link sau:
https://support.google.com/adspolicy/answer/6008942?hl=vi

3.4. Thiết kế trang đích theo chủ ý tìm kiếm của người dùng  

Sau khi đã có từ khóa với lựa chọn kiểu khớp phù hợp, câu văn quảng cáo thu hút thì các bạn phải chuẩn bị thêm một yếu tố nữa là trang đích. Trang đích rất quan trọng vì nó sẽ quyết định liệu Khách hàng có mua hàng hoặc đăng ký sản phẩm của bạn hay không. Mình đã từng vào trang đích của rất nhiều Doanh nghiệp và thấy rằng nhiều Doanh nghiệp không thể tối ưu được trang đích, đủ để thuyết phục Khách hàng. Một trang đích tốt là trang đích có nội dung tập trung chủ yếu vào một sản phẩm, không có đường link dẫn ra bên ngoài, cũng như hình ảnh được tối ưu hóa một cách sắc nét. Đặc biệt đối với các Doanh nghiệp thương mại điện tử, hàng hóa thì một trang đích tốt sẽ giống như một nhân viên sale, giúp truyền tải toàn bộ thông tin cần thiết tới Khách hàng. 

Để có thể thiết kế được một trang đích tốt thì việc xác định “Khách hàng là ai” rất quan trọng. Thông qua việc xác định Khách hàng là ai, Doanh nghiệp sẽ có thể thiết kế được trang đích với nội dung và thông tin phù hợp. Ngoài ra, việc lựa chọn sản phẩm nào để tạo trang đích cũng rất quan trọng. Đối với các sản phẩm sử dụng hàng ngày, có thể mua được ở các bách hóa thông thường thì không nên thiết kế trang đích vì Khách hàng sẽ khó mua trực tuyến trong khi có thể mua được ở ngoài cửa hàng với giá rẻ hơn. 

3.5. Quy luật đấu giá thầu của Google Ads

Các bạn có biết, một quy trình sau khi Google nhận được thông tin về từ khóa Khách hàng muốn tìm kiếm cho tới lúc quyết định quảng cáo và hiển thị quảng cáo bao gồm những bước nào không? Thông thường sẽ bao gồm 5 bước cơ bản, và trong số 5 bước đó, có một bước gọi là “đấu giá thầu”.

Đấu giá thầu trong quảng cáo Google sẽ dựa trên số lượng tiền cho một click và chất lượng quảng cáo mà Doanh nghiệp cài đặt trước. 

Trình tự đấu giá thầu của Google Ads

Bảng trên cho thấy quy trình đấu thầu của Google, dựa trên từ khóa tìm kiếm của Khách hàng để quyết định thứ tự quảng cáo và giá tiền cho một click. Đối với một số từ khóa có tính cạnh tranh cao, trước khi tham gia vào đấu thầu, Google có cài đặt thêm bước xác định có đủ tư cách tham gia đấu thầu của quảng cáo. Nếu các quảng cáo có điểm chất lượng quá thấp, nội dung quảng cáo không liên quan tới cụm từ tìm kiếm của Khách hàng thì tự động sẽ bị trượt. Quy định về hiển thị trình tự quảng cáo được quyết định như ở công thức dưới đây.

Nguyên tắc tính điểm và quyết định trình tự quảng cáo của Google

Như bảng trên cho thấy, cho dù Công ty D là công ty cho giá thầu một click là cao nhất nhưng vì điểm chất lượng thấp thì quảng cáo cũng không thể hiện.Trong khi giá tiền click chỉ cao thứ ba nhưng điểm chất lượng cao nhất nên quảng cáo của công ty A vẫn hiện ở vị trí thứ nhất. Vậy nên, lời khuyên cho người mới chạy quảng cáo Google là đừng cố gắng gia tăng giá tiền cho một click, mà thay vào đó là hãy tối ưu hóa quảng cáo để có điểm chất lượng cao. 

