ROAS là gì? Giải thích kèm ví dụ thực tế
ROAS là gì: ROAS, cũng như CPA và ROI là những chỉ số giúp Doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn về kết quả kinh doanh của mình. Trong thời gian gần đây, với sự bùng nổ của kỹ thuật số thì rất nhiều Doanh nghiệp đã và đang đầu tư lợi nhuận của mình cho quảng cáo, với mục đích giúp thúc đẩy doanh số một cách bền vững. Với sự nâng cấp của các nền tảng quảng cáo trực tuyến thì Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tính toán, kiểm soát các chỉ số cơ bản như chi phí tổng, số lượng đơn hàng, chi phí cho từng đơn hàng… để từ đó cải thiện được phương hướng tiếp cận.
Bài viết dưới đây sẽ phân tích về ba chỉ số ROAS, CPA và ROI, định nghĩa, cách sử dụng cũng như những ví dụ ứng dụng trong Doanh nghiệp.
1. ROAS là gì?
ROAS (tên tiếng Anh là Return on Advertising Spend) là lợi nhuận dựa trên Doanh thu trên chi phí quảng cáo, hay còn gọi cách khác, ROAS là “tỷ lệ hoàn vốn chi tiêu quảng cáo”. Nếu nhìn vào chỉ số ROAS, doanh nghiệp sẽ biết được phần trăm của chi phí quảng cáo so với tỷ lệ doanh thu mà Doanh nghiệp có được.
Lợi nhuận thu về trên chi phí quảng cáo, có nghĩa là bạn thu về được bao nhiêu đồng cho mỗi đồng bạn chi cho quảng cáo
Trích thuthuatmarketing
Điểm cần chú ý ở đây là công thức tính và bản chất của ROAS và ROI (Lợi nhuận thuần thu về trên chi phí quảng cáo) là hoàn toàn khác nhau.
ROAS sẽ dựa vào Doanh thu (chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào) trên chi phí quảng cáo còn ROI sẽ dựa vào Doanh thu thuần (sau khi khấu từ các khoản chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển, đại lý tiếp thị …. )
2. Công thức tính ROAS
Ví dụ: Chiến dịch A có chi phí dành cho quảng cáo là 5,000,000 và Doanh thu thu về 70,000,000 thì ROAS của chiến dịch A sẽ là 1400% .
Chỉ số ROAS càng cao thì tỷ lệ lợi nhuận mà một chiến dịch marketing mang lại cho Doanh nghiệp càng lớn. Vậy nếu có chỉ số ROAS mục tiêu và ngân sách cố định cho quảng cáo thì làm thế nào có thể tính được doanh thu mục tiêu cần cho một chiến dịch quảng cáo.
Nếu trong trường hợp trên thì hãy sử dụng công thức như dưới đây để tính ngược từ ROAS và suy ra doanh thu cần phải đạt được:
Ví dụ chi phí cho một chiến dịch quảng cáo marketing online bao gồm các chi phí nhỏ như sau:
・Chi phí thiết kế banner: 2,000,000VND
・Chi phí quảng cáo: 5,000,000VND
・Chi phí vận hành quảng cáo: 2,000,000VND
ROAS mục tiêu cho chiến dịch quảng cáo là 500% . Vậy doanh thu mục tiêu sẽ là bao nhiêu?
Theo như công thức ở trên thì doanh thu mục tiêu sẽ là 45,000,000 VND
3. Đặc trưng của chỉ số ROAS
Theo quy tắc chung thì chỉ số ROAS càng cao có nghĩa là doanh thu Doanh nghiệp đạt được thông qua chiến dịch quảng cáo càng cao.
Thông qua chỉ số ROAS, doanh nghiệp có thể thấy được phần trăm lợi nhuận thu về trên mỗi đồng chi phí quảng cáo bỏ ra nên Doanh nghiệp hoàn toàn có thể cân đối ngân sách, ví dụ dành phần nhiều cho quảng cáo với chỉ số ROAS cao và chỉnh sửa, cải thiện website với những chiến dịch có chỉ số ROAS thấp.
Tuy nhiên nếu Doanh nghiệp chỉ tính tới chỉ số ROAS, cũng như chỉ chú tâm tới Doanh thu thì có lẽ sẽ rất là thiếu sót. Bởi lẽ, chuyện gì sẽ xảy ra nếu như chỉ số ROAS cao, Doanh thu cao, nhưng chi phí bỏ qua cao dẫn tới lợi nhuận thu về thấp.
Đây chính là lý do ngoài ROAS, Doanh nghiệp cũng cần để ý tới ROI.
4. Sự khác biệt giữa ROAS và ROI
Giống với ROAS, ROI (Return on Investment) cũng là chỉ số lợi nhuận dựa trên Doanh thu trên chi phí quảng cáo. Tuy nhiên ROI được tính dựa trên lợi nhuận thuần, sau khi trừ đi các khoản chi phí phát sinh.
