social-media-gom-nhung-gi

Social media gồm những gì: Khi nói về xây dựng một chiến lược truyền thông xã hội thì social media là một yếu tố không thể bỏ qua. Chắc hẳn khi nói tới social media thì người dùng sẽ nghĩ ngay tới một số nền tảng hàng đầu như Facebook, Instagram, Twitter hoặc có thể là YouTube hoặc Pinterest, tuỳ thuộc vào từng ngành nghề của Doanh nghiệp. Tuy nhiên thực tế so với một số ít mạng xã hội được biết tới thì trong kỷ nguyên Internet hiện nay, chúng ta có vô số các loại mạng xã hội, phục vụ cho từng mục đích khác nhau. 

Và một điều đã thay đổi so với những ngày đầu khi mạng xã hội mới ra đời là giờ đây hầu hết các nền tảng được sử dụng để phục vụ cho đa mục đích, từ chia sẻ hình ảnh, trò chuyện, mua sắm, âm thanh… 

So với ngày đầu khi các nền tảng chỉ tập trung vào một chức năng thì đây thực sự là một sự thay đổi lớn. 

Trong bài viết này, chúng ra sẽ tìm hiểm social media gồm những gì thông qua giới thiệu một vài nhóm nền tảng phân biệt dựa vào chức năng. Từ đó đi sâu vào từng loại hình social media để tìm hiểu xem những gì Doanh nghiệp có thể đạt được nếu sử dụng mạng xã hội này.

1. Nền tảng và định dạng âm thanh 

・Ví dụ: Spotify, Clubhouse, Twitter Spaces…
・Mục đích sử dụng: Nghe các cuộc trò chuyện trực tiếp về nhiều chủ đề cụ thể khác nhau:
・Cách Doanh nghiệp có thể khai thác: Các nền tảng và định dạng âm thanh mới dần dần được mở ra như Clubhouse và Twitter Spaces đã phát triển mạng trong thời gian đại dịch COVID-19 hoành hành khi mọi người có nhiều thời gian ở nhà để tham gia các cuộc trò chuyện trực tuyến. 

Lợi thế quan trọng nhất của các nền tảng và định dạng mới này là mức độ tương tác cao Doanh nghiệp có thể nhận được từ người nghe. Hay nói một cách khác, nếu Doanh nghiệp liên tục phát đi các thông tin giá trị với người dùng thông qua các cuộc trò chuyện hấp dẫn thì đây sẽ là một kênh thu hút khán giả cực kỳ có giá trị. Bởi lẽ lúc đó, Doanh nghiệp đã trở thành người dẫn đầu trong thị trường ngách với nhiều Khán giá tiềm năng tập trung lắng nghe và quan tâm tới các chủ đề liên quan đến thị trường của Doanh nghiệp. 

2. Nền tảng và định dạng về video 

・Ví dụ: YouTube, TikTok, Instagram stories, Facebook Watch…
・Mục đích sử dụng: Xem video với thời lượng ngắn hoặc dài
・Cách Doanh nghiệp có thể khai thác: Video từ trước tới nay vẫn luôn là công cụ tuyệt vời để thu hút sự chú ý của người dùng trong khi thúc đẩy nhận thức về thương hiệu, đưa hình ảnh của sản phẩm tới người dùng một cách hiệu quả mà một bức ảnh tĩnh không thể. 

Khi thiết kế một video cho người xem thì Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ mục tiêu của mình là để giáo dục, giải trí hay truyền cảm hứng cho khán giả. Một video được làm chỉ với mục đích là bán sản phẩm thì sẽ không có nhiều giá trị đối với người xem, dễ khiến người xem bỏ dở giữa chừng. 

Hiện nay có rất nhiều thương hiệu trả phí quảng cáo để tiếp cận người dùng mới bằng cách sử dụng các influencers (người có ảnh hưởng) để giới thiệu sản phẩm, hướng dẫn cách sử dụng, nói về điểm mạnh của sản phẩm thông qua các nền tảng xã hội về video.

3. Đăng tải câu chuyện (Stories)

・Ví dụ: Snapchat, Instagram/Facebook/LinkedIn stories
・Mục đích sử dụng: Đăng tải các nội dung nóng hổi để cập nhật và tương tác trong vòng 24 giờ.
・Cách Doanh nghiệp có thể khai thác: Chức năng đăng tải Stories của các mạng xã hội hiện nay cho phép Doanh nghiệp được đăng tải hình ảnh và hiển thị trong vòng 24 giờ. Điều này giúp Doanh nghiệp gia tăng được độ tương tác của mình với các câu chuyện và thông tin được cập nhật liên tục. 

Ngoài ra, hầu hết các nội dung của stories mang tính chân thực hơn, ít bóng bẩy vì thời hạn sử dụng chỉ có 24 giờ nhưng chính điều này lại khiến hình ảnh của thương hiệu trở nên chân thực hơn trong mắt người tiêu dùng. 

