Chiến lược kinh doanh quốc tế của Toyota
Chiến lược kinh doanh quốc tế của Toyota: Không còn nghi ngờ gì khi nói rằng Toyota là một trong những nhà sản xuất xe hơi lớn nhất trên hành tinh với doanh thu đứng vào hàng công ty lớn thứ mười trên thế giới theo doanh thu vào năm 2019. Toyota được vinh danh không chỉ là một trong những nhà sản xuất xe hơi tốt nhất trên thế giới mà còn được đánh giá là một trong những thương hiệu tạo ra những phương tiện sáng tạo trong gần một thế kỷ. Mọi chi tiết trên một chiếc xe oto do Toyota sản xuất đều được đo lường đạt tới mức sự hoàn hảo tới mức cả tiếng ồn khi đóng mở cửa cũng được kiểm định nghiêm ngặt. Vậy nên, Toyota không chỉ là biểu tượng của một tập đoàn sản xuất xe oto mà còn là niềm tự hào của người nhật về một sản phẩm tốt được bán ra thị trường.
Không chỉ chất lượng, chiến lược tiếp thị của Toyota cũng đóng góp rất nhiều trong sự phát triển và tăng trưởng của thương hiệu. Toyota là công ty đa quốc gia, hoạt động trên phạm vi quốc tế với nhiều với nhiều chi nhánh trên thế giới nên Toyota luôn có các chiến thuật tiếp thị khác nhau để thành công ở các địa điểm khác nhau. Vậy nên trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu tới bạn chiến lược kinh doanh quốc tế của Toyota, cách mà thương hiệu này khiến cả thế giới phải công nhận chất lượng và tên tuổi của mình.
1. Tổng quan về Toyota
Toyota có tên gọi đầy đủ là Toyota Motor Corporation (TMC), đây là một công ty đa quốc gia sản xuất ô tô, xe tải, xe buýt và robot, có trụ sở tại thành phố Toyota, Nhật Bản. Công ty được thành lập bởi Kiichito Toyoda vào năm 1937 và hiện tại, Toyota đã trở thành một thương hiệu sản xuất ô tô lớn nhất ở Châu Á.
Ngoài ra, Toyota còn là một trong ba nhà sản xuất ô tô lớn của châu Á, cạnh tranh với các nhà sản xuất Mỹ trên thị trường thế giới. Hai nhà sản xuất còn lại là Nissan Motors và Honda Motor. Bên cạnh sản xuất ô tô, Toyota còn cung cấp các dịch vụ tài chính thông qua công ty con, Toyota Financial Services và hoạt động trong các lĩnh vực khác. Toyota sở hữu phần lớn cổ phần của Daihatsu và Hino, cũng như 8.7% cổ phần của Fuji Heavy Industries (nhà sản xuất oto Subaru).
Vào năm 2005, Toyota cùng với Daihatsu Motor Company đã sản xuất 8.54 triệu xe ô tô, ít hơn gần 500.000 chiếc so với đối thủ General Motors trong năm đó. Vào tháng 7 năm 2006, Toyota đã vượt doanh số bán xe của Ford nhưng lại bị Ford vượt lên chỉ sau đó một tháng.
Đối với thị phần thì Toyota đang chiếm thị phần đáng kể ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Phi, cũng như đang dẫn đầu ở thị trường Úc. Toyota cũng có các nhà máy trên toàn thế giới, nơi sản xuất và lắp ráp xe cho các thị trường địa phương. Công ty có nhà máy sản xuất và lắp ráp xe cho các thị trường địa phương tại Nhật Bản, Mỹ, Úc, Canada, Brazil và gần đây nhất là các nhà máy ở Pakistan, Ấn Độ, Argentina, Cộng hòa Séc, Mexico, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc và Venezuela.
Toyota vẫn đang tăng trưởng hơn nữa với mốc 370,870 nhân viên trên toàn thế giới, đạt doanh thu 275,4 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm 2021.
