Cách nghiên cứu đối thủ cạnh tranh online: Một trong những thị trường cạnh tranh khốc liệt nhất của thế kỷ 20 có thể được cân nhắc tới là thị trường kinh doanh online. Không chỉ ở Việt Nam, mà ngay tại Nhật Bản, mua bán trực tuyến đã trở thành xu thế chung, một điều rất hiển nhiên. Vậy nên, không chỉ Rakuten hay Amazon mà các công ty và cửa hàng bán lẻ cũng đang gấp rút xây dựng những website công phu, đẹp mắt và hệ thống bán hàng trực tuyến thân thiện với người sử dụng.

Trong quá trình xây dựng một cửa hàng trực tuyến thì có rất nhiều vấn đề cần phải lên kế hoạch như thiết kế website, lên kế hoạch xây dựng thương hiệu, xây dựng hình ảnh Khách hàng tiềm năng. Nhưng ngoài ra, có một điều mà Doanh nghiệp không thể không kể tới, và không thể không cân nhắc, đó chính là nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.

Bài viết dưới đây đề cập tới một thuật ngữ quan trọng trong cách nghiên cứu đối thủ cạnh tranh online, có tên gọi là “Benchmarking”. Thuật ngữ “benchmarking” vốn dĩ đã xuất hiện rất lâu tại Việt Nam và sau khi đi dạo vào website thì có thể nhận thấy rằng, vẫn chưa có từ nào phù hợp, truyền tải đầy đủ hàm ý của từ trong ngôn ngữ tiếng Việt. Tại Nhật Bản cũng vậy, các doanh nghiệp cũng sử dụng là benchmarking marketing luôn, chứ không tìm một thuật ngữ tương tự trong tiếng Nhật. Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của benchmarking trong cách nghiên cứu đối thủ cạnh tranh online, cũng như các công cụ hữu ích đi kèm, không thể thiếu nhé!

1. Thuật ngữ “benchmarking”

Trước khi tiến hành phân tích cách sử dụng của các công cụ thì hãy thử tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ benchmarking.

Từ điển Oxford đưa ra định nghĩa về thuật ngữ benchmarking là:

something that can be measured and used as a standard that other things can be compared with

Theo Oxford Learner’s Dictionary

Có nghĩa là, benchmarking là hành động so sánh một vật và sử dụng nó như một tiêu chuẩn để so sánh các yếu tố khác.

Và trong thực tế khi tiến hành nghiên cứu đối thủ cạnh tranh thì, “benchmarking” ám chỉ hành động lựa chọn các công ty có kết quả kinh doanh thành công, có mô hình tương đồng với doanh nghiệp, từ đó lọc ra các yếu tố then chốt, so sánh đối chiếu với thực trạng của doanh nghiệp , từ đó đưa ra được các phương hướng chính xác nhất. 

Trong thực tế kinh doanh, benchmarking có thể được dùng trong cả sale, marketing, lên kế hoạch dự án, phân tích dữ liệu, quản lý dự án …

Mô hình của benchmarking thường thấy như sau: 

nghien-cuu-doi-thu-canh-tranh

Cách nghiên cứu đối thủ cạnh tranh dựa trên benchmarking

2. Các bước triển khai benchmarking trong phân tích đối thủ cạnh tranh

Để tiến hành benchmarking trong doanh nghiệp, đặc biệt trong cách nghiên cứu đối thủ cạnh tranh thì cần làm tốt sáu bước quan trọng sau: 

Bước 1: Nắm được xu thế thị trường

Bước đầu tiên trong cách nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là nắm được xu thế của thị trường, hoặc thành tích kinh doanh của từng công ty, và từ đó phát hiện ra các công ty có thành tích đứng đầu.

Bước 2: Xác nhận hiệu suất hoạt động của website

Bước tiếp theo đó chính là xác nhận độ hiệu quả của website của công ty có thành tích đứng đầu, cũng như nhận biết mối liên hệ của website tới lợi nhuận của Công ty.

Bước 3: Tìm ra đặc trưng của Khách hàng

Khách hàng là yếu tố không thế thiếu trong từng Doanh nghiệp, chính vì thế, trong quá trình tìm ra cách nghiên cứu đối thủ cạnh tranh thì việc tìm ra được đặc tính của Khách hàng trung thành của website đối thủ là điều rất quan trọng. Từ những đặc tính khác nhau của Khách hàng mà Doanh nghiệp có thể tìm ra được điểm khác nhau giữa phương hướng thu hút Khách hàng của từng Doanh nghiệp.