Có một vài chức năng mà Doanh nghiệp có thể sử dụng với chức năng truyền tải stories, ví dụ như thăm dò ý kiến/bỏ phiếu, đếm ngược ra mắt sản phẩm, nội dung hậu trường sản xuất, các thông báo mang tính nhạy cảm về thời gian….

social-media-gom-nhung-gi

Social media gồm những gì ? (Ảnh minh họa)

4. Mạng xã hội diễn đàn thảo luận

・Ví dụ: Reddit, Quora
・Mục đích sử dụng: Đặt và trả lời câu hỏi, kết nối và hình thành cộng đồng xung quanh các chủ đề dựa trên sở thích và mối quan tâm.
・Cách Doanh nghiệp có thể khai thác: Thông qua các diễn đàn thảo luận, Doanh nghiệp có thể thể hiện sự hữu ích tới Khách hàng bằng cách sử dụng kiến thức chuyên môn của Doanh nghiệp và trả lời các câu hỏi liên quan đến lĩnh vực của Doanh nghiệp. Nếu có thể lồng thông tin về dịch vụ và sản phẩm của Doanh nghiệp vào câu trả lời thì là điều tốt, còn nếu không thì cũng không sao vì đây không phải là mục tiêu chính khi tham gia vào các diễn đàn thảo luận này. 

Hiện nay, một vài trang mạng xã hội như Reddit đã có những quy tắc như không thêm liên kết tới doanh nghiệp nếu không thực sự hữu ích. Vậy nên, việc tìm hiểu các quy tắc trước khi đăng tải bất cứ thông tin hay liên kết nào là điều rất quan trọng. 

5. Mạng xã hội mua sắm (shopping)

・Ví dụ: Pinterest Product Pins, Facebook Shops, Instagram Shops, TikTok, Shopify, Douyin, Taobao
・Mục đích sử dụng: Nghiên cứu và mua sản phẩm từ các thương hiệu trực tiếp thông qua nền tảng truyền thông xã hội
・Cách Doanh nghiệp có thể khai thác: Tận dụng các chức năng của từng mạng xã hội để thúc đẩy người dùng có thể mua hàng trực tiếp mà không cần phải rời khỏi ứng dụng mạng xã hội. 

Các tính năng như ghim sản phẩm trên Pinterest hay Instagram shop, Tiktok cho phép người dùng có thể liên kết trực tiếp hồ sơ cá nhân với các danh mục sản phẩm trên mỗi ứng dụng. 

Kể cả một số lượng lớn Khách hàng không mua hàng trực tiếp trên các nền tảng đi chăng nữa thì cũng không nên quá thất vọng vì các tính năng mua sắm cho phép Doanh nghiệp có thể gắn thẻ để phân loại sản phẩm, thêm thông tin bổ sung, để từ đó tăng lưu lượng vào website cũng như thời gian sử dụng apps. Ngoài ra, các trang mạng này cũng giúp người dùng phát hiện xu hướng, chia sẻ những phát hiện tuyệt vời, theo dõi các thương hiệu yêu thích. Vậy nên, các trang mạng mua sắm trực tuyến là nơi lý tưởng để xây dựng nhận thức về thương hiệu và bán hàng cho nhiều đối tượng hơn. 

6. Nền tảng xã hội livestream 

・Ví dụ: YouTube, Instagram Live Rooms, Facebook Live, TikTok, Twitch
・Mục đích sử dụng: Phát video trực tiếp cho nhiều người xem. Một livestream có thể được thực hiện bằng một người hoặc bằng nhiều người được thực hiện một cách chuyên nghiệp.
・Cách Doanh nghiệp có thể khai thác: Hình thức livestream phổ biến trong thời gian gần đây khi mọi người bị mắc kẹt ở nhà trong đại dịch và có nhiều thời gian rảnh hơn. Tuy nhiên, đây không phải lý do để cân nhắc có nên triển khai các kế hoạch livestream không. Bởi lẽ, khi nhắc tới livestream thì chúng ta có rất nhiều hướng đi để có thể thu hút người xem như phỏng vấn khách mời nổi tiếng cho đến tổ chức độc quyền các buổi nói chuyện với giám đốc điều hành của các công ty hoặc tập đoàn nổi tiếng. 

Livestream cũng mang lại cơ hội cho Khách hàng được tương tác trực tiếp với người dẫn chương trình và người dẫn chương trình cũng phải tương tác lại với người xem thông qua các comment bình luận. Nếu được khai thác một cách phù hợp, livestream sẽ là một công cụ đắc lực của Doanh nghiệp trong việc gia tăng tương tác của người dùng. 

social-media-gom-nhung-gi

Social media gồm những gì ? (Ảnh minh họa)

7. Nền tảng truyền thông cho doanh nghiệp 

・Ví dụ: Linkedin, Twitter
・Mục đích sử dụng: Kết nối với các chuyên gia trong ngành của bạn hoặc Khách hàng tiềm năng
・Cách Doanh nghiệp có thể khai thác: Các nền tảng truyền thông cho Doanh nghiệp cung cấp nhiều cách sử dụng tiềm năng như tuyển dụng nhân tài, xây dựng mối quan hệ cho Doanh nghiệp, kết nối với các chuyên gia trong thị trường ngách… 

Các platforms như Linkedin rất là lý tưởng cho các Doanh nghiệp B2B vì tại các nền tảng này, các Doanh nghiệp có thể thực hiện kết nối với khán giả mới, gặp gỡ Khách hàng tiềm năng thông qua các mạng lưới đã được hình thành. 

