vinasoy-marketing-strategy

Chiến lược marketing của Vinasoy: Sữa đậu nành từ rất lâu đã có một vị trí nhất định trong lòng người tiêu dùng Việt Nam bởi sự thơm ngon, giàu dinh dưỡng và lành tính. Nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng, rất nhiều thương hiệu sữa đậu nành nội địa đã được sản xuất và có mặt trên thị trường. Tuy nhiên, nắm giữ tới 90% thị trường sữa đậu nành thì không thể không kể tới Vinasoy. Vậy làm thế nào để Vinasoy có thể dẫn đầu ngành sữa đậu nành bên cạnh các “tay chơi lớn sừng sỏ”, bao gồm cả Vinamilk? Làm thế nào Vinasoy có thể trở thành một thương hiệu tên tuổi như ngày nay. Chúng ta hãy tìm hiểu thử chiến lược marketing của Vinasoy trong bài viết dưới đây. 

1. Tổng quan về Vinasoy

Năm 1997, khi ngành công nghiệp sữa đậu nành tại Việt Nam còn khá mới mẻ, VinaSoy ra đời với tên gọi Nhà máy sữa Trường Xuân, là một thành viên của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi. Chuyên sản xuất và cung ứng nhiều loại sản phẩm sữa khác nhau, bao gồm các mặt hàng chủ lực là sữa tiệt trùng, sữa chua và kem. Nhãn hiệu sữa đậu nành Fami chỉ là mặt hàng phụ. 

Trong hai năm đầu khởi nghiệp, VinaSoy đã phải chứng kiến khoản thua lỗ đến 30 tỷ đồng, chiếm 50% tổng vốn đầu tư ban đầu. Công ty lâm vào cảnh hoạt động cầm chừng và mấp mé bên bờ vực phá sản. Năm 2001, sữa đậu nành Fami của VinaSoy được Bộ nông nghiệp Mỹ chọn làm sản phẩm sữa đậu nành độc quyền cung cấp cho “Chương trình sữa học đường Việt Nam”. Công ty bước ra khỏi khó khăn, bắt đầu định hình lại chiến lược kinh doanh của công ty. 

Trong hai năm đầu khởi nghiệp, VinaSoy đã phải chứng kiến khoản thua lỗ đến 30 tỷ đồng, chiếm 50% tổng vốn đầu tư ban đầu. Công ty lâm vào cảnh hoạt động cầm chừng và mấp mé bên bờ vực phá sản. Năm 2001, sữa đậu nành Fami của VinaSoy được Bộ nông nghiệp Mỹ chọn làm sản phẩm sữa đậu nành độc quyền cung cấp cho “Chương trình sữa học đường Việt Nam”. Công ty bước ra khỏi khó khăn, bắt đầu định hình lại chiến lược kinh doanh của công ty. 

vinasoy-marketing-strategy

Chiến lược marketing của Vinasoy (Ảnh minh họa)

Đến tháng 1 năm 2003 nhà máy sữa Trường Xuân được tách ra khỏi nhà máy nước khoáng thiên nhiên Thạch Bích. Năm 2005, nhà máy sữa Trường Xuân đổi tên thành nhà máy sữa đậu nành Việt Nam – Vinasoy. Năm 2007, chuyển thành công ty sữa đậu nành Việt Nam – Vinasoy.

Năm 2009, công ty phát triển vững chắc và trở thành doanh nghiệp dẫn đầu về sữa đậu nành bao bì giấy trên cả nước. Đến năm 2013, công ty sữa đậu nành Việt Nam – Vinasoy dẫn đầu thị phần sữa đậu nành hộp giấy và bao giấy trên cả nước. Hiện tại, công ty Vinasoy có 3 nhà máy lớn, trực thuộc 3 tỉnh thành: Trụ sở chính: Nhà máy sữa đậu nành Việt Nam – Vinasoy – Quảng Ngãi: số 2, Nguyễn Chí Thanh, Thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Nhà máy sữa đậu nành Việt Nam – Vinasoy – Bắc Ninh: Lô DE, đường TS5, Khu Công nghiệp Tiên Sơn, phường Đồng Nguyên, Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Nhà máy sữa đậu nành Việt Nam – Vinasoy – Bình Dương: đường 31, KCN VSIP 2A, Thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. 

Và cho tới năm 2021 thị phần của Vinasoy trong mảng sữa đậu nành đã chiếm tới 91%, với doanh thu lên đến 2,800 tỷ đồng và Vinasoy đã được người tiêu dùng công nhận là thương hiệu sữa đậu nành quốc dân của Việt Nam.

