Ví dụ về mô hình SWOT ZARA (Cập nhật thông tin mới nhất 2020)
Ví dụ về mô hình SWOT Zara: Zara là một công ty bán lẻ hàng may mặc của Tây Ban Nha có trụ sở tại Arteixo. Đây là một trong những công ty quần áo lớn nhất trên thế giới, chuyên về “thời trang nhanh” (fast fashion), các sản phẩm bao gồm quần áo, phụ kiện, giày dép, đồ bơi, đồ làm đẹp và nước hoa. Zara là thương hiệu thuộc sở hữu của Inditex, cùng với một số thương hiệu khác như Bershka, Stradivarius, and Oysho.
Theo báo cáo, Zara chỉ mất trung bình một tuần để phát triển một sản phẩm mới và đưa nó đến các cửa hàng. Đây thực sự là một tốc độ kỷ lục so với mức trung bình là sáu tháng trong ngày may mặc.
Trung bình một năm, Zara cho ra đời khoảng 40,000 mẫu quần áo mới và chỉ 12,000 mẫu thiết kế trong số đó là được lựa chọn để đưa vào sản xuất. Khác với các thương hiệu khác thường quảng cáo rầm rộ, Zara không ưu tiên doanh thu vào marketing mà thay vào đó là để mở rộng mặt bằng sản xuất và cửa hàng mới.
Vậy trong ví dụ về mô hình SWOT của zara thì có những điểm gì đáng nổi bật?
1. Điểm mạnh của Zara
1/ Lợi thế trong cách mạng thời trang
Thời trang của ZARA tập trung vào dòng thời trang nhanh (fast-fashion). Đặc điểm dễ nhận thấy đó chính là công ty có thể tập trung luôn vào thiết kế, sản xuất và bày bán, ngay khi xác định được xu hướng. Thời gian trung bình cho toàn bộ công đoạn này của ZARA là 3 tuần, nhanh hơn rất nhiều so với các cửa hàng truyền thống thông thường (thường là mất hàng tháng). Là những người tiên phong cho thời trang nhanh, ZARA có những chiến lược và phương thức quản lý tối tân nhất trong việc vận hành chuỗi cung ứng của mình.
2/ Số lượng cửa hàng bán lẻ
Tính tới năm 2020, ZARA đã có mặt ở trên 202 thị trường và có cửa hàng ở 96 trong số đó. Với tổng số 2249 cửa hàng, ZARA có số lượng cửa hàng bán lẻ thời trang nhiều nhất trên thế giới. Con số này rất đáng ngoạn mục, gần gấp đôi so với Nike – công ty có số lượng cửa hàng bán lẻ cao thứ hai trên thế giới.
3/ Mạng lưới cung ứng
ZARA có nguyên tắc là luôn làm mới bộ sưu tập trực tuyến và bán lẻ của mình hai lần một tuần. 10 trung tâm phân phối của ZARA luôn đảm bảo giao hàng đến bất cứ địa điểm nào trên thế giới trong vòng 48 giờ. Ngoài ra, công ty cũng có một đội ngũ nội bộ chuyên thiết kế phần mềm để tăng gấp đôi tốc độ gửi đơn hàng.
4/ Đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp
ZARA có hẳn một đội gồm 700 nhà thiết kế được đào tạo chuyên nghiệp với mục đích chuyển đổi mong muốn, suy nghĩ của Khách hàng thành các thiết kế. Đội ngũ thiết kế này có thể tạo ra 50.000 sản phẩm hàng năm và ZARA chỉ mất ba tuần để đưa thiết kế từ bảng vẽ tới cửa hàng.
5/ Chuyển đổi sang bán hàng trực tuyến
ZARA đang sử dụng khoản tiền đầu tư khổng lồ, 3 tỷ USD (khoảng 65 tỷ VND) để thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến của mình. Khoản tiền này sẽ được sử dụng vào việc phát triển trải nghiệm mua hàng trực tuyến, tích hợp cơ sở vật chất hạ tầng của công ty. Mục tiêu của ZARA là có thể tạo một phần tư doanh thu thông qua bán hàng trực tuyến vào năm 2022.