Tiếp theo là cách tính giá tiền cho một click. Giá tiền cho một click của quảng cáo Google sẽ thay đổi theo từng lần hiển thị chứ không phải cố định như mọi người vẫn tưởng. Công thức như sau:

Công thức tính giá tiền cho một click của Google Ads

Giá tiền cho một click (CPC) sẽ bằng tổng điểm xếp hạng quảng cáo chia cho điểm chất lượng và cộng với 1. Từ công thức trên, ta thử áp dụng cho ba công ty A, B và C ở ví dụ trước. Dữ liệu được cho như sau:

  Điểm chất
lượng
Giá tiền cho
một click (*)
Điểm xếp hạng
quảng cáo
Vị trí hiển thị
quảng cáo
Giá tiền cho
một click (**)
Công ty A 7 3,000 21,000 1 2,300
Công ty B 5 2,000 10,000 3 1,600
Công ty C 3 5,000 15,000 2 3,500

(*) Giá tiền cho một click do Doanh nghiệp đặt trước

(**) Giá tiền thực tế cho một click trong mỗi lần đấu thầu

Giá tiền thực tế cho một click của Công ty A = Điểm xếp hạng của công ty B / Điểm chất lượng của công ty A + 200 = 15,000 / 7 + 200 = 2,300VND

Giá tiền thực tế cho một click của Công ty C = Điểm xếp hạng của công ty B / Điểm chất lượng của công ty C + 200 = 10,000 / 3 + 200 = 3,500VND

Giá tiền thực tế cho một click của Công ty B = Điểm xếp hạng của công ty D / Điểm chất lượng của công ty B + 200 = 7,000 / 5 = 1,600VND 

Trong thực tế, giá tiền của một click sẽ bị tính phí ít hơn, đôi khi ít hơn nhiều so với chi phí một click tối đa đã đặt trước. Vậy nên các bạn cứ yên tâm nhé. 

3.6. Điểm chất lượng quảng cáo 

Điểm chất lượng quảng cáo là điểm đánh giá được chất lượng quảng cáo ở mức nào so với các đối thủ khác trong một phiên đấu thầu. Điểm chất lượng quảng cáo được tính theo thang điểm từ 1 tới 10, và có thể kiểm tra một cách dễ dàng trên màn hình quản lý của Google Ads. 

Điểm chất lượng quảng cáo sẽ được quyết định bởi ba yếu tố: Tỷ lệ click quảng cáo, Mức độ liên quan của quảng cáo, Trải nghiệm của trang đích 

Là khả năng người dùng sẽ nhấp vào quảng cáo khi được hiển thị 

Quảng cáo của bạn liên quan đến ý định tìm kiếm của người dùng như thế nào 

Trang đích có chứa thông tin gì, có độ liên quan thế nào tới ý định tìm kiếm của người dùng. 

Ngoài ra, còn có các yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới điểm chất lượng của quảng cáo như giá thầu tối đa cho một click (CPC tối đa), bổi cảnh tìm kiếm như vị trí của người dùng, thiết bị đang sử dụng, thời gian tìm kiếm, tuy chọn hiển thị quảng cáo…

3.7. Ước tính chi phí trước khi chạy quảng cáo 

Điều cuối cùng cần phải nắm vững trước khi chạy quảng cáo Google là chi phí/ngân sách cho chạy quảng cáo. Ngân sách cho quảng cáo Google là số tiền chạy quảng cáo cho một ngày và có thể điều chỉnh tùy thuộc vào từng chiến dịch. 

Khi nói tới ngân sách quảng cáo thì mình không có một con số cụ thể, mà số tiền ngân sách sẽ thay đổi, tùy thuộc vào từng Doanh nghiệp. Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu thì có thể sử dụng phương pháp mình hay sử dụng để ước tính ngân sách là dựa vào số lượng tìm kiếm của từ khóa.

Một bộ từ khóa cạnh tranh là bộ từ khóa có nhiều lượt tìm kiếm trong một tháng, cũng như có nhiều Doanh nghiệp đang sử dụng để hiển thị quảng cáo. Vậy nên, nếu bạn đang có trong tay một bộ từ khóa cạnh tranh thì hãy đặt ngân sách cho quảng cáo dư dả một chút vì nếu ngân sách quá thấp thì chắc chắn quảng cáo sẽ không thể hiển thị được. 

Hoặc các bạn cũng có thể sử dụng công cụ dự đoán của Google Ads như ảnh ở dưới đây. Cách nào cũng giúp bạn có thể có được một con số ước lượng cho ngân sách của mình.

