SWOT của Nestle: Những điều không thể bỏ qua
SWOT của Nestle: Nestlé S.A. là công ty dinh dưỡng, chuyên sản xuất thực phẩm và đồ uống đóng gói đa quốc gia, có trụ sở chính tại Thụy Sĩ. Nestlé S.A. được coi là nhà sản xuất thực phẩm lớn nhất thế giới với hơn 2000 thương hiệu và hoạt động tại 197 quốc gia.
1. Vài nét về thương hiệu Nestle
Hiện Nestlé đang hoạt động trong 12 phân khúc khác nhau của thị trường sản phẩm tiêu dùng như thực phẩm trẻ em, nước đóng chai, ngũ cốc, kẹo, cà phê, thực phẩm chế biến và đóng gói sẵn, sữa, đồ ướng, thực phẩm chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng, đồ dành cho thú cưng. Các thương hiệu chủ lực của Nestlé bao gồm rất nhiều tên tuổi nổi tiếng như Nescafe, Kit-Kat, Purina, Aero, Butterfinger, Maggi, and Haagen-Dazs…
Ban đầu Nestlé là nhà sản xuất thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh vào năm 1867 nhưng hiện tại, Nestlé là nhà sản xuất thực phẩm lớn nhất thế giới. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống đã chứng kiến một số thay đổi lớn khi người tiêu dùng đang thayd dổi ý thức về sức khỏe cũng như thói quen ăn uống. Tuy nhiên, trong sự chuyển đổi này, Nestlé vẫn có những bước đi ổn định và mạnh mẽ với sự tập trung vào đổi mới và chất lượng sản phẩm. Đặc biệt thương hiệu đã thay đổi sản phẩm và chiến lược kinh doanh của mình trong những năm gần đây để phù hợp với sự thay đổi của người tiêu dùng nhiều nơi trên thế giới. Hãy cùng tìm hiểu về mô hình SWOT của Nestlé trong bài viết dưới đây.
Tên thương hiệu | Nestlé S.A. |
Ngành sản xuất, kinh doanh | Đồ uống, thực phẩm |
Độ phủ rộng của thương hiệu | 197 quốc gia |
Trụ sở chính | Vevey, Vaud, Thụy Sĩ |
Giám đốc điều hành hiện tại | Paul Bulcke |
Doanh thu | |
Lợi nhuận | |
Số lượng nhân viên | 335.000 |
Thương hiệu cạnh tranh: | ConAgra Foods, DPSG, Hansen Natural Corporation, Kraft Foods Group, Mondelēz International, Monster Beverage Corporation, National Beverage Corp., PepsiCo Inc., Snyder’s-Lance, The Coca-Cola Company, The Kellogg Company và nhiều công ty nước giải khát, thực phẩm và đồ ăn nhẹ. |
2. Điểm mạnh của Nestlé
Đầu tiên trong phân tích SWOT của Nestle là điểm mạnh (Strengths)
・Năng lực nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ
Theo Nestlé thì một trong những cạnh tranh chính của hãng là khả năng nghiên cứu và phát triển (R&D). Ví dụ, chỉ riêng năm 2015, công ty đã chi 1,697 tỷ USD cho R&D, con số này chiến 1.89% tổng doanh thu. Trong khi đó, công ty Coca-cola chi 0% doanh thu cho R&D và Pepsi, đối thủ chính của Nestlé chỉ chi 1,2% hay 754 triệu cho R&D.
Khả năng nghiên cứu và phát triển của Nestlé bắt nguồn từ mạng lưới R&D của chính công ty khi hãng này có mạng lưới trung tâm R&D lớn hơn so với bất kỳ công ty thực phẩm và đồ uống nào trên thế giới.
Trung tâm nghiên cứu và phát triển của Nestlé hiện có 5000 nhân viên với hơn 34 cơ sở nghiên cứu, cũng như các quỹ liên doanh của công ty và quan hệ nghiên cứu đối tác với các cơ sở kinh doanh và trường đại học. Nestlé hiện có 21 trung tâm nghiên cứu trên toàn cầu.
Chính sự vượt trội của Nestlé trong việc nghiên cứu và phát triển mang lại lợi thế cạnh tranh bền vững và thành công lâu dài cho thương hiệu.