Bước 4: Nghiên cứu Google

Bạn không nhầm đâu, hơn 80% người tiêu dùng hiện nay sử dụng Google để tìm kiếm và Google vẫn là công cụ tìm kiếm hàng đầu. Vậy nên để có thể tiếp cận và phân tích được đối thủ tiềm năng một cách hiệu quả thì tra cứu độ hiện diện, hay “visibility” giữa các thương hiệu là điều rất quan trọng. Đặc biệt, từ việc nghiên cứu Google, Doanh nghiệp sẽ phát hiện ra các điểm khác biệt giữa những phương thức mà Khách hàng tiềm năng sử dụng để tiếp cận với từng Doanh nghiệp.

Bước 5: Tốc độ hiển thị

Tối ưu hoá website hay độ thân thiện của website đã là một chủ đề không còn mới mẻ. Theo một nghiên cứu mới đây nhất về độ trải nghiệm của người dùng trên các website bán hàng (e-commerce) thì Khách hàng sẽ bỏ mua hàng, hoặc rời website nếu tốc độ hiển thị lớn hơn 3 giây. Vậy nên làm gì và làm như thế nào để website có thể hiển thị chỉ trong vòng 1 tới 2 giây là điều Doanh nghiệp cần phải đầu tư. Có rất nhiều công cụ nghiên cứu được tốc độ hiển thị của website nhằm phân tích đối thủ cạnh tranh.

Bước 6: Tần suất cập nhật website

Yếu tố cuối cùng trong cách nghiên cứu đối thủ cạnh tranh online đó chính là việc nghiên cứu cần suất cập nhật và thay đổi thông tin trên website. Thật khó có thể hiểu tưởng tượng được Khách hàng sẽ cảm thấy thế nào nếu một website đăng thông tin từ những năm 2010 ở mục tin mới vào năm 2021 này nhỉ? Vậy nên, nếu website của Doanh nghiệp bạn có quy trình cập nhật thông tin nhanh chóng và chính xác hơn đối thủ cạnh tranh thì hãy tự tin lên nhé.

nghien-cuu-doi-thu-canh-tranh

Cách nghiên cứu đối thủ cạnh tranh dựa trên benchmarking

Tóm lại, để có thể nghiên cứu được đối thủ cạnh tranh trên thị trường online thì Doanh nghiệp có thể tìm các Doanh nghiệp có thành tích tốt, từ đó tìm ra điểm khác nhau giữa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp thông qua các chỉ số hoạt động. Sau đó, hướng tới thiết lập giả thuyết và định hướng cho hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. 

Xem thêm các bài viết liên quan

Kiểm tra thứ hạng từ khoá: Những điều cần biết
Backlink là gì? Tất tần tật về backlink

3. Các chỉ số đánh giá quan trọng trong benchmarking 

Trong quá trình nghiên cứu đối thủ cạnh tranh online bằng phương pháp benchmarking thì điều quan trọng là Doanh nghiệp cần phải chú ý tới các chỉ số quan trọng như sau:

・Các chỉ số liên quan tới quảng cáo online

Các chỉ số liên quan tới quảng cáo online bao gồm: Loại hình quảng cáo mà đối thủ cạnh tranh sử dụng, thị trường mục tiêu, từ khoá mục tiêu, giá trả cho một lần click (CPC), số lượng hiển thị, số lượng click, tỷ lệ click, giá tiền cho một đơn hàng, tỷ lệ chuyển đổi thành công (ROI, ROAS)…

・Kết quả của các hoạt động PR

Các hoạt động quan hệ công chúng (PR) không còn mới mẻ trong thời gian gần đây. Hãy thử kiểm tra website của đối thủ cạnh tranh mục tin tức và sự kiện, cũng như các trang mạng truyền thông, mạng xã hội, chắc chắn chỉ cần vài cú click chuột và search google, bạn có thể tìm ra nhiều thông tin rất thú vị.

・Kết quả của chiến lược SEO

Thân thiện với công cụ tìm kiếm (SEO) đã trở thành một chiến lược marketing không thể thiếu với mọi Doanh nghiệp. Theo một cuộc điều tra tâm lý mua hàng, người tiêu dùng có xu hướng tin tưởng, và đặt mua hàng thông qua kết quả tìm kiếm nhiều hơn qua quảng cáo. Vậy nên, hãy thử đặt câu hỏi liệu đối thủ cạnh tranh có sử dụng SEO không? Nếu có thì từ khoá nào, độ dài của từng bài viết, tần suất xuất hiện của từ khoá, đường dẫn backlink, yếu tố kỹ thuật như 301, canonical link…

・Nội dung của content marketing 

 Content marketing là một trong những điều cốt lõi của digital marketing cũng như là bộ phận không thể thiếu của nhiều chiến dịch quảng cáo, thu hút Khách hàng. Đặc biệt với sự phủ rộng của truyền thông và mạng Internet như hiện nay thì Doanh nghiệp của bạn và đối thủ sẽ có cơ hội trở thành “minh tinh” hoặc “rơi xuống đáy vực thẳm” chỉ sau một đêm.

