Cách quảng cáo bán rượu: Kinh nghiệm hái ra tiền
Cách quảng cáo bán rượu: Một ly rượu ngon bắt nguồn từ những nguyên liệu chất lượng. Không phải ngẫu nhiên khi nhấp thử một trăm loại rượu được bán ra ngoài thị trường thì có tới một trăm loại hương vị khác nhau. Vậy là một nhà sản xuất rượu, chúng ta phải làm thế nào để có thể truyền tới Khách hàng những đặc điểm nổi bật của sản phẩm mà ta đang có. Bài viết dưới đây được trích từ blog của một công ty marketing khi công ty này thực hiện chiến dịch marketing cho thương hiệu whisky quế và đã đẩy được doanh thu từ 1,9 triệu đô la lên thành 131 triệu đô la. Theo như bài viết, tương tự như rượu ngon bắt nguồn từ nguyên liệu thượng hạng thì một chiến dịch marketing có kết quả tốt cũng bắt nguồn từ các bước thực hiện tốt.
Mở đầu bài viết là cách quảng cáo bán rượu dựa trên ba bước tiếp thị cơ bản trong marketing rượu vang. Sau đó, bài viết sẽ đề cập tới cách viết bài viết bán rượu (cách viết bài viết quảng cáo rượu vang) trên mạng xã hội và cuối cùng là một số tips nhỏ cho chiến lược marketing rượu và chiến lược kinh doanh rượu. Hãy cùng theo dõi nhé!
I. Cách quảng cáo bán rượu: Ba bước cơ bản đầu tiên
1. Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường lúc nào cũng là bước cơ bản và cần làm đầu tiên trong bất cứ chiến dịch marketing nào. Tại sao lại như vậy? Một bản nghiên cứu thị trường được thực hiện một cách đầy đủ sẽ giúp Doanh nghiệp xây dựng được một chiến lược có cơ sở vững chắc, từ đó đưa ra được những quyết định chính xác về đối thủ và các chỉ số ROI. Trong nghiên cứu thị trường thì sẽ có ba bước cơ bản như sau:
・Phân tích xu hướng ngành và đối thủ
Thông thường, để bắt đầu nghiên cứu, Doanh nghiệp của bạn cần bắt đầu bằng cách xem xét toàn bộ ngành để xem thương hiệu của bạn đứng ở đâu, đối thủ cạnh tranh lớn nhất là ai, xu hướng của ngành là như thế nào và trong ngành kinh doanh rượu thì có các hoạt động theo mùa nào sẽ ảnh hưởng lớn tới doanh số bán hàng.
Tiếp theo là hoạt động của từng đối thủ cạnh tranh trong quá khứ, hiện tại và tương lai (nếu có thông tin). Hãy thử điểm xem chiến lược nào của họ đang hoạt động có hiệu quả và chiến lược nào là không có hiệu quả. Tại sao lại có hiệu quả và tại sao lại không đem lại hiệu quả? Các điều kiện nào dẫn tới kết quả như vậy? Các công ty đối thủ đã quảng cáo thông qua các kênh truyền thông nào?
Bằng cách lùi lại một bước để nhìn tổng thể ngành kinh doanh rượu, bạn có thể các định được các điểm mang tới thành công cho thương hiệu của mình. Tại Nhật Bản, khi muốn tìm hiểu từng đối thủ cạnh tranh thì bạn có thể truy cập vào website của công ty đối thủ, click chuột xem phần thông tin mới nhất, hoặc vào fanpage trên mạng xã hội hoặc search Google “tên đối thủ + campaign ” là đã có thể thu thập được kha khá thông tin về các hoạt động trong quá khứ của công ty. Đặc biệt là ở các trang tin tức vì Doanh nghiệp thường có xu hướng trả tiền cho các trang tin để truyền tải thông tin của campaign tới người tiêu dùng một cách nhanh nhất.