Được mệnh danh là ông vua tiên phong trong ngành thời trang nhanh, ZARA đã có những cách tiếp cận rất mới và rất riêng, phục vụ được nhu cầu thị hiếu của Khách hàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh người tiêu dùng đang rất quan tâm về vấn đề môi trường như hiện nay thì những hãng thời trang nhanh như ZARA đang vấp phải nhiều tranh cãi.
2. Điểm yếu của ZARA
Tuy có những điểm mạnh không thể không chối cãi, khiến ZARA trở thành nhà tiên phong trong lĩnh vực thời trang nhanh. Hãng này cũng cam kết sửa đổi bộ sưu tập của mình hai tuần một lần. Chính cam kết này mang lại cho ZARA một vị trí hàng đầu trong ngành nhưng cũng có rất nhiều điều bàn cãi xung quanh vấn đề này.
1/ Thời trang nhanh (Fast-fashion)
Không nhầm chút nào khi xu hướng giúp đưa ZARA lên vị trí hàm đầu lại là nguyên nhân cấp bách hàng đầu mà hãng phải đối mặt. Đặc biệt trong những năm gần đây, những chủ đề như “phát triển bền vững”, hay “phát triển kinh tế xanh” đã trở thành mối quan tâm của người tiêu dùng và các nhà hoạch định chính sách trên nhiều quốc gia. Điều ZARA cần phải làm chính là cân bằng giữa tính bền vững với thời trang nhanh.
2/ Quá phụ thuộc vào cửa hàng thực tế
Đại dịch COVID-19 đã làm giảm tốc độ bành trướng trong kế hoạch mở thêm cửa hàng của ZARA. Và các cửa hàng trực tuyến cũng giúp ZARA thoát khỏi tình trạng sụt giảm nghiêm trọng vì các nguyên nhân liên quan tới dịch bệnh. Tuy nhiên theo báo cáo kinh doanh gần đây nhất của ZARA thì ngay cả khi tăng doanh số bán hàng trực tuyến thì doanh số bán hàng chỉ bằng 89% so với năm 2019.
3/ Xuất hiện mờ nhạt tại Mỹ và Châu Á
Mỹ là thị trường may mặc lớn nhất thế giới và châu Á chiếm vị trí thứ hai. Tuy nhiên, sự hiện diện của ZARA tại hai thị trường này là rất mờ nhạt.
4/ Phân biệt chủng tộc
ZARA làm việc với 1520 nhà cung cấo trên 7108 nhà máy trên toàn thế giới. Tuy hãng này đã ban bố một bộ luật quy tắc ứng xử nghiêm ngặt nhưng một báo cáo về tình trạng đối xử với người lao động ở My-an-ma đã dấy lên nghi ngại về tính thực thi của bộ luật này.
5/ Vận hành bằng AI
Hiện tại công ty mẹ của ZARA – Inditex đang làm việc với hàng loạt công ty lớn về AI và Dữ liệu lớn (Big Data) để tạo ra một hệ thống hỗ trợ AI dự đoán hành vi của người tiêu dùng. Tuy nhiên, hệ thống này vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Với hệ thống này, ZARA hy vọng rằng, hãng sẽ có thể nâng cấp và dự đoán, nhằm đáp ứng chuẩn xác nhu cầu của Khách hàng.
3. Cơ hội của ZARA
1/ Chu trình giao hàng nhanh chóng
Với cam kết thay đổi các bộ sưu tập với tần suất 2 tuần, ZARA có số lượng Khách hàng trung thành ghé thăm các cửa hàng rất cao (Trung bình là 17 lần một năm). Một lý do nữa cho việc này là do phản ứng của ZARA đối với các xu hướng mới ngay khi xuất hiện. Tổng thời gian trong toàn bộ khâu sản xuất là từ 2 đến 3 tuần nhưng trong tương lai, ZARA có thể rút ngắn chu kỳ này hơn nữa.
2/ Xu hướng cá nhân hóa
Việc thu thập dữ liệu và phân tích cơ sở Khách hàng hiện nay đang trở nên đơn giản hơn bao giờ hết nhờ vào công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Và ZARA vẫn đang rất đầu tư và mở rộng công nghệ này.