2. Thị trường quốc tế của Toyota
Dẫu biết rằng thành công của Toyota trên thị trường Nhật Bản và quốc tế đến từ những mong muốn tạo ra các dòng sản phẩm tốt nhất, có chất lượng cao nhất phục vụ người sử dụng. Ngoài ra, còn một yếu tố khác thúc đẩy sự phát triển của Toyota chính là tinh thần cải tiến và liên tục cải tiến của họ. Vậy nên, với tinh thần kinh doanh và cải tiến không ngừng nghỉ của Toyota, chúng ra hãy thử xem cách mà doanh nghiệp này từng bước lấn chiếm và tiến đánh từng vùng lãnh thổ trên thế giới.
1/ Thị trường châu Âu
Đầu tiên là châu Âu. Toyota nhận định châu Âu là thị trường trọng yếu, quan trọng không chỉ đối với sản phẩm mà còn là bước đầu tiên trong tham vọng trở thành công ty hàng đầu thế giới.
Toyota Motor là nhà sản xuất ô tô đứng thứ hai trên toàn cầu. Tại châu Âu, Toyota có 8 nhà máy sản xuất ô tô ở Anh, Pháp, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Cộng hòa Séc với tổng số 55.000 nhan viên, một mạng lưới phân phối sản phẩm và một trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Zavetem, Bỉ.
Vào năm 2003, ba thương hiệu Toyota, Daihatsu và Hino chiếm 4.4% thị phần. Sau đó một năm vào năm 2004, tổng số lượng xe ô tô được sản xuất bởi các thương hiệu Nhật Bản tại châu Âu là vào khoảng 1.3 triệu xe với 14 trung tâm nghiên cứu và phát triển. Sự bùng nổ mạnh mẽ của các thương hiệu xe hơi đến từ Nhật Bản tổng cộng đã tạo ra 200.000 việc làm mới ở lục địa già.
Vào năm 2005, Toyota bắt đầu xây dựng một nhà máy gần St. Petersburg (Nga) để bắt đầu sản xuất các mẫu xe Camry 2007. Sau đó, Toyota cùng các thương hiệu sản xuất xe hơi Nhật Bản khác bắt đầu chuyển cơ sở sản xuất của mình sang phía đông để tận dụng chi phí lương thấp hơn cũng như tiếp cận gần hơn với thị trường của các nước thành viên mới của EU.
Tuy châu Âu là thị trường cạnh tranh khốc liệt với nhiều đối thủ sừng sỏ nhưng đây cũng là thị trường quá quan trọng không thể bỏ qua. Toyota muốn từng bước củng cố vị trí của mình trên thị trường châu Âu khi doanh số của thương hiệu này tăng trưởng đều từ năm này qua năm khác. Thành công này đến từ việc điều chỉnh nguồn cung của mình cho phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của người sử dụng tại châu Âu. Chiến lược này sẽ được đề cập đến trong phần ba khi chúng ta phân tích các chiến lược kinh doanh của Toyota trên toàn cầu.
2/ Thị trường nước Mỹ
Giống với thị trường châu Âu, hoạt động kinh doanh của Toyota tại Mỹ cũng mang lại lợi nhuận cao. Vào những năm 1980, ô tô của các thương hiệu châu Á, bao gồm Toyota phải nhập khẩu 100% thì vào năm 1993, các thương hiệu này đã mở rộng sản xuất tại Mỹ với số lượng nhà máy là 11.
Thị phần của thương hiệu Nhật Bản tăng từ 15.3% năm 1999 lên 20.6% năm 2004, và tới năm 2006, số lượng nhà máy đã vươn tới con số 23.
Chiến lược của Toyota tại Mỹ cũng giống như ở chây Âu khi thương hiệu này sản xuất sản phẩm dựa trên nhu cầu của người dùng. Nên chỉ sau một thời gian ngắn, các thương hiệu sản xuất ô tô nội địa như GM, Ford và DaimlerChrysler đã bị Toyota vượt mặt. Điều này cũng tới từ lý do văn hóa ưa chuộng sản phẩm nội địa không phổ biến tại Mỹ.
