sheraton-marketing-strategy

Chiến lược marketing của khách sạn Sheraton: Trong ngành Khách sạn, bên cạnh chiến lược kinh doanh thông minh thì chiến lược marketing là cũng là một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết để tạo dựng danh tiếng cho thương hiệu cũng như thu hút Khách hàng. Điều này là hoàn toàn chính xác với Khách sạn Sheraton. Khách sạn Sheraton được thành lập vào năm 1937 tại Springfield (Hoa Kỳ). Trụ sở chính của chuỗi khách sạn này nằm ở White Plains (Hoa Kỳ), với độ phủ rộng hơn 441 địa điểm trên khắp thế giới. Khách sạn Sheraton cung cấp các dịch vụ sang trọng cho khách hàng cũng như các dịch vụ cao cấp, giúp thu hút một lượng lớn khách hàng có thu nhập trung bình khá trở lên. Vậy chiến lược marketing nào đã khiến cho Sheraton có được thương hiệu nổi tiếng như ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây. 

1. Tổng quan về Khách sạn Sheraton

Khách sạn Sheraton (Sheraton), một trong những chuỗi khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp của Starwood. Starwood Hotels and Resorts, với 1.175 khách sạn cung cấp khoảng 346.800 phòng và 181.400 nhân viên tại gần 100 quốc gia, là tập đoàn khách sạn và giải trí lớn nhất thế giới. Sheraton là công ty lớn nhất trực thuộc Hotel Starwood, đóng vai trò là nhà cung cấp dịch vụ lưu trú và là một trong những thương hiệu khách sạn nổi tiếng nhất thế giới. Ngành khách sạn được Sheraton thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh và giải trí, cung cấp giá phòng hợp lý và giữ lợi tức đầu tư tốt của công ty.

Khách sạn và Khu nghỉ dưỡng Sheraton (Sheraton) bắt đầu vào năm 1937 bởi Ernest Henderson và Robert Moore bắt đầu mua lại một số bất động sản khách sạn và họ tiếp tục mua lại nhanh chóng các bất động sản khách sạn khác cho đến năm 1945 khi Sheraton trở thành chuỗi khách sạn đầu tiên được niêm yết trên Thị trường Chứng khoán New York.

sheraton-marketing-strategy

Chiến lược marketing của khách sạn Sheraton (Ảnh minh họa)

Cho đến nay, sau nhiều năm hình thành và phát triển, Sheraton đã trở thành thương hiệu đứng thứ sáu trong số các thương hiệu khách sạn trên toàn thế giới vào năm 2003. Sheraton được đánh giá là một trong những công ty lớn trong lĩnh vực Khách sạn, cung cấp tất cả các dịch vụ liên quan tới Khách sạn thông qua 400 khách sạn, trải rộng trên 70 quốc gia khắp Bắc Mỹ, Úc, châu Á, Trung Đông, châu Âu, châu Mỹ Latinh, châu Phi. Nếu có dịp ghé thăm khách sạn Sheraton thì chắc hẳn mọi người sẽ bị choáng ngợp bởi sự rộng rãi, tiện nghi cũng như đa dạng mọi loại hình dịch vụ mà Sheraton cung cấp. Một số dịch vụ có thể kể đến khi đặt chân tới một Khách sạn Sheraton đó là dịch vụ giặt là, dịch vụ ăn uống trọn gói, cửa hàng quà tặng, quầy tin tức, dịch vụ thư kỳ, không gian triển lãm, nhận phòng và trả phòng cấp tốc, nhân viên đa ngôn ngữ, không gian triển lãm…. Sheraton ngày nay đã và đang phát triển hình ảnh của một công ty cung cấp các dịch vụ hàng đầu liên quan tới du lịch tới Khách hàng. 