3/ Chủ nghĩa bán lại (Re-sale)
Thị trường quần áo cũ, “bán lại” hay “resale” hiện đang rất sôi động với giá trị 28 tỷ đô la và đang được dự đoán sẽ tăng lên trong 5 năm tới. Việc tích hợp chiến lược “bán lại” vào nền tảng hiện tại của họ cho phép Khách hàng mua nhiều hơn mà ít lãng phí hơn. Điều này giúp khuyến khích chủ nghĩa tiêu dùng mua hàng mà vấn tính tới vấn đề bền vững.
4/ Tiếp thị ảnh hưởng (Influencer Marketing)
ZARA trong quá khứ ZARA đã trở nên nổi tiếng với chiến dịch #DearSouthAfrica thu hút hơn 8 triệu người chú ý. Trong tương lai, đây có thể sẽ là chìa khóa để thu hút Khách hàng cho ZARA.
Các bài viết liên quan
・Phân tích SWOT của thương hiệu Honda
・Phân tích ma trận SWOT của Coca-Cola
・Phân tích chiến lược triển khai SWOT của sữa TH True Milk
・Phân tích SWOT của thương hiệu cà phê Trung Nguyên
4. Mối đe dọa của ZARA
Tiếp theo trong phân tích ví dụ về mô hình SWOT ZARA là mối đe doạ cạnh tranh. Một trong những đối thủ cạnh tranh hàng đầu của ZARA là H&M trên mặt trận cửa hàng truyền thống. Tuy nhiên trong thị trường trực tuyến thì ZARA đang phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh hơn nữa. Và ngoài cạnh tranh ra, còn rất nhiều thử thách đang cần ZARA phải đối mặt.
1/ Cạnh tranh
Người khổng lồ của thời trang nhanh Trung quốc – Shien, là nhà bản lẻ thời trang lớn nhất trên thế giới với sự hiện diện hoàn toàn trực tuyến. Chỉ trong tháng 9, ứng dụng Shien đã đạt 10,3 triệu lượt tải xuống. Trong khi đó, ZARA chỉ với hơn 2 triệu lượt tải xuống. Vậy nên, lĩnh vực kỹ thuật số là chiến trường mới, nơi ZARA cực kỳ cần phải đề phòng.
2/ Cuộc chiến giá cả
Thời trang nhanh, hay fast-fashion từ lâu đã được ZARA nhắm như là một thị trường ngách cho hãng. Tuy nhiên, ngành này rất dễ bị những kẻ bắt chước tiến hành cuộc chiến về giá để lấy được lợi nhuận từ dòng sản phẩm của Zara.
3/ Đại dịch COVID-19
Trong quý đầu tiên năm 2020, công ty mẹ Inditex cho biết báo cáo doanh số giảm 44% so với trung bình hàng năm. Lý do nằm ở việc đóng cửa 88% cửa hàng của mình vì dịch bệnh là nguyên nhân chính.
4/ Điều chỉnh của chính phủ
Tương tự như ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, công ty mẹ Inditex có 13 nhà máy ở Tây Ban Nha nhưng do biện pháp đóng của Chính phủ nên chỉ có 3 trong số 13 nhà máy hoạt động. Hiện tại, châu Âu đang hứng chịu làn sóng thứ hai từ dịch bệnh nên ZARA cần phải chuẩn bị các biện pháp phòng trừ cho tương lai gần.
5/ Tính bền vững với môi trường
Hiện nay người dùng đã rất có ý thức đối với việc sử dụng và vứt bỏ thời trang cũng như những tác động của thời trang lên môi trường. Do đó, Zara sẽ phải thúc đẩy việc biến thời trang nhanh trở thành một ngành kinh doanh bền vững – về mặt kinh tế và sinh thái.
Xem thêm các bài viết về phân tích SWOT tại đây.
5. Lời kết
Trên đây là bài viết ví dụ về mô hình SWOT ZARA, hãng thời trang nhanh hàng đầu trên thế giới. Bên cạnh những điểm mạnh và cơ hội mà do chính ZARA tạo ra thì hãng cũng đang phải đối mặt với rất nhiều những thách thức đến từ môi trường kinh doanh bên ngoài. Tuy vậy, nhờ vào hình ảnh thương hiệu cũng như những đặc trưng kinh doanh tập trung vào thị trường ngách của ngành may mặc, chúng ta có thể hy vọng ZARA sẽ biến được những điểm yếu của hãng thành đặc trưng, thành cơ hội cho tương lai.