Vào năm 2007, Toyota đã vượt qua Ford về doanh số bán hàng tại Mỹ, đứng thứ hai sau GM. Và vào năm 2008, Toyota bán được 4,72 triệu xe ô tô, so với 4.67 triệu xe của GM, công ty dẫn đầu ngành công nghiệp ô tô Mỹ liên tục trong vòng 76 năm.
Ngoài ra, xét về mặt lợi nhuận, GM công bố lợi nhuận thấp hơn 2.123USD so với Toyota vào năm 2006. Với kết quả kinh doanh trên, Toyota đã được đánh giá là thương hiệu dẫn đầu trong ngành sản xuất xe hơi, với một trong những lý do đến từ tính năng tiết kiệm nhiên liệu, dấu ấn đặc trưng của người Nhật.
3/ Thị trường châu Úc
Tại thị trường châu Úc, vào đầu năm 2010, Toyota bắt đầu sản xuất xe Toyota Camry Hybrid, một mẫu xe chạy bằng điện và khí đốt với ước tính sản xuất khoảng 10.000 chiếc trong một năm. Toyota là một trong những nhà sản xuất xe ô tô chạy bằng hệ thống hybrid trên thế giới. Và xu hướng sản xuất xe hybrid này sẽ liên tục tăng trong tương lai khi giá nhiên liệu ngày càng tăng và nhiệt độ thế giới cũng tăng mạnh trong thời gian gần đây.
4/ Các thị trường khác
Ngoài các thị trường trọng tâm đã kể trên, việc nghiên cứu và sản xuất của Toyota cũng diễn ra sôi nổi tại các thị trường khác như Nga và Trung Quốc, với tập trung chủ lực là ô tô giá rẻ. Hơn nữa, Toyota cũng có kế hoạch xây dựng ba nhà máy mới với công suất 450.000 chiếc hàng năm để đáp ứng thị trường Ấn Độ và Trung Quốc.
Cho đến năm 2010, Toyota có ý định nắm giữ 15% thị trường ô tô toàn cầu với kế hoạch mở rộng sang Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Trọng tâm của kế hoạch này nằm ở Trung Quốc, khu vực năm động nhất của Toyota ở châu Á khi tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này là 68%.
Tại Ấn Độ, Toyota sẽ đầu tư 68 tỷ yên (680 triệu đô la) để xây dựng nhà máy sản xuất thứ hai tại nước này. Và các nhà máy tại Ấn Độ của Toyota sẽ tập trung mạnh vào việc sản xuất các thương hiệu ô tô giá rẻ, đáp ứng nhu cầu mua bán và sử dụng xe trong nội địa.
Xem thêm các bài viết liên quan
・Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca-Cola
・Chiến lược kinh doanh quốc tế của Samsung
3. Chiến lược kinh doanh quốc tế của Toyota
Để có thể chinh phục được mọi thị trường và có một chỗ đứng trong ngành sản xuất xe ô tô, chắc chắn Toyota phải có những chiến lược kinh doanh tầm cỡ và được thực hiện nhất quán thì mới cho ra kết quả như ngày hôm nay. Hãy thử điểm lại một vài chiến lược kinh doanh quốc tế của Toyota trong phần dưới đây:
1. Lợi ích của Khách hàng luôn được đặt ở mức cao nhất
Khách hàng luôn là trọng tâm của mọi Doanh nghiệp và đó cũng không phải là điều ngoại lệ ở Toyota. Đối với Toyota, Khách hàng được định nghĩa không chỉ là Khách hàng cuối cùng, người trực tiếp sử dụng sản phẩm mà ngay cả người ở máy trạm tiếp theo trên dây chuyền sản xuất cũng coi là Khách hàng. Chính tư tưởng cốt lõi này dẫn đến một chu trình làm việc tuyệt vời, phân tích dần dần để đảm bảo mọi thứ đều hoàn hảo. Hay nói một cách khác, Toyota hướng đến sự cải tiến liên tục để cung cấp những sản phẩm tốt nhất cho Khách hàng, cả bên trong lẫn bên ngoài.