Bài viết liên quan:
Chiến lược marketing của sữa đậu nành Fami: “Nhà là nơi..”

2. Chiến lược 4P của Vinasoy

Chiến lược 4P của Vinasoy phân tích đầy đủ về bốn yếu tố làm nên thương hiệu Vinasoy bao gồm sản phẩm, chiến lược về giá, phân phối và quảng cáo. 

・Chiến lược sản phẩm của Vinasoy (Product)

 Theo các nghiên cứu khoa học, sữa đậu nành là thức uống lành tính, không chứa lactose, chất có trong sữa tươi gây dị ứng cho những người không quen uống sữa, trong khi vẫn đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết gần đạt mức tương đương với sữa bò. VinaSoy đã chớp lấy thời cơ, tập trung chọn sản phẩm sữa đậu nành Fami làm chủ lực để chen chân vào thị trường sữa đậu nành vốn còn rất mới mẻ. 

Từ năm 2012, VinaSoy giữ vị trí số một trong thị trường sữa đậu nành với mức tăng trưởng ấn tượng trên 40%. Các sản phẩm của Vinasoy bao gồm, sữa đậu nành Fami (sữa đậu nành Fami nguyên chất, sữa đậu nành Fami canxi, sữa đậu nành Fami Kid), sữa đậu nành Vinasoy (sữa đậu nành Vinasoy nguyên chất, sữa đậu nành Vinasoy mè đen). Cho tới những năm đầu của thế kỷ, VinaSoy vẫn là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam chuyên sản xuất và cung ứng các sản phẩm chế biến từ đậu nành. 

・Chiến lược về giá của Vinasoy (Price)

Sữa đậu nành là thức uống phù hợp với tất cả mọi người, không gây dị ứng lactose như sữa bò. Có thói quen ưa chuộng sữa đậu nành từ rất lâu, Việt Nam là nước tiêu thụ sữa đậu nành lớn thứ 3 thế giới với 630 triệu lít. Sản lượng Fami chỉ đạt ¼ mức tiêu thụ chung, nên có thể nhận thấy lượng người mua tiềm năng là rất đông đảo. 

vinasoy-marketing-strategy

Chiến lược marketing của Vinasoy (Ảnh minh họa)

Ngành sữa đậu nành là một ngành hàng vẫn còn mới. Xét tình hình chung về giá, giá trung bình cho một sản phẩm 200ml sữa đậu nành dao động từ 3.500 đến 7.000đ. Giá của một ly sữa đậu nành nấu truyền thống cũng dao động khoảng từ 3.000 đồng ở các vùng nông thôn, đến 5.000 đồng tại thành các thành phố. 

Fami tham gia vào thị trường trong lúc các đối thủ khác vẫn còn khá thờ ơ, do đó áp lực cạnh tranh về giá là không lớn, Fami dễ dàng hơn trong khâu định giá sản phẩm, nhằm đảm bảo mức lợi nhuận mà phù hợp với cảm nhận của người tiêu dùng. Để vươn lên vị trí dẫn đầu thị trường, Fami đã được định giá “dành cho tất cả mọi người”, mức giá thấp, dễ dàng tiếp cận. VinaSoy cũng định giá dòng sữa đậu nành Fami dựa trên cảm nhận của người mua đối với giá cả và giá trị. 

Kênh phân phối của VinaSoy (Place)

Kênh phân phối của Vinasoy có 156 NPP trên hệ thống phân phối sản phẩm và có trên 142.000 điểm bán hàng trên hệ thống cả nước. Kênh bán hàng chủ yếu là thông qua các hệ thống điểm bán lẻ, tạp hóa và siêu thị trên toàn quốc.

Mô hình phân phối chiếm ưu thế của VinaSoy vẫn là phân phối theo hệ thống đại lý (bán sỉ). Theo đó, doanh nghiệp sẽ tìm kiếm, lựa chọn nhà bán sỉ và tiến hành ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa. Nhiệm vụ của các nhà bán sỉ này là phân phối lại sản phẩm xuống cấp dưới rồi phủ đến các điểm bán lẻ. Người tiêu dùng sẽ mua sản phẩm tại các điểm bán lẻ với giá được niêm yết theo hợp đồng của nhà phân phối hoặc giá thả nổi tùy theo thị trường. 