Bài viết liên quan:

Chiến lược marketing của khách sạn Novotel: Thân thiện và hiện đại

2. Phân tích SWOT của Khách sạn Sheraton

・Điểm mạnh của khách sạn Sheraton

Điểm mạnh của Khách sạn Sheraton bao gồm thương hiệu mạnh. Sheraton luôn tự định vị mình là một thương hiệu sang trọng, thuộc phân khúc giải trí cao cấp, phục vụ Khách hàng doanh nhân. Các khách sạn mang thương hiệu Sheraton cũng thường nằm ở các vị trí đắc địa, thuận tiện để di chuyển kèm theo các chiến dịch quảng cáo sáng tạo đã đánh dấu một bước thành công không nhỏ cho thương hiệu này. Quá trình mở rộng của Sheraton còn được hỗ trợ bởi Starwood giúp thương hiệu này tăng được sự hiện diện trên toàn thế giới cũng như thu hút sự chú ý của Khách hàng. Cho dù có nhiều các đối thủ cạnh tranh lần lượt ra đời nhưng Sheraton vẫn luôn cố gắng, chú trọng vào việc đem tới Khách hàng các trải nghiệm dịch vụ ấn tượng và khó quên. 

・Điểm yếu của khách sạn Sheraton

Sheraton là một thương hiệu quốc tế nên sẽ có những thất bại không thể tránh khỏi trong việc quyết định nhượng quyền và hợp đồng, cấp phép kinh doanh. Ví dụ tại Isarel, tên của thương hiệu Sheraton đã bị loại khỏi top năm trong số các khách sạn của Isarel do không thể duy trì các dịch vụ tiêu chuẩn cần thiết vì Sheraton không muốn giảm giá dịch vụ vì lý do bảo vệ thương hiệu cao cấp của mình. 

Một điểm yếu khác của Sheraton nằm ở tệp Khách hàng có số lượng không lớn. Định vị sang trọng của Sheraton, khẩu hiệu dịch vụ chỉ dành cho Doanh nhân đã khiến thương hiệu này không thu hút được người dùng ở tầng lớp trung lưu, vốn là nhóm đông nhất ở các nước đang phát triển. Điều này ảnh hưởng tới Doanh số và tiềm năng mở rộng của Sheraton, đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh. 

・Cơ hội của khách sạn Sheraton

Các thị trường mới nổi như Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc mang lại triển vọng tăng trưởng và quốc tế hóa cho toàn ngành Khách sạn nói chung và Sheraton nói riêng. Đặc biệt các quốc gia mới nổi này có thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng cao theo từng năm dẫn tới gia tăng số lượng của người có khả năng sử dụng dịch vụ của Sheraton. 

Ngoài ra, sự cạnh tranh gia tăng trong mọi ngành nghề khiến điều kiện làm việc trở nên khắc nghiệt là một nguyên nhân khiến cho nhiều doanh nhân khao khát có thời gian được nghỉ ngơi và thư giãn một mình hoặc cùng người thân. Sheraton đã và đang mở rộng các thị trường trọng điểm của mình, hướng tới tệp Khách hàng ngoài khách doanh nhân. Hơn nữa, các sự kiện thể thao mang tầm quốc tế như Olympics cũng đóng vai trò là cơ hội kinh doanh cho Sheraton. 

・Thách thức của khách sạn Sheraton

Sự suy thoái ảnh hưởng xấu đến thu nhập và sự chi tiêu của Doanh nghiệp cũng như Khách hàng sử dụng khách sạn để nghỉ dưỡng. Chi tiêu xa xỉ cho các dịch vụ khách sạn hàng đầu là ưu tiên cuối cùng mà các Doanh nghiệp và cá nhân cân nhắc. Ngoài ra, các yếu tố như số lượng các chuyến công tác bị cắt giảm bởi các công ty lớn và số lượng ngày lưu trú bị giảm bởi dịch bệnh cũng ảnh hưởng tới Sheraton.

Hơn nữa trong những năm gần đây, du lịch cũng bị ảnh hưởng bởi giá nhiên liệu tăng cao, các lo ngại về tính bền vững đối với môi trường, dịch bệnh, các mối đe dọa về an ning, giảm chi tiêu cho các dịch vụ sang trọng của người dùng. Các yếu tố xã hội này đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới Sheraton trong tương lai gần.

sheraton-marketing-strategy

Chiến lược marketing của khách sạn Sheraton (Ảnh minh họa)