Ưu tiên của đội ngũ quản lý tại Toyota là sự ổn định thị trường và liên tục đấu tranh giành thị phần trong thời gian dài. Khi Toyota tiếp tục mở rộng ra ngoài Nhật Bản thì công ty sẽ phải đối mặt với những rủi ro về mặt thị trường đến từ việc khác biệt giữa các quốc gia. Để có thể tạo ra một công ty có thể chịu được mọi biến động trên toàn thế giới vào mọi thời điểm là điều cực khó khăn. Tuy nhiên, Toyota sử dụng khái niệm dao động cân bằng (heijunka) để giảm thiểu rủi ro. Đây là chiến lược ám chỉ sự sản xuất tinh gọn, giảm hàng tồn kho và là chìa khóa để đạt được sự ổn định trong sản xuất. Chiến lược này mang lại khả năng phòng ngừa rủi ro trước những biến động của ngoại tệ mà vẫn mang lại trải nghiệm tốt nhất cho Khách hàng.
Mặc dù đây được coi là một chiến lược sản xuất nhưng nó lại tác động rất lớn tới thương hiệu Toyota, là một yếu tố cân nhắc để người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm của Toyota. Bằng cách thúc đẩy thái độ làm việc tôn trọng Khách hàng, Toyota đã khắc họa hình ảnh tích cực về một thương hiệu ô tô mà mọi người có thể tin tưởng. Đó là cách mà cả thế giới biết đến và yêu thích Toyota.
Ngoài ra, vào năm 2019, Toyota đã tự hào giới thiệu mẫu xe mới “Prius”, một chiếc ô tô có thể hoạt động trong mọi địa hình. Với chiến dịch quảng cáo vui tươi, Toyota đã cho người dùng trải nghiệm các công nghệ tiên tiến của mình giúp một chiếc Prius có thể hoạt động trơn tru trong nhiều môi trường tuyết, đường cao tốc và bãi đậu xe. Chính vì vậy có thể nói rằng trải nghiệm sản phẩm của Khách hàng luôn là điều cốt lõi trong hoạt động của Toyota.
2. Chiến lược khác biệt hóa
Chiến lược khác biệt hóa mà Toyota sử dụng có mục đích làm cho sản phẩm của mình khác biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Các đối thủ cạnh tranh như Ford hay General Motors đang cố gắng giành thị phần bằng cách sử dụng cùng một chiến lược tiếp thị toàn cầu nhưng Toyota thì lại khác. Chiến lược của Toyota áp dụng cụ thể cho từng thị trường. Ví dụ, hãng Ford sản xuất một loại xe hơi tại một thời điểm và cung cấp cho thị trường toàn cầu. Trong khi Toyota thì lại sản xuất các sản phẩm để có thể bán trên toàn cầu hoặc cho một quốc gia hoặc một khu vực cụ thể. Đặc biệt ở một số quốc gia có điều kiện thời tiết đặc biệt như Ả Rập Xê Út thì Toyota cũng khác biệt hóa sản phẩm của mình để phù hợp với yêu cầu của Khách hàng.
Ngay cả đối với khẩu hiệu, Toyota đã quyết định nội dung thông điệp truyền tải ở từng quốc gia là khác nhau. Ví dụ, ở Úc thì khẩu hiệu của Toyota là “Oh What a feel”, trong khi đối với các quốc gia ở châu Âu khi khẩu hiệu lại là “Nothing is impossible”. Ở Nhật bản, khẩu hiệu của Toyota là “Start your impossible” và ở Mỹ là “Let’s go places”.
Chiến lược khác biệt hóa đã thúc đẩy không chỉ độ nhận diện thương hiệu mà còn giúp công ty tạo ra các chiến lược kinh doanh và định giá sản phẩm một cách chiến lược, khác với các đối thủ cạnh tranh. Nỗ lực của Toyota cũng thành công trong việc giành thị phần ở nhiều quốc gia vì nó có thể cung cấp các sản phẩm theo nhu cầu của Khách hàng ở từng thị trường riêng lẻ. Các mục tiêu kinh doanh ở Anh và Ả Rập Xê út của Toyota đã giành thắng lợi nhờ vào chiến lược khác biệt hóa này.