Ngoài hình thức phân phối theo đại lý, VinaSoy đang đi theo hướng tiếp cận những kênh phân phối hiện đại đang ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng như siêu thị hay cửa hàng tiện lợi. Theo đó, sản phẩm đến tay người tiêu dùng chỉ thông qua một nhà bán lẻ. Các đối tác của VinaSoy hiện tại có thể kể đến như hệ thống siêu thị Co.op Mart, Bic C, Lotte,… và các hệ thống cửa hàng tiện lợi Circle K, Bsmart…

Bằng kênh phân phối này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng quản lí chất lượng phục vụ và giá cả của sản phẩm, bản thân các trung gian phân phối cũng đang xây dựng uy tín trong lĩnh vực bán lẻ nên dễ dàng có được sự yên tâm chọn lựa của người tiêu dùng, đảm bảo đầu ra của sản phẩm. Ngược lại, các nhà phân phối dạng này cũng có quyền lực lớn hơn, gây sức ép về giá cả cũng như các quyết định liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp. 

・Chiến lược quảng cáo của Vinasoy (Promotion)

Nhiều năm qua, Vinasoy liên tục triển khai các chương trình từ thiện như là một cách để quảng cáo thương hiệu cũng như trả ơn Khách hàng và cộng đồng. Các hoạt động từ thiện mà Vinasoy đã triển khai có thể kể đến như quỹ từ thiện thắp sáng ước mơ cho các em có hoàn cảnh khó khăn, các em vùng sâu vùng xa có cơ hội tới trường, hay các hoạt động tương thân tương ái hỗ trợ miền Trung ruột thịt. 

Đặc biệt, Vinasoy còn phối hợp với Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam đến thăm và trao tặng quà cho các hộ chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, với nhiều phần quà bằng tiền mặt và các thùng sữa đậu nành nguyên chất. Tổng giá trị quà tặng lên tới con số hàng trăm triệu đồng. 

Ngoài ra, Vinasoy cũng có các hoạt động từ thiện trực tiếp cho các em nhỏ như các phần quà hỗ trợ các em nhỏ khuyết tật, thường xuyên ốm đau, bệnh tật. Hay động viên các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong ngày lễ quốc tế thiếu nhi mùng 1 tháng 6 hàng năm với các chương trình mang tính thiện nguyện như “một năm uống sữa đậu nành miễn phí” cùng tiền mặt. Đây là các hoạt động có ý nghĩa vô cùng to lớn, không chỉ củng cố được thương hiệu của công ty mà còn mang lại niềm tin cho Khách hàng về một thương hiệu Vinasoy vì cộng đồng. 

Trong đại dịch COVID năm 2020, Vinasoy cũng rất tích cực hưởng ứng lời kêu gọi chung tay phòng chống dịch khi trao tặng một triệu hộp sữa đậu nành Fami với tổng giá trị tương đương với 4 tỷ đồng cho đội ngũ y bác sĩ cán bộ tuyến trên đầu chống dịch cùng hàng chục ngàn người cách ly ở các cơ sở tập trung trên phạm vi toàn quốc. 

Có thể nói, chiến lược marketing của Vinasoy là chiến lược marketing vì cộng đồng, thực sự rất có ý nghĩa, không chỉ lan tỏa được sức mạnh của thương hiệu mà còn mang lại những tín hiệu tích cực cho cộng đồng. 

vinasoy-marketing-strategy

Chiến lược marketing của Vinasoy (Ảnh minh họa)

 

Xem thêm các bài viết về chiến luợc marketing tại đây.

3. Lời kết

Chiến lược marketing của Vinasoy phần nào đã giúp bạn đọc giải thích được vì sao Vinasoy lại trở thành một thương hiệu sữa đậu nành hàng đầu tại Việt Nam. Với chiến lược sản phẩm đa dạng, giá cả phải chăng, phù hợp với đại đa số thu nhập của người tiêu dùng Việt nhưng chất lượng vẫn duy trì ở hàng đầu, không thể nghi ngờ tại sao nhắc tới sữa đậu nành, chúng ta thường liên tưởng ngay tới các sản phẩm của Vinasoy. 

 

What's your reaction?

Excited
0
Happy
0
In Love
0
Not Sure
0
Silly
0
maneko
Tên thường gọi: maneko-chan. Chuyên về BtoB marketing và digital marketing, thích đọc các bài viết về chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh của các thương hiệu tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Thành thạo Việt Anh Nhật. Yêu thiên nhiên, thích đọc sách, chơi với mèo và ăn vặt ^^

You may also like

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.