Sử dụng Google Keyword Planner để tính toán

4. Lời kết 

Chạy quảng cáo Google có thể rất phức tạp đối với những bạn mới bắt đầu. Tuy nhiên, nếu nắm được các kiến thức cơ bản như trên thì công tác chuẩn bị sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Hy vọng bạn thấy bài viết hay và có ích! 

Nguồn tham khảo:

https://www.balcomagency.com/blog/9-types-google-ads-which-is-right-for-you

Với đặc trưng này, quảng cáo tìm kiếm của Google luôn được đánh giá là có hiệu quả cao với Doanh nghiệp vì chỉ cần nắm được tâm lý Khách hàng, từ khóa tìm kiếm là có thể có đơn hàng. 

“Retargeting primarily uses paid ads to re-engage audiences who have visited your website or social profiles.
Remarketing primarily uses email to re-engage past customers who have already done business with your brand.”

Nguồn: outbrain.com

4. Quảng cáo video 

Quảng cáo video là loại hình quảng cáo cho phép tiếp cận với Khách hàng thông qua các đoạn video ngắn trên nền tảng website đối tác của Google, bao gồm YouTube. Quảng cáo video là quảng cáo được đánh giá là có ROI cao, được khuyến khích sử dụng cho các công ty có ngân sách đầu tư cao vào nội dung. 

chay-quang-cao-google
Quảng cáo video (Nguồn: Google)

5. Quảng cáo apps

Quảng cáo ứng dụng là quảng cáo được sử dụng để quảng cáo ứng dụng của nhà sản xuất để làm tăng lượt tải xuống của ứng dụng. Quảng cáo ứng dụng chủ yếu chạy trên thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng, và các nền tảng khác bao gồm Mạng tìm kiếm và hiển thị Google (Google Search and Display Networks), Google Play, YouTube, Google Discover. 

chay-quang-cao-google
Quảng cáo apps (Nguồn: Google)

6. Quảng cáo Google Shopping 

Quảng cáo Google Shopping là loại hình quảng cáo hiển thị các mặt hàng cần bán kèm theo hình ảnh sản phẩm, tiêu đề, giá cả và liên kết đến cửa hàng trực tuyến của Doanh nghiệp. Tất cả thông tin hiển thị được lấy từ tài khoản Google Merchant Center của Doanh nghiệp thông qua nguồn cấp dữ liệu sản phẩm. Chiến dịch quảng cáo Google Shopping sẽ được hiển thị trên Google Shopping, Hình ảnh tại các website đối tác của Google và ở đầu trang kết quả tìm kiếm. 

Quảng cáo Google Shopping (Nguồn: Google)

7. Quảng cáo cuộc gọi Google 

Quảng cáo cuộc gọi Google là loại hình quảng cáo cho phép người dùng gọi điện tới Doanh nghiệp của bạn trực tiếp từ kết quả tìm kiếm. Loại hình quảng cáo này được phát chủ yếu trên điện thoại và có thể cài đặt giờ hiển thị vào một khoảng thời gian cố định hoặc mọi lúc trong ngày. Quảng cáo cuộc gọi sẽ vẫn cung cấp cho người dùng tiêu đề và văn bản quảng cáo như bình thường. Tuy nhiên quảng cáo cuộc gọi khác với tiện ích mở rộng cuộc gọi ở chỗ, sau khi Khách hàng click vào quảng cáo, quảng cáo cuộc gọi sẽ gọi trực tiếp tới văn phòng của Doanh nghiệp trong khi quảng cáo văn bản với tiện ích mở rộng cuộc gọi sẽ đưa người dùng tới landing page được cài đặt trước đó. 

Quảng cáo cuộc gọi Google (Nguồn: Google)

4. Kiến thức nền về chạy quảng cáo Google 

Dưới đây là các kiến thức nền tảng mà bạn cần phải biết khi bắt đầu bất cứ một dự án quảng cáo Google nào. Nên nhớ rằng, kiến thức nền của bạn càng vững thì bạn càng sẽ có thể thiết kế được một tài khoản Google Ads đẹp, dễ hiểu, dễ tối ưu cũng như bao phủ được mọi vấn đề có thể bị phát sinh trong khi chạy quảng cáo Google. 