3. Phân tích các yếu tố vĩ mô

Môi trường cùng các yếu tố vĩ mô bên ngoài luôn ảnh hưởng tới Doanh nghiệp, dù ít hay nhiều. Các yếu tố vĩ mô này cần phải được xem xét một cách cẩn thận vì đây chính là một phương pháp để Doanh nghiệp có thể phản ứng nhanh với các thay đổi, hoặc tận dụng thế mạnh của mình để thay đổi hình thức kinh doanh. Hãy xem các yếu tố trong phân tích PEST ảnh hưởng tới Sheraton như thế nào trong phân tích sơ bộ dưới dây: 

・Chính trị và luật pháp 

Một nền chính trị ổn định ở bất kỳ một quốc gia sở tại nào là điều kiện tiên quyết để bất kỳ một công ty nào tham gia hoạt động. Ở một quốc gia mà có nền chính trị với nhiều bạo động xảy ra thì tương lai của Doanh nghiệp tại nước sở tại đó chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Các yếu tố chính trị có ảnh hưởng rất lớn tới Sheraton vì thương hiệu này đang tham gia vào kinh doanh ngành nghề du lịch và giải trí. Đây là ngành đóng vai trò là một chức năng của hoạt động chính trị trong nước, cũng như sự an toàn của người sử dụng dịch vụ. Đặc biệt khi Khách hàng là các doanh nhân của các tập đoàn lớn. Do đó, Sheraton phải tìm cách triển khai hoạt động kinh doanh của mình sang các quốc gia có nền chính trị và luật pháp ổn định. 

Ngoài ra, tại mỗi nước đều sẽ có các yêu cầu về tiêu chuẩn đảm bảo an toàn cho người lao động, yêu cầu về mức lương tối thiểu, chuẩn mực trong hành vi lao động cùng các quy định có liên quan khác. Sheraton cần phải nắm vững các yêu cầu và nguyên tắc của từng quốc gia này khi tham gia kinh doanh. 

・Kinh tế và thương mại 

GDP, các giai đoạn hình thành và phát triển của một quốc gia, quy mô hoạt động kinh tế và các sự kiện quốc tế mà nước sở tại đăng cai đều có ảnh hưởng tới nền kinh tế của quốc gia đó cũng như sự tăng trưởng của các thương hiệu tên tuổi như Sheraton. Một ví dụ điển hình là các sự kiện toàn cầu như Thế vận hội hoặc Đại hội thể thao châu Á… sẽ tạo đà thúc đẩy mạnh các hoạt động của một Khách sạn. Ngoài ra, các nền kinh tế tự do và đang phát triển cũng là một cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch như Sheraton vì các điều kiện thuận lợi cho phát triển chiến lược kinh doanh toàn cầu cũng như các hạn chế về thuế quan mang tính tự do hơn. 

・Văn hóa và xã hội 

Là một thương hiệu quốc tế, Sheraton có mặt trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Sheraton cũng là một thương hiệu rất nổi tiếng với mọi Khách du lịch. Vậy nên, để giữ nguyên hình ảnh của thương hiệu trong mắt của người tiêu dùng ở nước sở tại, Sheraton cần phải có những cân nhắc thích đáng về ngôn ngữ, đức tin, tôn giá, các nguyên tắc, lý tưởng và phong tục tập quá. Ngoài ra, Sheraton cũng phải luôn có các chiến lược để giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp với người dân địa phương và giới kinh doanh để thâm nhập sâu hơn vào thị trường của từng quốc gia. 

・Công nghệ 

Các yếu tố như xu hướng công nghệ và cơ sở vật chất, hạ tầng cũng ảnh hưởng nhất định tới Sheraton. Việc tìm ra các công nghệ giúp tiết kiệm điện, cắt giảm chi phí và duy trì chất lượng dịch vụ thông qua các công nghệ mới là điều mà Sheraton luôn cần phải quan tâm. Các công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông như đặt chỗ trực tuyến, mạng xã hội, website bán vé du lịch kèm chỗ ở có ảnh hưởng trực tiếp đến Sheraton. Do đó, trang bị một kiến thức và nền tảng vững chãi về công nghệ là một điều rất quan trọng trong sự thành công của Doanh nghiệp.