・Thiết lập chỉ số hiệu suất (KPI)
Việc thiết lập chỉ số hiệu suất (KPI) dựa trên những thông tin thu thập được là rất quan trọng để đo lường thành công. Xác định được đúng chỉ số KPI sẽ giúp Doanh nghiệp có thể biết được vị trí hiện tại và đo lường được khoảng cách từ vị trí hiện tại tới mục tiêu. Các chỉ số hiệu suất (KPI) cơ bản có thể được đề cập tới như là doanh số bán hàng, số lượng người theo dõi trên mạng xã hội, số lượng đề cập tới tên Doanh nghiệp trên các phương tiện truyền thông, tỷ lệ phần trăm thị phần.
Việc bắt đầu đo lường các chỉ số, kể cả khi chiến dịch marketing mới bắt đầu có thể giúp cho Doanh nghiệp của bạn có thể đo lường chính xác tiến độ, có hướng đi vững chắc, đúng đắn với những điều chỉnh kịp thời nếu cần thiết.
・Tạo lập Khách hàng tiềm năng
Một khi bạn đã hoàn thành xong việc nghiên cứu tổng quan về ngành và đặt mục tiêu cho các chỉ số KPI thì việc tiếp theo sẽ là nghiên cứu và phát triển chân dung Khách hàng tiềm năng. Khách hàng tiềm năng trong tiếng anh có tên gọi là “Persona”. Một persona tốt sẽ giúp thương hiệu của bạn xây dựng được hình ảnh rõ ràng về Khách hàng và đối tượng bán hàng của mình.
Hãy thử tìm hiểu xem Doanh nghiệp được giới thiệu ở phần đầu đã tiến hành phân tích persona như thế nào và có những điều chỉnh ra sao để cuối cùng có được kết quả ngoài mong đợi như trên nhé.
Doanh nghiệp trên đã tung ra một nhãn hiệu rượu whisky quế nhắm tới người dùng có mong muốn trải nghiệm một thức uống thật mới mẻ. Với hương vị nóng rực của rượu whisky và đã quế, thương hiệu này đã nhắm tới mục tiêu là nam giới từ 21 tới 30 tuổi, với slogan là “Tastes like heaven, burns like hell” (Tạm dịch: Rượu có vị như thiên đường nhưng bỏng như địa ngục). Và thương hiệu nhấn mạnh tới việc người dùng nên thử đón nhận hương vị quế bốc lửa này ít nhất một lần.
Thông điệp và slogan trên được nhấn mạnh trong mỗi bài đăng, hình minh họa và post trên mạng xã hội. Đặc biệt, đều khiến người xem hình dung tới hình ảnh Khách hàng tiềm năng của Doanh nghiệp, là một chàng trai trong độ tuổi 21 tới 30, đam mê khám phá thử thách mới lạ, thích chụp ảnh.
Tiếp theo đó, Doanh nghiệp này theo dõi cẩn thận hiệu suất trực tuyến của thương hiệu (ví dụ như phản ứng của người tiêu dùng, độ tương tác với Doanh nghiệp), hay nói chuyện với những người trực tiếp tiếp xúc với Khách hàng tiềm năng như người pha chế rượu (bartenders) hoặc chủ cửa hàng rượu. Khi đã có được thông tin nhiều hơn về Khách hàng tiềm năng, Doanh nghiệp này đã cải thiện về sản phẩm cho phù hợp với nguyện vọng của nhiều Khách hàng (ví dụ như độ cay để tạo cảm giác mạnh), cũng như biết được thói quen và hành vi của người tiêu dùng, nên các chiến lược được tạo ra về sau càng có xu hướng đem lại kết quả tốt hơn.
Để có được thông tin cơ bản đầu tiên về Khách hàng tiềm năng, Doanh nghiệp trên đã sử dụng thông tin từ các nhân viên nghiên cứu và phân tích về nhân khẩu học, tâm lý học, dữ liệu thống kê, cùng các công cụ như SurveyGizmo, Hubspot và Smart Insights để phát triển chân dung persona một cách chân thực nhất. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nói chuyện với những người cung cấp thông tin như nhân viên pha chế, chủ cửa hàng rượu để tiến hành lọc thông tin về phân lớp Khách hàng cảm thấy hứng thú (không hứng thú) với sản phẩm hoặc mua (không mua) sản phẩm.