4.1. Cấu trúc của một tài khoản Google Ads

Thông thường, để bắt đầu chạy quảng cáo Google thì sẽ thường có rất nhiều bước và công đoạn chuẩn bị. Chính sự phức tạp trong cài đặt của quảng cáo Google khiến cho nhiều newbie bỏ cuộc. Nhưng thực tế ra, để bắt đầu chạy quảng cáo Google, bạn chỉ cần nhớ ba yếu tố quan trọng nhất: 

Từ khóa là từ mà người dùng sử dụng để tìm kiếm thông tin, cũng như dựa vào từ khóa mà Google có thể lựa chọn và hiển thị quảng cáo liên quan. 

Quảng cáo là nơi cài đặt tiêu đề và câu quảng cáo theo quy định của Google. Thông thường, một đoạn quảng cáo tốt là quảng cáo khiến cho người dùng thấy được sự liên quan giữa vấn đề của bản thân và thông tin từ quảng cáo, từ đó click vào quảng cáo để tới trang đích. 

Trang đích là trang chứa thông tin mà Doanh nghiệp đã chuẩn bị sẵn, với các thông tin kêu gọi người dùng mua hàng hoặc đăng ký sản phẩm dùng thử… 

“Từ khóa”, “quảng cáo”, “trang đích” chính là ba yếu tố chính và quan trọng nhất cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi chạy quảng cáo.

Mối quan hệ của “Từ khóa”, “Quảng cáo” và “Trang đích”

Ngoài ra, khi số lượng từ khóa lớn khoảng vài trăm tới vài nghìn từ mà thì chúng ta sẽ sử dụng một yếu tố khác bổ sung, gọi là “Nhóm quảng cáo (Ads Group)”. Với nhóm quảng cáo, Doanh nghiệp có thể nhóm các từ khóa, cũng như quảng cáo và trang đích lại để cho dễ quản lý và tối ưu. 

Ví dụ, bạn muốn xuất quảng cáo dựa vào từ khóa “quần áo trẻ em”. Bạn đã chuẩn bị một đoạn quảng cáo cho từ khóa “quần áo trẻ em” cũng như trang đích phù hợp. Tuy nhiên, nếu Khách hàng tiềm năng của bạn sử dụng nhiều hơn một từ khóa để tìm kiếm thông tin thì phải làm thế nào? 

Ví dụ từ khóa Khách hàng dùng là “trang phục mùa đông cho trẻ em”, “quần áo trẻ em đô rê mon”, “trẻ em mầm non nên chọn quần áo thế nào?”… Tất cả đều chỉ có cùng một ý định là tìm quần áo trẻ nhưng với số lượng từ đồng nghĩa rất lớn. Vậy nên, trong trường hợp này, “nhóm quảng cáo” sẽ được sử dụng để giải quyết vấn đề trên. 

Nhóm quảng cáo trong Google Ads

Nhìn vào sơ đồ trên, bạn có thể thấy, nhóm quảng cáo A là nhóm cơ bản nhất, chỉ gồm một từ khóa, một trang đích và một quảng cáo. Tuy nhiên, nhóm quảng cáo B gồm nhiều từ khóa đồng nghĩa được nhóm lại và nhóm quảng cáo C bao gồm nhiều quảng cáo (với nhiều đoạn quảng cáo ghép lại) được nhóm lại. Và cuối cùng, ở mức cao nhất là nhóm quảng cáo D với nhiều quảng cáo và nhiều từ khóa ghép lại. 

Trong quá trình chạy quảng cáo google, mình gặp nhiều nhóm quảng cáo dạng D nhất nên các bạn chú ý nhớ sơ đồ cấu trúc trên nhé. Việc nắm vững cấu trúc quảng cáo này sẽ giúp các bạn rất nhiều trong việc quản lý và phát triển quảng cáo trong một thời gian dài chạy quảng cáo.

3.2. Cách thiết lập từ khóa hiển thị 

Như trên đã đề cập, một nhóm quảng cáo có thể bao gồm rất nhiều rất nhiều từ khóa, vậy từ khóa nào ứng với quảng cáo nào sẽ được hiển thị khi người dùng tìm kiếm thông tin. Để có thể thiết lập quảng cáo khi nào thì hiện ra cho phù hợp với thông tin mà Khách hàng tìm kiếm, bạn cần phải biết về “tùy chọn so khớp từ khóa” của Google. Hiểu được kiến thức này, bạn sẽ hiểu tại sao cùng một từ khóa Khách hàng tìm kiếm nhưng quảng cáo của đối thủ thì được hiện top còn của mình thì không?