Bài viết liên quan:

Chiến lược kinh doanh của Sheraton

5. Chiến lược marketing của Khách sạn Sheraton

Chiến lược marketing của Khách sạn Sheraton tập trung vào chiến lược phân khúc Khách hàng cao cấp và hạng sang, cùng với việc sử dụng các chiến lược marketing kỹ thuật số như SNS, website, app đặt phòng trực tuyến..

・Chiến lược phân khúc Khách hàng 

Sheraton nhắm vào hai phân khúc Khách hàng, hạng cao cấp và hạng sang. 

1/ Phân khúc hạng cao cấp 

Phân khúc hạng cao cấp là phân khúc được đánh giá là có thể sinh lợi nhưng cũng rất khó để có thể duy trì được ưu thế trong cạnh tranh. Các Khách sạn hạng cao cấp như Sheraton tập trung vào trải nghiệm của Khách hàng, cung cấp mọi thứ mà Khách hàng mong đợi như đồ nội thất đắt tiền, dịch vụ cao cấp cho doanh nhân, đồ ăn chất lượng cao…. Chiến lược nhằm vào phân khúc hạng cao cấp này rất tốn kém và khó khăn vì phải duy trì sự hài lòng của Khách hàng ở mức độ cao. Tuy nhiên nếu chiến lược này thành công thì có thể mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. 

2/ Phân khúc hạng sang 

Phân khúc hạng sang cũng đòi hỏi tốn kém và nhiều nỗ lực để duy trì dịch vụ, tuy nhiên so với phân khúc hạng cao cấp thì Khách hàng mục tiêu cũng như các yêu cầu có vẻ sẽ dễ chịu hơn nhiều. Ví dụ, khách sạn phân khúc hạng sang có các dịch vụ đặc biệt và dịch vụ ăn uống cao cấp nhưng không có tiêu chuẩn cao và khắt khe như phân khúc hạng cao cấp. Tuy nhiên, Khách hàng của phân khúc hàng sang cũng là các Khách hàng sẵn sàng trả chi phí cho các dịch vụ cao cấp khi so sánh với chất lượng của các Khách sạn bình dân nên doanh thu có thể được tạo ra nhờ sự chênh lệch về mặt tâm lý này. 

Khách sạn Sheraton tự khẳng định thương hiệu là một khách sạn sang trọng, giá cả trên mức trung bình với dịch vụ thuộc hạng cao cấp và sang trọng bậc nhất. Đây là một phần trong chiến lược định vị thị trường của Sheraton nhắm tới tầng lớp có thu nhập trung bình và cao trong xã hội, tại mọi quốc gia mà Sheraton đặt chân tới. 

Trong chiến lược marketing của mình, thương hiệu Sheraton sử dụng một loạt các phương tiện truyền thông kỹ thuật số như tiếp thị trực tuyến, mạng xã hội và email… Việc sử dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số để quảng bá cho thương hiệu giúp Sheraton có cơ hội xây dựng một mối quan hệ bền chặt với Khách hàng của mình. 

・Website của Sheraton

Sheraton có thành lập website để quảng cáo cho thương hiệu và tạo quan hệ với Khách hàng. Trang đầu của website luôn chứa khung cảnh bên ngoài của khách sạn Sheraton, hoặc hồ bơi hoặc phòng ngủ… cho thấy sự tinh tế trong bài trí cũng như thế hiện đẳng cấp của Sheraton. 

Website của Sheraton có màu đen xám chủ đạo với màu đen là màu huyền bí, nổi bật sự sang trọng cho thương hiệu. Ngoài ra, nếu vào các dịp giảm giá thì tại website của Sheraton sẽ hiển thị thông điệp nhằm thu hút sự chú ý của người truy cập để đặt phòng tại khách sạn. 

sheraton-marketing-strategy

Chiến lược marketing của khách sạn Sheraton (Ảnh minh họa)

・Quảng cáo trên Google Map 

Khách sạn Sheraton có đăng ký tài khoản trên Google My Business. Điều này có nghĩa là Khách hàng có thể tìm thấy khách sạn Sheraton gần nhất nơi họ sinh sống, hoặc trong chuyến đi du lịch sắp tới. Khi Khách hàng thực hiện thao tác tìm kiếm trên Google, thông tin của Khách sạn Sheraton gần nhất sẽ hiển thị bên phải của khung tìm kiếm với các thông tin như địa chỉ, số điện thoại và cả vị trí của Khách sạn trên bản đồ. Điều này giúp Sheraton có thể tiếp cận với một lượng lớn Khách hàng tiềm năng, người đang có ý định đi công tác hoặc đi du lịch. Chỉ bằng một vài thao tác đơn giản, Khách hàng đã có thể đăng ký phòng ở tại Sheraton ở website hoặc bằng một cú điện thoại. 