8. Nền tảng truyền thông xã hội cộng đồng kín/riêng tư

・Ví dụ: Discourse, Slack, Facebook Groups
・Mục đích sử dụng: Tạo cộng đồng cho các thành viên có chung sở thích, mục tiêu sống…
・Cách Doanh nghiệp có thể khai thác: Doanh nghiệp có thể lập nhóm cộng đồng riêng tư để tập hợp các thành viên giúp trả lời câu hỏi, thắc mắc, cũng như chia sẻ những câu chuyện xung quanh thị trường. 

Với tư cách là quản trị viên của nhóm, Doanh nghiệp có quyền đặt ra các quy tắc như yêu cầu thành viên trả lời một số câu hỏi trước khi tham gia để sàng lọc thư rác hoặc có thể sử dụng các yêu cầu này để tra cứu email cá nhân cho các danh sách tiếp thị qua email. 

9. Nền tảng xã hội truyền cảm hứng

・Ví dụ: Pinterest, YouTube, Instagram, blog
・Mục đích sử dụng: Tìm kiếm thông tin và tìm cảm hứng cho bất cứ thứ gì từ nấu ăn, trang trí, du lịch đến mua sắm.
・Cách Doanh nghiệp có thể khai thác: Các doanh nghiệp có thể sử dụng các trang mạng xã hội trên để truyền cảm hứng cho khán giả mục tiêu với nội dung phù hợp với sở thích của họ và đưa vào thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ nếu có liên quan. Hiện nay các mạng xã hội đều được tối ưu tìm kiếm bằng từ khóa, thẻ hashtags, hình ảnh… Vậy nên, Doanh nghiệp cần phải tối ưu các yếu tố trên để có thể thu hút được Khách ở lưu lượng cao nhất. 

Một ý tưởng khác cho Doanh nghiệp đó là việc viết các bài đăng trên blog về cách sử dụng sản phẩm của bạn theo những cách sáng tạo hoặc đăng tin tức về ngành và lĩnh vực của Doanh nghiệp sẽ là điểm cộng giúp làm tăng lưu lượng truy cập vào website của Doanh nghiệp.

10. Mạng xã hội đăng tải review của người dùng 

・Ví dụ: TripAdvisor, Yelp, OpenTable, Google My Business
・Mục đích sử dụng: Hiển thị đánh giá trải nghiệm của người dùng về một sản phẩm hoặc dịch vụ mà Doanh nghiệp cung cấp
・Cách Doanh nghiệp có thể khai thác: Các trang mạng xã hội trên giúp người dùng cung cấp nhận xét về trải nghiệm cũng như tỷ lệ hài lòng mà họ có được sau khi sử dụng sản phẩm. Dựa vào đánh giá của Khách hàng, Doanh nghiệp có thể xác định được vấn đề chung khi nhiều Khách hàng có chung một chia sẻ, từ đó có những cải tiến phù hợp. Ngoài ra, với các trang mạng xã hội về reviews này, Doanh nghiệp có thể khéo léo quảng cáo các đánh giá tích cực trong khi xử lý các đánh giá tiêu cực để làm cho Doanh nghiệp trở nên phổ biến hơn, giúp nâng cao nhận thức thương hiệu. 

social-media-gom-nhung-gi

Social media gồm những gì ? (Ảnh minh họa)

11. Lời kết

Social media gồm những gì chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều Doanh nghiệp đang thắc mắc giữa muôn vàn hằng hà sa số các tiện ích mạng xã hội hiện nay. Đâu là phương tiện tối ưu nhất để tiếp cận với Khách hàng? Không có câu trả lời đúng cho câu hỏi này tuy nhiên, việc tối ưu hóa được các mạng lưới xã hội này sẽ giúp Doanh nghiệp tiếp cận được nhiều Khách hàng tiềm năng hơn cũng như củng cố hình ảnh thương hiệu của mình. 

Nguồn tham khảo

https://blog.hootsuite.com/types-of-social-media/

What's your reaction?

Excited
0
Happy
0
In Love
1
Not Sure
0
Silly
0
maneko
Tên thường gọi: maneko-chan. Chuyên về BtoB marketing và digital marketing, thích đọc các bài viết về chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh của các thương hiệu tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Thành thạo Việt Anh Nhật. Yêu thiên nhiên, thích đọc sách, chơi với mèo và ăn vặt ^^

You may also like

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.