Tùy chọn khớp từ khóa của Google

Google hiện tại chỉ cung cấp 3 loại tùy chọn so khớp từ khóa, so với 4 loại như trước, là “kiểu khớp mở rộng”, “kiểu khớp cụm từ”, “kiểu khớp chính xác”. 

Kiếu khớp mở rộng giúp hiển thị quảng cáo, không chỉ với những cụm từ liên quan, mà còn cho cả những cụm từ tìm kiếm không chứa các từ khóa đó. Lợi ích của việc này là giúp Doanh nghiệp thu hút được nhiều Khách hàng hơn, tiết kiệm thời gian tạo danh sách từ khóa và tăng cường độ hiển thị trước Khách hàng. 

Kiểu khớp cụm từ giúp quảng cáo chỉ hiển thị cho các cụm từ tìm kiếm bao hàm ý nghĩa của từ khóa. So với khớp mở rộng thì lượng Khách hàng sẽ bị hạn chế hơn nhưng đối tượng nhắm sẽ chính xác hơn, tránh mất phí khi Khách hàng không liên quan click vào quảng cáo. Đây cũng là khớp tùy chọn mà mình sử dụng nhiều nhất trong quá trình chạy quảng cáo ở giai đoạn giữa, khi đã đi vào ổn định.

Kiểu khớp chính xác giúp chỉ định hiển thị quảng cáo cho các cụm từ tìm kiếm có cùng ý nghĩa hoặc cùng mục đích với từ khóa. Trong số ba tùy chọn khớp từ khóa do Google cung cấp thì khớp chính xác có độ kiểm soát chính xác cao nhất, giúp tránh lãng phí nhất nhưng lại hạn chế số lượng Khách vào website. 

Để tìm hiểu thêm về ví dụ khớp tùy chọn hiển thị, các bạn tham khảo link sau: 
https://support.google.com/google-ads/answer/7478529?hl=vi

3.3. Tiêu chuẩn để quảng cáo được hiển thị 

Tuy nguồn doanh thu của Google chủ yếu từ quảng cáo nhưng Google cũng rất khắt khe trong việc đặt ra những quy tắc trong việc tạo đoạn quảng cáo, URL đường dẫn hiển thị, tiêu đề. Ví dụ, tiêu đề chỉ được cho phép trong số lượng là 30 chữ và đoạn quảng cáo là 90 chữ. Các dấu biểu cảm như chấm than, chấm hỏi, các ký tự đặc biệt đều chỉ được phép sử dụng một cách tối thiểu. Không được thêm khoảng trắng giữa các từ trong đoạn quảng cáo. 

Đặc biệt trong quá trình chạy quảng cáo Google, mình thấy có một vài lỗi mà ngay cả bản thân mắc lỗi cũng không biết, ví dụ như hay dùng các từ quảng cáo quá phóng đại “lớn nhất, bán chạy nhất, phản hồi tốt nhất”, sử dụng dấu chấm than ở khu vực tiêu đề, các câu văn khuyến khích Khách hàng click vào quảng cáo như “Tìm hiểu ngay”, “Click ngay để nhận quà”, hay lặp lại một đoạn quảng cáo, câu văn quảng cáo quá là nhiều lần. 

Để tìm hiểu thêm về các chính sách quảng cáo của Google, các bạn tham khảo link sau:
https://support.google.com/adspolicy/answer/6008942?hl=vi

3.4. Thiết kế trang đích theo chủ ý tìm kiếm của người dùng  

Sau khi đã có từ khóa với lựa chọn kiểu khớp phù hợp, câu văn quảng cáo thu hút thì các bạn phải chuẩn bị thêm một yếu tố nữa là trang đích. Trang đích rất quan trọng vì nó sẽ quyết định liệu Khách hàng có mua hàng hoặc đăng ký sản phẩm của bạn hay không. Mình đã từng vào trang đích của rất nhiều Doanh nghiệp và thấy rằng nhiều Doanh nghiệp không thể tối ưu được trang đích, đủ để thuyết phục Khách hàng. Một trang đích tốt là trang đích có nội dung tập trung chủ yếu vào một sản phẩm, không có đường link dẫn ra bên ngoài, cũng như hình ảnh được tối ưu hóa một cách sắc nét. Đặc biệt đối với các Doanh nghiệp thương mại điện tử, hàng hóa thì một trang đích tốt sẽ giống như một nhân viên sale, giúp truyền tải toàn bộ thông tin cần thiết tới Khách hàng. 