Và một điểm nữa cũng cần chú ý là ROI là chỉ số mang tính chất ngắn hạn, “ở thời điểm đó thì có lãi không”, không mang tính chất dài hạn hay cho các kế hoạch đầu tư dài hạn.
Trong các hoạt động marketing tại Nhật Bản thì chỉ số ROI thường được đề cập và nhấn mạnh. Điều này có nghĩa là ngày càng có nhiều công ty muốn tạo ra lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất có thể. Và đương nhiên, nếu công ty đã bỏ ngân sách cho quảng cáo và marketing nhưng lợi nhuận thu về không được như dự đoán thì sẽ không có ý nghĩa. Với lý do này thì ROI sẽ giúp Doanh nghiệp xác định độ hiệu quả rõ ràng hơn dựa trên mức đầu tư được đưa ra.
5. Sự khác biệt giữa ROAS và CPA
CPA (Cost per Action) thì có ý nghĩa khác so với ROI và ROAS, đây là chỉ số chỉ số lượng chi phí cho một đơn hàng. Ví dụ rất hay được sử dụng trong lĩnh vực bất động sản tại Nhật Bản, khi tính toán chi phí để có một Khách hàng đăng ký xem nhà, và chi phí để có một hợp đồng nhà được hoàn thành.
Thông thường CPA được sử dụng với các đơn hàng có cùng một mức giá, ví dụ Doanh nghiệp bất động sản, đăng ký thành viên ở một tạp chí quảng cáo… Ngược lại ROAS được sử dụng trong các website với nhiều sản phẩm và các sản phẩm có mức giá khác nhau.
Xem thêm: KPI cho digital marketing – Phương pháp thiết lập hiệu quả
6. Ví dụ thực tế về ROAS, ROI và CPA
Để hiểu rõ hơn về ba chỉ số ROAS, ROI và CPA, hãy cùng xem ví dụ ở dưới đây. Ví dụ này được lấy trong dự án mình là về quảng cáo mỹ phẩm. Để cho dễ hiểu, mình sẽ chỉ lấy số liệu của duy nhất một dòng sản phẩm thôi.
・Thông tin Doanh nghiệp: Sản xuất mỹ phẩm
・Công ty đang tổ chức PR cho sản phẩm thông qua ba kênh chính: Website của công ty, sàn thương mại điện tử EC, trang thương hiệu của sản phẩm
・Hiện tại hãng đang chạy quảng cáo trên Google trong vòng một tháng.
・Chi phí quảng cáo là 20,000,000VND
・Giá bán cho một sản phẩm là 300,000VND
・Lợi nhuận cho một sản phẩm là 100,000VND
・Số lượng sản phẩm hãng bán ra sau một tháng là 500 hộp.
Hãy tính chỉ ROAS, ROI cũng như CPA của chiến dịch quảng cáo trên?
Lời giải:
CPA cho chiến dịch trên là: 20,000,000 : 500 = 40,000 VND
Để tính được ROAS và ROI thì cần phải biết được Doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu và lợi nhuận được tính như sau:
Doanh thu: 300,000 x 500 = 150,000,000 VND
Lợi nhuận: 100,000 x 500 = 50,000,000 VND
ROAS: 150,000,000 : 20,000,000 x 100 = 750%
ROI: 50,000,000 : 20,000,000 x 100 = 250%
Xem thêm các bài viết về chỉ số đo lường tại đây.
7. Lời kết
Bằng cách tối đa hoá chỉ số ROAS, Doanh nghiệp sẽ có những điều chỉnh hợp lý như là dành nhiều ngân sách cho các chiến dịch với tỷ lệ chuyển hoá ROAS cao, hoặc cải thiện các website hoặc chiến dịch có tỷ lệ chuyển hoá ROAS thấp.
Tuỳ thuộc vào từng chiến lược mà sự phân bổ của doanh thu vào ngân sách quảng cáo sẽ khác nhau, nhưng điều quan trọng luôn là câu hỏi: “Vậy quảng cáo nào mới thực sự dẫn tới doanh thu cho Doanh nghiệp?” để từ đó có thể xây dựng và điều chỉnh chiến lược marketing một cách hợp lý.
Đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ thì sẽ có rất nhiều phương hướng quảng cáo và cách tiếp cận như quảng cáo online, triển lãm, website, tạp chí, sách báo…, vậy nên câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể tính toán được độ hiệu quả của từng chiến dịch và có những điều chỉnh hợp lý. Đây chính là lý do cần phải trả lời cho câu hỏi “ROAS là gì? “
Nguồn tham khảo:
・https://mtame.jp/advertisement/roas/
・https://webtan.impress.co.jp/yahooads/2012/05/31/12834