・Thương hiệu nổi tiếng thế giới
Nestlé được coi là công ty thực phẩm lớn nhất thế giới tính theo doanh thu. Hiện Nestlé đang thực hiện việc xây dựng thương hiệu riêng lẻ cho từng thương hiệu thực phẩm khác nhau. Điều này giúp tăng độ nhận diện cho từng thương hiệu của Nestlé cũng như giảm sự ảnh hưởng nếu một thương hiệu con nào đó dính scandal thì cũng không làm ảnh hưởng tới thương hiệu khác.
Không những thế, Nestlé cũng hoạt động và bán sản phẩm của mình tại hớn 197 quốc gia, tiếp cận gần như toàn bộ thế giới. Nestlé đã chi mảng hoạt động kinh doanh của mình thành nhiều khu vực địa lý như Châu Mỹ (AMS), Châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi (EMENA) và Châu Á, Châu Đại Dương và Châu Phi cận Sahara (AOA). Tuy nhiên, không có khu vực nào kiếm được trên 50% tổng doanh thu.
Không giống với các đối thủ của mình, Nestlé không dựa vào bất kỳ một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào để tạo ra phần lớn doanh thu của mình. Mỹ, thị trường lớn nhất của Nestlé cũng chỉ tạo ra 28.5% doanh thu, hay Trung Quốc, thị trường lớn thứ hai thì chỉ có 8% doanh thu.
Trong khi đó, hai đối thủ chính của Nestlé là PepsiCo và Cocacola lại lần lượt kiếm được 56% và 46% doanh thu từ Mỹ. Điều này chứng tỏ sự phổ cập sản phẩm trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ mang lại lợi thế cạnh tranh cho Nestlé hơn các đối thủ, đặc biệt khi thị trường chính (Mỹ) bị ảnh hưởng kinh tế từ dịch bệnh.
・Hệ thống phân phối rộng khắp
Với danh mục sản phẩm đa dạng, Nestle đã thành công trong việc thâm nhập thị trường, thành thị cũng như nông thôn. Nestle đã có những phương án phân phối phù hợp với từng địa phương và phân cấp trong chuỗi cung ứng như cửa hàng rong, xe bán hàng di động, nhà phân phối, cửa hàng y tế… nhằm đưa sản phẩm của mình ra thị trường. Nestle hiện có hơn 8000 sản phẩm, thương hiệu, đa dạng từ đồ uống như cà phê, nước khoáng, ngũ cốc ăn sáng… Và dưới mỗi danh mục sản phẩm, Nestle sẽ có nhiều danh mục sản phẩm để đáp ứng nhu cầu và mong muốn khác nhau của người tiêu dùng.
・Danh mục thương hiệu và sản phẩm
Nestlé có danh mục thương hiệu và sản phẩm rộng hơn bất kỳ đối thủ nào trong ngành. Công ty cung cấp hơn 2000 lựa chọn sản phẩm khác nhau trong 7 danh mục chính:
・Đồ uống dạng bột nước: Nescafé, Nescafé Dolce Gusto, Nespresso, Nestea.
・Sản phẩm sữa và kem: Nestle, Dreyer’s, Movenpick.
・Món ăn chế biến sẵn: Maggi, Chef, Buitoni, Stouffer’s, Wagner.
・Thương hiệu dinh dưỡng: Wyeth, Nan, S-26 Gold, Beba, Lactogen.
・Chăm sóc thú cưng: Purina, Friskies, Pro Plan, Felix, Gourmet….
・Bánh kẹo: Nestle, KitKat, Cailler…
・Nước: Pure Life, S.Pellegrino, Vittel, Perrier…
Danh mục sản phẩm đa dạng cho phép Nestlé đáp ứng tốt hơn các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng và nhắm đến phân khúc người tiêu dùng rộng lớn hơn. Công ty cũng ít bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng hoặc phản ứng dữ dội của người tiêu dùng đối với một trong những thương hiệu của mình.
Các bài hát liên quan
・Ma trận SWOT của Samsung (Phiên bản mới nhất)
・Ma trận swot của công ty Vinamilk (Phiên bản đầy đủ nhất)
・Lực lượng lao động lớn
Nestle đã thu hút 340000 lực lượng lao động lẻ trên toàn cầu đang liên tục làm việc để cung cấp các sản phẩm của mình ở mọi ngóc ngách trên thế giới.
・Giá trị thương hiệu
Tính đến năm 2016, đây là thương hiệu xếp hạng cao thứ 37 trên thế giới, nói lên rất nhiều điều về giá trị thương hiệu của công ty.
