Kỹ thuật phân tích SWOT được dùng để làm gì? Để có thể trả lời được câu hỏi này, chúng ta hãy điểm lại các kiến thức cơ bản về tổng quan của kỹ thuật phân tích SWOT, sơ qua về lịch sử hình thành của ma trận SWOT, cũng như lý do sử dụng mô hình SWOT.

Kỹ thuật phân tích SWOT, hay còn gọi là SWOT analysis, rất nổi tiếng trong không chỉ lĩnh vực marketing mà còn trong các lĩnh vực hoạch định chiến lược kinh doanh. SWOT viết tắt là từ bốn chữ cái đầu trong tiếng Anh, Strength (Điểm mạnh), Weakness (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức).

1. Tổng quan về ma trận SWOT

Kỹ thuật phân tích SWOT thường được sử dụng trong Doanh nghiệp để tìm ra và vận dụng tối đa những điểm mạnh, những lợi thế mà Doanh nghiệp có được. Trong khi giảm thiểu những mối nguy hiểm, những bất lợi trước mắt mà Doanh nghiệp thường bỏ qua.

1/ Strengths (Điểm mạnh)

Là những điểm mà Doanh nghiệp có sức nổi trội so với đối thủ cạnh tranh, giúp tạo sự khác biệt cho Doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng. Đây là những lợi thế mà Doanh nghiệp có so với các đối thủ cạnh tranh khác. Thông thường, điểm mạnh của một Doanh nghiệp có thể đến từ trình độ chuyên môn của nhân viên, tính năng của sản phẩm, chương trình marketing độc đáo…

Điều quan trọng, là Doanh nghiệp cần phải biết được giá trị cốt lõi của mình, điều gì thúc đẩy Doanh nghiệp tạo ra giá trị thặng dư cho người tiêu dùng, những USP (Unique Sell Point – điểm chốt đơn hàng)… để thêm vào phần Điểm mạnh trong kỹ thuật phân tích SWOT.

2/ Weakness (Điểm yếu)

Được định nghĩa là những điểm Doanh nghiệp đang còn thiếu hoặc những điểm được đánh giá là yếu thế so với các đối thủ cạnh tranh khác. Đó có thể là tính năng của sản phẩm, giá thành, dây chuyền sản xuất, nguyên liệu sản phẩm, đầu ra và mạng lưới phân phối sản phẩm…

Để có thể liệt kê được các điểm yếu, Doanh nghiệp cần có cái nhìn nghiêm khắc, trực diện với sự thật và có những điều chỉnh cần thiết nhằm giảm bớt ảnh hưởng của điểm yếu trong kinh doanh.

3/ Opportunities (Cơ hội)

Thường được đánh giá là những điểm Doanh nghiệp có thể làm để cải thiện doanh số bán hàng hay phát triển công ty. Đó có thể là một thị trường ngách đầy tiềm năng mà đối thủ cạnh tranh đã bỏ qua, một thị trường với ít đối thủ cạnh tranh, hoặc là một thị trường có nhu cầu đang ngày càng tăng lên…

4/ Thách thức (Threats)

Là những thứ gây rủi ro cho sự phát triển hoặc tăng trưởng của Doanh nghiệp trong tương lai. Thách thức có thể đến từ các kế hoạch tiếp cận thị trường đầy mới mẻ của đối thủ cạnh tranh, sự thay đổi trong các điều luật kinh doanh, những phản hồi đầy tiêu cực từ truyền thông, báo chí …

Nhờ các đặc điểm trên của kỹ thuật phân tích SWOT mà Doanh nghiệp có thể xây dựng được một chiến lược cạnh tranh thành công trên thị trường so với các đối thủ khác. Trong khi vẫn có những phương án dự phòng để giảm thiểu tối đa về thiệt hại do biến động từ thị trường gây ra.

Các bài viết liên quan:

Phân tích SWOT của Jollibee
Phân tích SWOT của Apple

2. Lịch sử hình thành của mô hình SWOT

Lịch sử hình thành và nguồn gốc phát triển của được bắt đầu vào những năm 1960 và 1970 bởi Albert Humphrey (1926-2005), tác giả và cũng là người đứng đầu của một dự án nghiên cứu tại đại học Standford. Nghiên cứu của ông tập trung vào dữ liệu của nhiều công ty hàng đầu trong nhiều lĩnh vực. Mục đích của dự án là xác định lý do tại sao các hoạch định kinh doanh của các công ty này lại không thành công.

Kết quả của dự án đã cho ra đời một thuật ngữ có tên viết tắt là SOFT lúc bấy giờ. SOFT viết tắt cho bốn từ Satisfactory (Điểm tốt ở hiện tại), Opportunities (Điểm tốt trong tương tai), Fault (Điểm xấu ở hiện tại), Threat (Điểm xấu trong tương lai).

Và sự công nhận của SWOT trở nên rộng rãi hơn vào năm 1964 sau hội thảo hoạch đinh chiến lược kinh doanh được tổ chức tại Zurich. Tại hội thảo này, Urick và Orr đã thay thế F (Fault) thành W (Weakness). Với sự bắt đầu sử dụng ở Anh quốc, nhưng thuật ngữ đã nhanh chóng lan rộng và được phần lớn các nhà hoạch định chiến lược, các nhà tư vấn quản lý trên toàn thế giới công nhận.