Để có thể thiết kế được một trang đích tốt thì việc xác định “Khách hàng là ai” rất quan trọng. Thông qua việc xác định Khách hàng là ai, Doanh nghiệp sẽ có thể thiết kế được trang đích với nội dung và thông tin phù hợp. Ngoài ra, việc lựa chọn sản phẩm nào để tạo trang đích cũng rất quan trọng. Đối với các sản phẩm sử dụng hàng ngày, có thể mua được ở các bách hóa thông thường thì không nên thiết kế trang đích vì Khách hàng sẽ khó mua trực tuyến trong khi có thể mua được ở ngoài cửa hàng với giá rẻ hơn. 

3.5. Quy luật đấu giá thầu của Google Ads

Các bạn có biết, một quy trình sau khi Google nhận được thông tin về từ khóa Khách hàng muốn tìm kiếm cho tới lúc quyết định quảng cáo và hiển thị quảng cáo bao gồm những bước nào không? Thông thường sẽ bao gồm 5 bước cơ bản, và trong số 5 bước đó, có một bước gọi là “đấu giá thầu”.

Đấu giá thầu trong quảng cáo Google sẽ dựa trên số lượng tiền cho một click và chất lượng quảng cáo mà Doanh nghiệp cài đặt trước. 

Trình tự đấu giá thầu của Google Ads

Bảng trên cho thấy quy trình đấu thầu của Google, dựa trên từ khóa tìm kiếm của Khách hàng để quyết định thứ tự quảng cáo và giá tiền cho một click. Đối với một số từ khóa có tính cạnh tranh cao, trước khi tham gia vào đấu thầu, Google có cài đặt thêm bước xác định có đủ tư cách tham gia đấu thầu của quảng cáo. Nếu các quảng cáo có điểm chất lượng quá thấp, nội dung quảng cáo không liên quan tới cụm từ tìm kiếm của Khách hàng thì tự động sẽ bị trượt. Quy định về hiển thị trình tự quảng cáo được quyết định như ở công thức dưới đây.

Nguyên tắc tính điểm và quyết định trình tự quảng cáo của Google

Như bảng trên cho thấy, cho dù Công ty D là công ty cho giá thầu một click là cao nhất nhưng vì điểm chất lượng thấp thì quảng cáo cũng không thể hiện.Trong khi giá tiền click chỉ cao thứ ba nhưng điểm chất lượng cao nhất nên quảng cáo của công ty A vẫn hiện ở vị trí thứ nhất. Vậy nên, lời khuyên cho người mới chạy quảng cáo Google là đừng cố gắng gia tăng giá tiền cho một click, mà thay vào đó là hãy tối ưu hóa quảng cáo để có điểm chất lượng cao. 

Tiếp theo là cách tính giá tiền cho một click. Giá tiền cho một click của quảng cáo Google sẽ thay đổi theo từng lần hiển thị chứ không phải cố định như mọi người vẫn tưởng. Công thức như sau:

Công thức tính giá tiền cho một click của Google Ads

Giá tiền cho một click (CPC) sẽ bằng tổng điểm xếp hạng quảng cáo chia cho điểm chất lượng và cộng với 1. Từ công thức trên, ta thử áp dụng cho ba công ty A, B và C ở ví dụ trước. Dữ liệu được cho như sau:

  Điểm chất
lượng
Giá tiền cho
một click (*)
Điểm xếp hạng
quảng cáo
Vị trí hiển thị
quảng cáo
Giá tiền cho
một click (**)
Công ty A 7 3,000 21,000 1 2,300
Công ty B 5 2,000 10,000 3 1,600
Công ty C 3 5,000 15,000 2 3,500

(*) Giá tiền cho một click do Doanh nghiệp đặt trước

(**) Giá tiền thực tế cho một click trong mỗi lần đấu thầu

Giá tiền thực tế cho một click của Công ty A = Điểm xếp hạng của công ty B / Điểm chất lượng của công ty A + 200 = 15,000 / 7 + 200 = 2,300VND