・Nỗ lực cho nền công nghiệp xanh
Nestlé vẫn luôn tự hài với những nỗ lực cống hiến cho nền công nghiệp xanh của mình. Cụ thể kể từ năm 1991 Nestlé đã tiết kiếm được 500 triệu kg vật liệu đóng gói bằng cách thiết kế lại các gói hàng do thương hiệu sản xuất. Nestlé có tiêu chí sử dụng nguyên liệu tái chế và chọn nguyên liệu từ nguồn tái tạo bất cứ khi nào có thể.
Đến năm 2016, 105 nhà máy của Nestlé không còn lãng phí trong sản xuất, thật sự là một tiến bộ vượt bậc. Và hiện nay, rất ít đối thủ của Nestlé có thể có được những tiến bộ như vậy. Chi phí sản xuất thấp hơn, môi trường sạch hơn và người tiêu dùng hài lòng hơn, chính là những tiêu chí về công nghiệp xanh mà Nestlé hướng tới.
3. Điểm yếu của Nestlé
Điểm thứ hai trong phân tích SWOT của Nestle là điểm yếu (Weaknesses)
・Chỉ trích từ phía xã hội
Là công ty thực phẩm lớn nhất thế giới nên Nestlé nhận được sự chú ý rất nhiều từ truyền thông và công chúng. Trong nhiều năm qua, Nestlé đã bị nhận chỉ trích vì một số hoạt động như: tiếp thị phi đạo đức với sữa bột trẻ em, yêu cầu thanh toàn nợ từ quốc gia nghèo đói, ghi nhãn sản phẩm gây hiểu lầm, khai thác nguồn nguyên liệu từ các nhà cung cấp sử dụng lao động trẻ em, tuyên bố tư nhân hóa nguồn nước…
Những lời chỉ trích công khai mang tính chất tiêu cực này ảnh hưởng rất lớn tới uy tín và niềm tin của người tiêu dùng, giảm doanh số… Hiện nay, rất ít công ty đối thủ của Nestlé bị nhận nhiều lời chỉ trích tới vậy.
・Thu hồi sản phẩm bị ô nhiễm
Nestlé là công ty sản xuất thực phẩm lớn nhất trên thế giới với hàng chục nghìn sản phẩm thực khẩm khác nhau hàng ngày được tung ra thị trường. Ngay cả với những biện pháp kiểm soát chặt chẽ thì Nestlé vẫn phải thu hồi sản phẩm của mình ở nhiều thị trường khác nhau. Năm 2014, Nestlé đã thu hồi và tiêu hủy 37.000 tấn mì Maggi bị ô nhiễm ở Ấn Độ. Điều này dẫn tới hàng trăm triệu doanh thu bị mất, uy tín của Nestlé cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong nhiều trường hợp, Nestlé phải mất hàng tháng mới có thể thu hồi được sản phẩm của mình.
Một trong những yếu tố khác khi phân tích SWOT củaNesle là thương hiệu này đã thu hút báo chí tiêu cực về việc sử dụng quá nhiều nước và cưỡng bức lao động trẻ em ở các quốc gia đang phát triển. Công ty cũng bị dính líu đến việc bán mì bị nhiễm chì ở Ấn Độ.
・Quảng cáo gây hiểu lầm và mâu thuẫn
Nestlé đã bị cáo buộc thao túng người tiêu dùng trong một loạt các quảng cáo gây hiểu lầm. Ví dụ, công ty bị cáo buộc sử dụng đường sucrose trong sữa công thức trẻ em ở Nam Phi trong khi quảng cáo sản phẩm tương tự ở Hồng Kông là không chứa đường sucrose và rất tốt cho sức khỏe trẻ sơ sinh.
・Dựa quá nhiều vào truyền thông
Với tư cách là một nhà sản xuất thực phẩm lớn nhất thế giới, Nestlé vẫn đang phụ thuộc nhiều vào quảng cáo để định hình quan điểm của người tiêu dùng và thúc đẩy doanh số bán hàng truyền thống. Điều này dễ dẫn tới chi phí tiếp thị cho quảng cáo gia tăng, gây thâm hụt lợi nhuận cho công ty về lâu dài.