Sau đó, vào những năm 1965, một nhóm nghiên cứu gồm bốn thành viên (Learned, Christensen, Andrews and Guth) từ trường đại học Harvard đã cho ra mắt một ấn phẩm có tên gọi “Chính sách kinh doanh, nội dung và thực tiễn” (tên tiếng anh là “Business Policy, Text and Cases”). Trong ấn phẩm, nhóm nghiên cứu đã sử dụng một phương pháp phân tích gần giống với kỹ thuật SWOT nhưng phần mô tả lại không hề ngắn gọn như ngày nay.

Trong ấn phẩm, phương pháp phân tích được sử dụng có tên gọi là

“Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, rủi ro, môi trường và các vấn đề đến từ lĩnh vực khác”. Tên nguyên gốc tiếng Anh là: “Strengths, Weaknesses, opportunities, risks, environment & problems of other industries.”

“Strengths, Weaknesses, opportunities, risks, environment & problems of other industries.”

Sau đó, tuy đã có những cáo buộc rằng kỹ thuật phân tích SWOT là vô nghĩa khi đứng một mình. Nó chỉ có nghĩa khi đứng trong cả một quá trình phân tích 4A: Aim (Mục tiêu), Asses (phân tích SWOT), Activate (Tìm ra các yếu điểm thành công), Apply (Ứng dụng vào thực tiễn).

Tuy nhiên, vì những lợi ích mà SWOT đem lại, kỹ thuật phân tích này vẫn được sử dụng rộng rãi trong quá trình phân tích thị trường, ra quyết định quan trọng trong kinh doanh của cả Doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Sự đơn giản nhưng đậm tính linh hoạt trong sử dụng chính là yếu tố quyết định sự phổ biến của SWOT.

ky-thuat-phan-tich-swot-duoc-dung-de-lam-gi

(Ảnh minh họa)

3. Kỹ thuật phân tích SWOT được dùng để làm gì?

Vậy với những điểm mạnh như trên, trong thế giới hiện đại ngày nay, kỹ thuật phân tích swot được dùng để làm gì? Như đã nói ở trên, chính vì tính linh hoạt của mình, kỹ thuật phân tích SWOT thường được sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Lập kế hoạch, các cuộc họp liệt kê ý tưởng (Brainstorming meetings), đánh giá sản phẩm (trong Doanh nghiệp hoặc từng lĩnh vực sản xuất), giải quyết vấn đề, đánh giá đối thủ cạnh tranh, đánh giá bản thân hoặc đưa ra các quyết định quan trọng.

Cụ thể hơn, kỹ thuật phân tích swot được dùng để:

・Phân tích và liệt kê các yếu tố bên ngoài và bên trong.
・Liệt kê những điểm mạnh của công ty đối thủ
・Xác định và thiết lập các hạng mục ưu tiên cho kế hoạch cải tiến Doanh nghiệp.
・Phân tích cơ hội kinh doanh, cũng như phát triển sản phẩm
・Chuẩn bị các phương án chiến lược như phân tích rủi ro, tìm hiểu và đưa ra giải pháp cho các vấn đề cho hiện tại và tương lai.
・Liệt kê các điểm mạnh để củng cố, chỉ ra các điểm yếu cần cải thiện, chuẩn bị kế hoạch để phát huy tối đa cơ hội.
・Lên kế hoạch bán hàng (sale forecast) sao cho phù hợp với điều kiện thị trường, và khả năng cung ứng của Doanh nghiệp nói chung.
・Đưa ra cái nhìn tổng quan trước khi xâm nhập vào thị trường mới.
・Tìm ra cơ hội đầu tư, hợp tác với các công ty liên quan để cùng nhau lớn mạnh.
・Tạo ra cơ hội để thu thập thông tin, giúp Doanh nghiệp có thể cải thiện quy trình sản xuất và tính năng của sản phẩm.

Ngoài việc được sử dụng trong Doanh nghiệp, kỹ thuật SWOT cũng đang được sử dụng nhiều cho mục đích cá nhân như:

・Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân để tìm ra cơ hội trong thị trường lao động
・Đưa ra các quyết định quan trọng như đầu tư tài chính, thành lập business mới

Các bài viết liên quan

Phân tích SWOT của Starbucks 

4. Ý nghĩa thật của kỹ thuật phân tích SWOT

Kỹ thuật phân tích SWOT bao gồm bốn yếu tố, trong đó hai yếu tố đến từ môi trường bên trong Doanh nghiệp còn hay yếu tố đến từ môi trường bên ngoài Doanh nghiệp.

Trong phân tích điểm mạnh (Strengths) và điểm yếu (Weaknesses) thì Doanh nghiệp sẽ cần đưa ra những tiêu chuẩn để chuẩn hoá quy trình hoạt động, từ đó loại bỏ những công đoạn phát triển kém hiệu quả. Việc này giúp Doanh nghiệp tập trung thời gian và sức lực vào cốt lõi của mình.

Trong khi đó phân tích cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) từ những cơ sở dữ liệu có độ tin cậy cao giúp các nhà quản lý có cơ hội nhận được thông tin nhanh chóng, giúp giảm thiểu tối đa rủi ro cho Doanh nghiệp.

Xem thêm các bài viết về phân tích SWOT tại link.

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn giải thích được phần nào đáp án của câu hỏi: Kỹ thuật phân tích SWOT được dùng để làm gì?

 

 

What's your reaction?

Excited
0
Happy
0
In Love
0
Not Sure
1
Silly
0
maneko
Tên thường gọi: maneko-chan. Chuyên về BtoB marketing và digital marketing, thích đọc các bài viết về chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh của các thương hiệu tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Thành thạo Việt Anh Nhật. Yêu thiên nhiên, thích đọc sách, chơi với mèo và ăn vặt ^^

You may also like

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.