2. Xây dựng mạng lưới đại sứ thương hiệu
Ngành công nghiệp kinh doanh rượu có tính cạnh tranh cao, với nhiều nhãn hiệu có số lượng chỉ đếm trên đầu ngón tay nhưng lại chiếm tới phân nửa thị phần trên toàn thế giới. Và ngày nay, các công ty trong ngành công nghiệp này lại càng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt khi số lượng các chủng loại đồ uống tăng mạnh khiến người tiêu dùng phải đau đầu khi lựa chọn. Vậy nên, để trở nên nổi bật các thương hiệu ngày nay cần phải suy nghĩ và hành động khác biệt.
Một trong những phương pháp được đánh giá là hữu dụng nhất chính là bước chân vào quán bar và gặp gỡ trực tiếp người tiêu dùng. Ngay cả thời đại kỹ thuật số nhưng không gì có thể so sánh được so với các tương tác cá nhân giữa người với người. Và theo báo cáo thu thập được thì giao tiếp trực tiếp có thể đem lại thành công hơn 34 lần thông qua các thiết bị số như email, mạng xã hội..
Dựa vào thông tin trên, thương hiệu đồ uống giới thiệu trong phần mở đầu đã sử dụng phương pháp xây dựng mạng lưới đại sứ giới thiệu sản phẩm. Những đại sứ này sẽ thiết lập mối quan hệ với nhân viên pha chế, mua đồ uống trong các quán bar và đi giới thiệu với người tiêu dùng về sản phẩm của bạn theo cách tiếp cận mới và thú vị.
Cụ thể là, thương hiệu này đã xây dựng mạng lưới đại sứ thương hiệu tới các quán bar quan trọng trong thị trường mục tiêu để tiếp thị sản phẩm thông qua việc kết nối bạn bè, mua tặng đối tác các cốc rượu whisky quế được chỉ định trước, kết bạn với người pha chế và từ đó có được niềm tin và tình bạn của các influencers có tiếng ở địa phương. Các tiếp cận này đã biến các đại sứ thương hiệu trở thành công cụ chủ lực trong tiếp cận Khách hàng mà ngay cả họ cũng không biết. Không cần các quảng cáo rầm rộ hay trang điểm khoa trương, tay cầm tờ rơi, các đại sứ này chỉ mặc thường phục, đứng xếp hàng chờ mở cửa ngoài các quán bar… Các đại sứ này đã thành công trong việc cải trang để Khách hàng tiềm năng không bao giờ đoán ra được họ ra ngoài là để quảng cáo một sản phẩm. Cách tiếp cận này được đánh giá là khá kỳ công nhưng lại đem lại kết quả mỹ mãn trong việc xây dựng lòng tin với khán giả mục tiêu.
Xem thêm các bài viết liên quan
・Marketing cho sản phẩm nước giải khát
・Chiến lược kinh doanh nhà thuốc
3. Tập trung vào marketing kỹ thuật số
Marketing kỹ thuật số đã trở thành một công cụ giao tiếp với Khách hàng không thể thiếu trong thời đại ngày nay. Bên cạnh marketing trực tiếp như được giới thiệu ở trên thì việc giữ khoảng cách gần với các Khách hàng tiềm năng trên các phương tiện số cũng là một hướng đi không thể thiếu. Nhưng liệu Doanh nghiệp nên triển khai marketing kỹ thuật số như thế nào cho phù hợp?
Do mức độ tiêu thụ rượu cao nhất là ở người tiêu dùng trong độ tuổi 25 tới 30 và 88% người lớn từ 18 tới 29 tuổi sử dụng Facebook và có điện thoại thông minh nên các thương hiệu đều đặt nỗ lực vào các chiến lược marketing rượu kỹ thuật số. Ví dụ như các website được làm mới để phù hợp hiển thị trên mọi phương tiện hay thiết lập các kênh truyền thông xã hội để tạo cầu nối với người tiêu dùng. Từ các nền tảng kỹ thuật số này, các Doanh nghiệp bắt đầu sáng tạo nội dung và thông điệp phù hợp để giữ cho người dùng tương tác với sản phẩm thông qua tin nhắn hoặc quà tặng trên mạng xã hội… Trong đường đua của marketing kỹ thuật số thì việc đảm bảo thương hiệu của bạn nằm trên những nền tảng xã hội mà Khách hàng tiềm năng sử dụng là rất quan trọng.