4. Cơ hội của Nestle
Điểm thứ ba trong phân tích SWOT của Nestle là cơ hội (Opportunites)
・Ghi nhãn rõ ràng và chính xác về thành phần sản phẩm
Theo nghiên cứu tiến hành bởi Deloitte, người tiêu dùng hiện nay có xu hướng mua các sản phẩm có ghi rõ nhãn và chính xác. Theo đó, gần 62% người tiêu dùng có khả năng chọn các sản phẩm không có bất kỳ chất độc hại nào, 51% nói rằng quyết định mua hàng của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi việc dán nhãn rõ ràng và 47% muốn thông tin sản phẩm được ghi chép rõ ràng.
Nestlé từ trước tới nay đã có những vụ bê bối về cung cấp thông tin dinh dưỡng sai lệch trên nhãn của mình nên có các cải tiến hoạt động, dây chuyền sản xuất để có thể cung cấp các thông tin cần thiết ngoài dinh dưỡng cho Khách hàng.
・Tính minh bạc trong nguồn nguyên liệu sản xuất
Người tiêu dùng đang ngày càng có quan tâm và ý thức sâu sắc về nguồn thực phẩm đến từ đâu và được trồng như thế nào. Thậm chí, người tiêu dùng trẻ tuổi còn có xu hướng đặt yếu tố bền vững như một yếu tố quyết định quan trọng khi mua thực phẩm. Trong xã hội mà trách nhiệm của mua thực phẩm bền vững còn quan trọng hơn giá cả thì Nestlé nên tìm các nguồn cung ứng nguyên liệu của mình từ các đồn điền và trang trại phát triển bền vững.
・Gia tăng số lượng của nhiều công ty khởi nghiệp thực phẩm nhỏ
Theo thời gian, ngày càng có nhiều công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm. Theo CB Insights, chỉ riêng trong năm 2015, các công ty này đã huy động được 5,5 tỷ USD. Con số này cho thấy sự hỗ trợ đáng kể cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm.
Các công ty khởi nghiệp này đang phát triển các loại thực phẩm và đồ uống thế hệ mới, cung cấp các giải pháp khác nhau về phân phối thực phẩm, giới thiệu các mới để phát triển và bán thực phẩm.
Trong tình hình hiện tại, các thương hiệu trên còn rất trẻ, vốn nhỏ và chưa có nhiều doanh thu, Nestlé có thể tăng cường đầu tư vào các công ty khởi nghiệp này để giúp công ty đối mặt với những thách thức trong tương lai.
・Sự phát triển của thị trường trà và cà phê pha sẵn
Theo Báo cáo của Tập đoàn Tiếp thị Đồ uống, cà phê pha sẵn là ngành đồ uống dạng lỏng phát triển nhanh nhất ở Mỹ trong 3 năm qua. Trong khi toàn ngành đồ uống chỉ tăng nhẹ, cà phê pha sẵn đã tăng đáng kinh ngạc 37%. Đồ uống lành mạnh, chẳng hạn như trà pha sẵn cũng tăng hơn 4% hàng năm.
Mặc dù Nestlé là một trong những nhà bán cà phê lớn nhất trên thế giới nhưng công ty không có bất kỳ thương hiệu đáng kể nào trên thị trường cà phê hoặc trà pha sẵn. Có rất nhiều thương hiệu nhỏ hơn có thể được mua lại trong ngành hoặc công ty có thể đẩy các thương hiệu pha sẵn của riêng mình sang thị trường Mỹ để tận dụng lợi thế của các lĩnh vực đồ uống đang phát triển này.
・Tầng lớp trung lưu ngày càng tăng ở các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ tạo ra thị trường rộng lớn hơn cho các sản phẩm của Nestle. Đặc biệt là nhu cầu đối với các mặt hàng xa xỉ như nước đóng chai, kem và thức ăn cho vật nuôi.
・Những thay đổi trong lối sống, chẳng hạn như thời gian làm việc dài hơn, nhiều phụ nữ hơn trong lực lượng lao động và nhiều hộ gia đình độc thân hơn, làm tăng nhu cầu về thực phẩm đóng gói sẵn.
・Gia tăng khả năng di chuyển và sở hữu ô tô làm tăng nhu cầu về kẹo, nước đóng chai và đồ ăn nhẹ ở các quốc gia như Trung Quốc.
・Sự quan tâm đến sức khỏe và dinh dưỡng ngày càng tăng có thể làm tăng nhu cầu đối với một số sản phẩm của Nestle, chẳng hạn như nước tăng lực.