Giá tiền thực tế cho một click của Công ty C = Điểm xếp hạng của công ty B / Điểm chất lượng của công ty C + 200 = 10,000 / 3 + 200 = 3,500VND

Giá tiền thực tế cho một click của Công ty B = Điểm xếp hạng của công ty D / Điểm chất lượng của công ty B + 200 = 7,000 / 5 = 1,600VND 

Trong thực tế, giá tiền của một click sẽ bị tính phí ít hơn, đôi khi ít hơn nhiều so với chi phí một click tối đa đã đặt trước. Vậy nên các bạn cứ yên tâm nhé. 

3.6. Điểm chất lượng quảng cáo 

Điểm chất lượng quảng cáo là điểm đánh giá được chất lượng quảng cáo ở mức nào so với các đối thủ khác trong một phiên đấu thầu. Điểm chất lượng quảng cáo được tính theo thang điểm từ 1 tới 10, và có thể kiểm tra một cách dễ dàng trên màn hình quản lý của Google Ads. 

Điểm chất lượng quảng cáo sẽ được quyết định bởi ba yếu tố: Tỷ lệ click quảng cáo, Mức độ liên quan của quảng cáo, Trải nghiệm của trang đích 

Là khả năng người dùng sẽ nhấp vào quảng cáo khi được hiển thị 

Quảng cáo của bạn liên quan đến ý định tìm kiếm của người dùng như thế nào 

Trang đích có chứa thông tin gì, có độ liên quan thế nào tới ý định tìm kiếm của người dùng. 

Ngoài ra, còn có các yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới điểm chất lượng của quảng cáo như giá thầu tối đa cho một click (CPC tối đa), bổi cảnh tìm kiếm như vị trí của người dùng, thiết bị đang sử dụng, thời gian tìm kiếm, tuy chọn hiển thị quảng cáo…

3.7. Ước tính chi phí trước khi chạy quảng cáo 

Điều cuối cùng cần phải nắm vững trước khi chạy quảng cáo Google là chi phí/ngân sách cho chạy quảng cáo. Ngân sách cho quảng cáo Google là số tiền chạy quảng cáo cho một ngày và có thể điều chỉnh tùy thuộc vào từng chiến dịch. 

Khi nói tới ngân sách quảng cáo thì mình không có một con số cụ thể, mà số tiền ngân sách sẽ thay đổi, tùy thuộc vào từng Doanh nghiệp. Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu thì có thể sử dụng phương pháp mình hay sử dụng để ước tính ngân sách là dựa vào số lượng tìm kiếm của từ khóa.

Một bộ từ khóa cạnh tranh là bộ từ khóa có nhiều lượt tìm kiếm trong một tháng, cũng như có nhiều Doanh nghiệp đang sử dụng để hiển thị quảng cáo. Vậy nên, nếu bạn đang có trong tay một bộ từ khóa cạnh tranh thì hãy đặt ngân sách cho quảng cáo dư dả một chút vì nếu ngân sách quá thấp thì chắc chắn quảng cáo sẽ không thể hiển thị được. 

Hoặc các bạn cũng có thể sử dụng công cụ dự đoán của Google Ads như ảnh ở dưới đây. Cách nào cũng giúp bạn có thể có được một con số ước lượng cho ngân sách của mình.

Sử dụng Google Keyword Planner để tính toán

4. Lời kết 

Chạy quảng cáo Google có thể rất phức tạp đối với những bạn mới bắt đầu. Tuy nhiên, nếu nắm được các kiến thức cơ bản như trên thì công tác chuẩn bị sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Hy vọng bạn thấy bài viết hay và có ích! 

Nguồn tham khảo:

https://www.balcomagency.com/blog/9-types-google-ads-which-is-right-for-you

What's your reaction?

Excited
0
Happy
0
In Love
0
Not Sure
0
Silly
0
maneko
Tên thường gọi: maneko-chan. Chuyên về BtoB marketing và digital marketing, thích đọc các bài viết về chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh của các thương hiệu tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Thành thạo Việt Anh Nhật. Yêu thiên nhiên, thích đọc sách, chơi với mèo và ăn vặt ^^

You may also like

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.