・Ứng dụng trên smartphone

Giao diện của ứng dụng Sheraton trên điện thoại được đánh giá là hấp dẫn và đơn giản. Điều này giúp Khách hàng tiết kiệm thời gian khi tìm kiếm và đặt phòng. Ứng dụng của Sheraton với công vụ tìm kiếm thông minh cho phép người dùng tìm phòng dựa trên địa điểm, thời gian làm việc, số kỳ nghỉ, loại phòng và cả đăng ký số lượng người đi cùng, cũng như ngày vào Khách sạn và ngày trả phòng… 

Sau khi thực hiện kết quả tìm kiếm, người dùng sẽ nhận được thông tin của loại phòng phù hợp, đi kèm với giá cả, số lượng đánh giá và xếp hạng. 

Ngoài ra, việc có ứng dụng riêng giúp Sheraton có thể lưu trữ được hành vi của Khách hàng một cách dễ dàng hơn, giúp thương hiệu này có thể phân tích được hành vi của Khách hàng và cho ra các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của Khách hàng trong tương lai. 

・Quảng cáo trên SNS

Giống như các thương hiệu B2C khác, Sheraton cũng sử dụng mạng xã hội để tiếp cận Khách hàng mới. Ví dụ như Facebook. Sheraton tạo fanpage trên Facebook từ tháng 6 năm 2009, và tới nay đã có 577 nghìn lượt thích. Trên fanpage của Sheraton có nút đặt phòng để Khách hàng có thể đặt phòng ngay trên fanpage cũng như website chính thức, kèm bản đồ chỉ dẫn vị trí của Khách sạn. 

Các bài đăng trên fanpage của Sheraton chủ yếu là lời mới đến thăm Khách sạn, tận hưởng các tiện ích như Spa, tiệc cưới… Trang hoạt động khoảng 1 tuần cho 1 bài viết và đón nhận được sự tương tác từ người sử dụng. Tuy nhiên, quản trị viên của fanpage của Sheraton không mấy tương tác với các comment từ người dùng. Đây có thể là một điểm mà Sheraton có thể khắc phục được trong tương lai để tạo được quan hệ tốt với Khách hàng. 

Ngoài ra, Sheraton cũng đăng ký thương hiệu trên TripAdvisor, một kênh quảng cáo quan trọng, giúp Sheraton tăng cường được sự nhận biết về thương hiệu cũng như thu hút được một lượng lớn Khách hàng có mối quan tâm tới du lịch và Khách sạn. 

Xem thêm các bài viết về chiến lược marketing tại link.

Bài viết liên quan:

Chiến lược marketing của khách sạn Hilton: Đắng cấp năm sao

6. Kết luận 

Chiến lược marketing của khách sạn Sheraton với các phân tích không chỉ về chiến lược marketing mà còn các yếu tố như phân tích SWOT của khách sạn Sheraton cùng các yếu tố vĩ mô thuộc về thị trường. Sheraton là một thương hiệu lâu đời và rất nổi tiếng trong ngành du lịch cũng như kinh doanh Khách sạn. Một thương hiệu nổi tiếng mà rất nhiều người biết tới. Điều này có thể có được một phần là nhờ chiến lược marketing đầy công phu và mang tính chiến lược của thương hiệu này. 

 

What's your reaction?

Excited
0
Happy
0
In Love
0
Not Sure
0
Silly
0
maneko
Tên thường gọi: maneko-chan. Chuyên về BtoB marketing và digital marketing, thích đọc các bài viết về chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh của các thương hiệu tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Thành thạo Việt Anh Nhật. Yêu thiên nhiên, thích đọc sách, chơi với mèo và ăn vặt ^^

You may also like

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.