Các bài viết liên quan
・Ví dụ về mô hình SWOT ZARA (Cập nhật thông tin mới nhất)
・Mô hình swot của coca cola (Phiên bản đầy đủ mới nhất)
5. Thách thức của Nestle
Điểm thứ tư trong phân tích SWOT của Nestle là thách thức (Threats)
・Sự khan hiếm của nước sạch
Đồ uống chiếm hơn 25% tổng doanh thu của Nestle và chỉ riêng sản phẩm nước đóng chai đã tạo ra 8% tổng doanh thu của công ty.
Nước đã trở nên khan hiếm và ngày càng trở nên khan hiếm hơn do các yếu tố như biến đổi khí hậu, dân số gia tăng, khai thác quá mức nền tài nguyên, việc quản lý nước thải kém. Khi nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, Nestle sẽ khó tiếp cận nguồn cung cấp nước uống sạch và rẻ hơn, dẫn đến chi phí sản xuất tăng và lợi nhuận thấp.
Nestlé cũng đang nhận nhiều lời chỉ trích dư luận về việc sử dụng nước uống gần các khu vực bị hạn hán. Trong tương lai gần, khan hiếm nước sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng và tác động tới tình hình kinh doanh của công ty.
・Gia tăng cạnh tranh trong ngành đồ uống và thực phẩm
Theo Nestlé, việc ganh đua cạnh tranh thực sự là mối đe dọa chính, ảnh hưởng đến công ty. Ngành công nghiệp đồ uống và thực phẩm luôn là ngành có tính cạnh tranh cao, bao gồm nhiều công ty nhỏ, lớn và ở đa quốc gia.
Các sản phẩm đồ uống, thực phẩm và đồ ăn nhanh cạnh tranh chủ yếu trên cơ sở nhận diện thương hiệu, mùi vị, giá cả, chất lượng, sự đa dạng của sản phẩm, phân phối, sự tiện lợi, hoạt động tiếp thị và khuyến mại cũng như khả năng dự đoán và phản hồi đối với người tiêu dùng.
Tương tự với thị trường đồ uống đang phát triển rất chậm, nhu cầu đã bão hoà với nhiều công ty khởi nghiệp mới, theo đó, Nestlé sẽ khó cạnh tranh trong tương lai.
・Giá cà phê có thể bị đẩy lên trong tương lai gần
Cà phê tạo ra hơn 10% tổng doanh thu của công ty và hạt cà phê là nguyên liệu chính được sử dụng trong sản xuất của Nestlé. Do đó, tỷ suất lợi nhuận của Nestlé đang theo chiều hướng khá phụ thuộc vào giá hạt cà phê, vốn đã rất biến động trong nhiều năm qua.
Những lý do cho biến động về giá là do hạn hán, nhiệt độ cao thấp bất thường, biến đổi khí hậu khiến nhiều thảm họa thời tiết xảy ra ở Brazil và các nước khác. Bên cạnh đó, nhu cầu ngày càng tăng của hạt cà phê cũng khiến giá bị đẩy lên đáng kể.
・Sự nghi ngờ ngày càng tăng về thực phẩm đóng gói sẵn là không tự nhiên và không tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng ở Châu Âu và Bắc Mỹ đang trở nên phổ biến. Điều này làm tăng nhu cầu về thực phẩm tươi sống và tự nhiên cũng như tăng nhu cầu về các sản phẩm hữu cơ và các chất thay thế khác.
・Sự tăng cường giám sát của chính phủ lên một số thị trường của Nestle trong bối cảnh bê bối về sản xuất thực phẩm. Ví dụ như ở Ấn Độ, chính phủ nước này đã ra lệnh thu hồi hàng tỷ đô la mỳ ăn liền Maggi khỏi kệ hàng khi có những cáo buộc về hàm lượng chì quá mức trong sản phẩm.
Xem thêm các bài phân tích SWOT tại link.
6. Lời kết về SWOT của Nestle
Bài viết trên đã cung cấp thông tin về phân tích SWOT của Nestle, một thương hiệu sản xuất và kinh doanh thực phẩm lớn nhất trên thế giới. Hy vọng bài viết có hữu ích đối với bạn đọc.
Nguồn tham khảo:
・https://pestleanalysis.com/swot-analysis-nestle/
・https://notesmatic.com/2019/04/nestle-swot-analysis/
・https://www.marketing91.com/swot-analysis-of-nestle/
・https://fourweekmba.com/nestle-swot-analysis/