Quay trở lại với Doanh nghiệp được giới thiệu ở phần đầu. Doanh nghiệp này cũng chứng kiến sự khác biệt to lớn mà cách tiếp thị marketing số có thể mang lại cho các nhãn hiệu rượu trong quá khứ vậy nên, ngay lập tức một chiến lược marketing rượu sử dụng nền tảng kỹ thuật số đã được hình thành.
Bắt đầu từ mạng xã hội. Thương hiệu này xây dựng một nhóm người hâm mộ không chỉ theo dõi mà còn tích cực tương tác với thương hiệu như thích, chia sẻ post đăng, và đưa ra nhận xét/quan điểm cá nhân… Để làm được điều này thì nhóm truyền thông xã hội đã phải liên tục nghĩ và phát triển nội dung khiêu khích và khơi dậy cuộc trò chuyện. Việc liên tục được người dùng nhận xét và ấn nút yêu thích khiến cho các bài post liên tục nằm ở trên top của newsfeed của người tiêu dùng, từ đó khuyến khích người tiêu dùng có những hành động cụ thể thông qua các campaign ngắn hạn như mua hàng. Với cách tiếp cận này, chỉ trong vòng ba năm, thương hiệu đã đạt được gần 900.000 lượt thích trên Facebook, hơn 88.000 người theo dõi trên Twitter và hơn 53.000 người theo dõi trên Instagram.
Ngoài mạng xã hội, thương hiệu cũng xây dựng một website thân thiện với mọi thiết bị truy cập cùng công thức chế biến các loại đồ ăn, đồ nhắm ngon kèm với hướng dẫn về từng loại rượu. Ngoài ra, thương hiệu này cũng sử dụng quảng cáo trả tiền và email marketing để giới thiệu thông tin mới tới Khách hàng tiềm năng.
Cùng với sự phát triển của fanpage và số lượng người dùng trực tuyến, thương hiệu này đã tạo ra một ứng dụng để người dùng có thể lưu giữ các phiếu giảm giá, chơi game giành quà, kết nối các bạn rượu để tiện giao lưu hay tương tác với các nhãn hiệu whisky yêu thích. Ứng dụng này đạt được mốc 7000 lượt tải xuống vào thời gian đỉnh điểm.
II. Cách viết bài viết bán rượu trên mạng xã hội
Vậy đối với một thương hiệu thì việc xây dựng được thương hiệu thành công trên mạng xã hội là rất quan trọng. Vậy làm thế nào để có thể thu hút được sự quan tâm của Khách hàng thông qua các bài viết. Hãy thử một vài cách viết bài viết bán rượu trên mạng xã hội dưới đây và tìm ra cách phù hợp với thương hiệu của bạn nhé.
1. Tập trung vào thứ gì khác ngoài đồ uống
Trong xu thế mới của đại dịch COVID-19, các thương hiệu rượu vang cũng như các thương hiệu đồ uống khác buộc phải dồn mọi nỗ lực để xây dựng thương hiệu ngoài các phương tiện tiếp thị truyền thống như ở cửa hàng, hoặc siêu thị. Tuy có lợi thế rằng người tiêu dùng sẽ dành nhiều thời gian để ở nhà nên nhu cầu mua đồ uống có thể tăng cao nhưng bên cạnh đó, nhà sản xuất cũng phải nghĩ ra cách không để người mua “quá chén”. Chính vì vậy, tập trung vào thứ gì khác ngoài đồ uống chính là một trong những lời khuyên rất có giá trị trong tình hình này.