Content marketing rất rộng và đương nhiên, chỉ số KPI trong mỗi một dự án sẽ khác nhau. Ví dụ, đối với một blog hoặc truyền thông sở hữu (owned media) thì chỉ số KPI thông thường sẽ là lượt ghé thăm, số lượng Khách hàng mới, tỷ lệ quay lại của Khách hàng cũ, số lượt chia sẻ trên mạng xã hội…

・Các nỗ lực để cải thiện usability (tính tiện dụng của website)

“Usability” hay tính tiện dụng của website vẫn là điều nhiều Doanh nghiệp hướng tới, đặc biệt là tốc độ hiển thị. Hãy đọc tiếp bài viết dưới đây để biết thêm các công cụ hiệu quả đo lường website cho Doanh nghiệp nhé!

・Tần suất cập nhật thông tin

Số lượng trang của website, tần suất cập nhật thông tin vẫn luôn là hai yếu tố mà Google rất quan tâm khi đánh giá một website. Luôn nhớ, “fresh information” là điều rất quan trọng để “lấy lòng” Google trong cuộc chiến giành lấy sự hiện diện trước mặt Khách hàng tiềm năng.

nghien-cuu-doi-thu-canh-tranh

Yếu tố đánh giá khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

4. Các công cụ hỗ trợ benchmarking

Dưới đây là một vài công cụ rất hữu ích trong quá trình nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Các công cụ hoàn toàn miễn phí nên hãy bookmark vào Chrome ngay để sử dụng hàng ngày nhé!

4.1. Google Trend 

Đây hẳn là công cụ cực kỳ đắc lực trong việc tìm hiểu xu hướng tìm kiếm của người tiêu dùng và Khách hàng. Việc thường xuyên sử dụng Google Trend với các từ khóa liên quan tới lĩnh vực kinh doanh giúp cho Doanh nghiệp có thể nhận ra được giả thuyết hoặc phương thức tác chiến trong tương lai. 

google-trend

Google Trend (Nguồn: Internet)

Việc sử dụng Google Trend nhấn mạnh việc tìm hiểu số lượng tìm kiếm của từng từ khóa, từ đó nắm bắt được mối quan tâm của Khách hàng tiềm năng dưới tác động của từng thời kỳ, cũng như tăng độ nhạy cảm của Doanh nghiệp tới lĩnh vực kinh doanh.

URL: https://trends.google.com/trends/?geo=VN

4.2. Công cụ tìm kiếm Google

Với việc sử dụng công cụ tìm kiếm Google thì Doanh nghiệp có thể dễ dàng xác định được các Doanh nghiệp được ưa thích, dẫn đầu, hoặc có thành tích kinh doanh cao. Ví dụ với thị trường mỹ phẩm, chỉ với một câu lệnh tìm kiếm “cosme ranking 2019” là đã có thể sưu tập được hàng loạt thông tin về các thương hiệu mỹ phẩm trong và ngoài nước đang lên ngôi. 

Việc sử dụng công cụ tìm kiếm Google thì không giúp cho Doanh nghiệp lập được kế hoạch kinh doanh nhưng lại có ích cho hoạt động marketing vì có thể biết được tỷ lệ ủng hộ của người tiêu dùng. 

4.3. Các website về chứng khoán, cổ phiếu

Việc truy cập vào các website của công ty chứng khoán giúp Doanh nghiệp có thể tìm hiểu về doanh thu hay lời lãi của các công ty có thành tích đứng đầu, tỷ suất lợi nhuận trong các năm gần đây, cũng như giá cổ phiếu… 

Thu thập thông tin về doanh thu của các công ty cùng ngành là một bước không thể  bỏ qua trong bất cứ kế hoạch phân tích nào trong marketing. 

Tại Nhật Bản thì một website rất đáng để tham khảo khi tra cứu doanh thu của các doanh nghiệp là Nikkei Business. Chỉ cần nhập tên công ty là đã có thể có được những thông tin cơ bản nhất. 

URL: https://www.nikkei.com/nkd/ 

nikkei-business

Thông tin kinh doanh của tập đoàn GMO

4.4. Tra cứu hiệu suất hoạt động của website 

Không kém phần quan trọng như tìm hiểu doanh thu, là bước xác nhận hiệu suất hoạt động của website. Tại sao lại như vậy? Trong thời đại số hiện nay, việc sử dụng website như một phương thức bán hàng của các Doanh nghiệp đang tăng lên nhanh chóng, và số lượng doanh nghiệp nguồn thu từ website cũng không thể kể hết. 