Vậy nên giữ thông tin đăng tải thông tin gì ngoài nội dung quảng bá sản phẩm thông thường? Trong trường hợp này, bạn có thể đăng tải các hoạt động hoặc sự kiện có ích cho xã hội mà thương hiệu đang gây dựng, hay các thông tin về lối sống xanh, công thức nấu ăn dinh dưỡng… Nói chung là các thông tin có ích cho độc giả trong thời gian giãn cách đều là ý tưởng hay bên cạnh việc chỉ quảng cáo sản phẩm.
2. Cung cấp các câu chuyện hậu trường
Câu chuyện hậu trường luôn luôn là chủ đề rất được người tiêu dùng đón nhận vì tính bí mật, “không phải ai cũng biết” của nó. Vậy nên, bạn có thể lợi dụng tính hiếu kỳ của người dùng để thu hút người dùng. Ví dụ, nếu thương hiệu của bạn là một thương hiệu sản xuất rượu vang mới thì có thể sản xuất một đoạn video ngắn, giới thiệu trang trại nuôi trồng nguyên liệu, quy trình sản xuất tại xưởng, cách sản xuất và bảo quản, cũng như quá trình vận chuyển…
3. Tương tác thường xuyên với các bình luận trên mạng xã hội
Tất cả các thương hiệu bao gồm cả thương hiệu sản xuất rượu đều được hưởng lợi ích từ những người theo dõi trên mạng xã hội, hay gọi cách khác là fan. Ví dụ nếu một bài đăng về hình ảnh của một ly cocktail thì người đọc sẽ rất dễ hỏi loại máy trộn nào được sử dụng, công thức pha chế, các bước lựa chọn nguyên liệu… Vậy đối với những câu hỏi từ phía Khách hàng như thế này thì việc nhanh chóng trả lời câu hỏi đó là một các tuyệt vời để xây dựng thương hiệu với Khách hàng hiện tại và Khách hàng tiềm năng.
4. Giảm thiếu số lần click
Các nền tảng mạng xã hội hiện nay thường cung cấp nhiều tùy chọn để trình bày nội dung ngay trên nền tảng. Vì vậy, bạn nên sử dụng tối đa các chức năng này, tránh phải để người đọc nhấp chuột sang trang khác để truy cập nội dung. Ví dụ minh họa đơn giản là nếu bạn đăng một video lên Twitter thì nên để người dùng có thể xem trực tiếp trên Twitter thay vì phải click vào đường link dẫn tới website của bạn.
5. Kết nối với các sự kiện hoặc sản phẩm liên quan
Giả sử thương hiệu rượu vang của bạn liên kết với một chương trình nấu ăn thì bạn có thể lồng việc giới thiệu sản phẩm của mình nếu người dẫn chương trình nói về cách thưởng thức món bánh mỳ nóng hổi vừa được nướng tại nhà. Việc liên kết tới nội dung của sản phẩm không chỉ giúp bạn giới thiệu được sản phẩm tới Khách hàng tiềm năng mà còn cho họ thấy cách sử dụng sản phẩm theo một cách mới, sáng tạo hơn.
Trong đại dịch COVID-19 thì các thương hiệu sản xuất rượu đang có xu hướng chuyển từ quảng cáo truyền thống sang quảng cáo kỹ thuật số. Các sự kiện như sản xuất nội dung video mới quảng cáo sản phẩm, nếm thử đồ uống được livestream trực tiếp, câu đố và các nội dung hấp dẫn khác đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của người dùng mạng.
Xem thêm các bài viết về chiến lược kinh doanh tại đây.
IV. Lời kết
Cách quảng cáo bán rượu với các chiến lược về marketing và kinh doanh rượu từ cách phân tích thị trường, xây dựng Khách hàng tiềm năng, tìm kiếm đối thủ cạnh tranh, cho tới các ý tưởng cho bài viết giúp thu hút Khách trên mạng xã hội. Hy vọng bài viết có ích cho bạn đọc.
Nguồn tham khảo:
https://www.hangar-12.com/blog/creative-social-media-strategies-for-alcohol-brands
https://www.z-comm.com/perspectives/liquor-industry-marketing-strategy-mix-up-the-perfect-marketing-cocktail-for-your-brand/