Chính vì vậy, việc tra cứu hiệu suất hoạt động của website cho biết được mức độ đầu tư của Doanh nghiệp vào website cũng như tầm quan trọng của nó với hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. 

Một trong những công cụ tra cứu hoạt động của website được sử dụng là SimilarWeb. Đây là công cụ có phiên bản miễn phí (Chrome extension), chỉ cần đăng ký tài khoản và cài đặt vào chrome là đã có thể có được các thông tin cơ bản như Pageviews, số lượng truy cập, tỷ lệ bounce rate, thời gian Khách hàng ở lại website… 

similar-web

Thông tin cơ bản, miễn phí của Similar Web (Nguồn: similarweb)

4.5. Tra cứu tốc độ của website

Việc tra cứu tốc độ load website của các đối thủ cùng ngành sẽ có tác dụng rất lớn trong việc giúp Doanh nghiệp thiết lập kế hoạch nâng cấp, hoặc cải thiện tích tiện dụng của website. Thời gian chờ đợi của Khách hàng tới thông tin họ mong muốn càng sớm thì lại càng giúp Doanh nghiệp có được điểm cộng và lợi thế về lâu dài. 

Hai trong các công cụ để tra cứu tốc độ website là Google PageSpeed Insight và Pingdom Test Tool. 

Google PageSpeed Insight

google-pagespeed-insight

Google Pagespeed Insight

URL: https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/

Pingdom Test Tool

pingdom-website-speed-test

Pingdom Website Speed Test

URL: https://tools.pingdom.com/

Chỉ với thao tác nhập URL của Doanh nghiệp cần tìm là đã có thể có được các thông tin về tốc độ load của website cũng như các yếu tố liên quan đến việc tối ưu web. 

4.6. Tra cứu các yếu tố giúp website lên rank

Một trong số các công cụ miễn phí được nhiều agent marketing sử dụng nhiều nhất tại thị trường Nhật Bản là SEO Cheki

cach-nghien-cuu-doi-thu-canh-tranh

Công cụ SEO Checki

URL: https://seocheki.net/

Tại đây, Doanh nghiệp chỉ cần nhập URL của đối thủ cùng ngành là có thể có được thông tin của từ khoá, tiêu đề website và nội dung của website, những thông tin cực kỳ quý giá. Và điểm ưa thích của công cụ này là hoàn toàn miễn phí. 

4.7. Tra cứu tần suất cập nhật thông tin của website

Việc Doanh nghiệp thường xuyên cập nhật thông tin lên website có nghĩa là muốn gia tăng mối quan hệ với Khách hàng. Nếu Doanh nghiệp thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất về dịch vụ, sản phẩm, chính sách hậu mãi thì đương nhiên, tỷ lệ hài lòng của Khách hàng sẽ gia tăng, độ tín nhiệm của Khách hàng với Doanh nghiệp cũng từ đó được tăng cao. 

Một trong những công cụ miễn phí được lựa chọn để giới thiệu là Internet Archive.

internet-archive

Công cụ Internet Archive

URL: https://archive.org/

Chỉ cần nhập URL và chờ trong giây lát là đã có được tần suất cập nhật thông tin của website đối thủ hiển thị theo dạng lịch. Thời gian website bắt đầu hoạt động cũng như tần suất đăng bài, số lượng đăng bài cũng có thể dễ dàng tìm kiếm tại Internet Archive. 

Xem thêm các bài viết chiến lược SEO tại đây. 

5. Lời kết

Các công cụ trong bài viết đều có hình thức miễn phí nên nếu Doanh nghiệp có nguồn kinh phí marketing ưu tiên cho các hoạt động và chiến dịch cũng hoàn toàn có thể sử dụng được và cực kỳ hữu ích trong giai đoạn lập kế hoạch và các định phương hướng.

Hầu hết các công cụ được giới thiệu đến từ Nhật Bản hoặc đang được sử dụng tại Nhật Bản nên sẽ có cảm giác khác với những gì Doanh nghiệp đã trải nghiệm trước đó. Tuy nhiên trong thương trường khốc liệt hiện nay, việc có các nguồn thông tin khác với đối thủ là điều cực kỳ quan trọng. 

What's your reaction?

Excited
1
Happy
0
In Love
1
Not Sure
0
Silly
0
maneko
Tên thường gọi: maneko-chan. Chuyên về BtoB marketing và digital marketing, thích đọc các bài viết về chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh của các thương hiệu tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Thành thạo Việt Anh Nhật. Yêu thiên nhiên, thích đọc sách, chơi với mèo và ăn vặt ^^

You may also like

Comments are closed.