Ngược lại, hãng Ford vào năm 2012 đã rơi vào thua lỗ nặng vì chiến lược bán cùng một sản phẩm trên toàn cầu. Điều này lại càng nhấn mạnh hơn nữa tầm quan trọng của chiến lược khác biệt hóa mà Toyota đã đặt ra, chiến lược đã giúp Toyota thành công trong việc tăng doanh số bán hàng.
Bài viết liên quan:
・Cách quảng cáo bán rượu
・Chiến lược kinh doanh cho nhà thuốc
3. Xây dựng mạng lưới đại lý trên toàn cầu
Kể từ khi Toyota được thành lập, Kiichio Toyoda đã coi marketing là một công cụ quan trọng để xây dựng một công ty thành công và mạng lưới đại lý là kênh marketing tập trung nhất mà Toyota sử dụng để kết nối với Khách hàng. Vào năm 2015, thương hiệu này có 180 đại lý với gần 4,700 cửa hàng và dịch vụ tại thị trường Nhật Bản. Trong số này chỉ có 15 đại lý thuộc sở hữu của công ty, còn lại là hoạt động độc lập.
Bên ngoài Nhật Bản, các sản phẩm của Toyota được bán thông qua 170 nhà phân phối tại gần 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Toyota luôn duy trì mạng lưới đại lý rộng lớn thông qua các nhà phân phối tại các thị trường như Mỹ, Nam phi, Pháp, Brazil, Trung Quốc, Việt Nam, Mexico, Nga, Thái Lan….
4. Văn hóa liên tục đổi mới của Toyota
Trong những năm vừa qua, Toyota không ngừng mở rộng nhanh chóng quy mô của thương hiệu mình nhưng đội ngũ nhân viên của Toyota dường như không bị ảnh hưởng bởi tốc độ mở rộng của thương hiệu này. Mọi nhân viên của Toyota dường như xử lý rất tốt các sự thay đổi trong nội bộ, hành động theo các giá trị chung của thương hiệu. Điều này đúng với mọi nhân viên của Toyota trên toàn cầu.
Toyota luôn nhấn mạnh hai tiêu chí quan trọng của thương hiệu này là “Tôn trọng cá nhân” và “Cải tiến liên tục”. Toyota tóm tắt giá trị và hướng dẫn nhân viên làm theo. Với phương châm liên tục cải tiến, Toyota đã nuôi dưỡng khả năng không hài lòng với hiện trạng ở nhân viên nhằm thôi thúc họ không ngừng cải tiến sản phẩm.
Trong tương lai, Toyota đang nuôi kế hoạch đầy tham vọng về việc xây dựng một thành phố tương lai. Điều này cho thấy việc thương hiệu này luôn hướng tới việc xây dựng một thành công lâu dài, cũng như một hình ảnh tích cực khiến cho người dùng cảm thấy thoải mái khi mua sản phẩm, cũng như sử dụng sản phẩm của Toyota. Bởi lẽ, khi làm những điều này, họ đã trở thành một phần trong tương lai mới do Toyota xây dựng nên.
Xem thêm các bài viết về chiến lược kinh doanh tại link.
4. Lời kết
Chiến lược kinh doanh quốc tế của Toyota luôn được nhận xét là có mức hiệu quả nhất trong tất cả thương hiệu trên toàn cầu. Với các tôn chỉ như luôn luôn đổi mới được áp dụng trên tất cả các quốc gia, Toyota cũng có những bước tiếp cận rất linh hoạt phụ thuộc vào nhu cầu của từng Khách hàng trên từng quốc gia và lãnh thổ khác nhau. Không ai biết trong tương lai Toyota sẽ thay đổi hay phát triển thế nào, nhưng chúng ta chắc chắn rằng thương hiệu này sẽ còn phát triển hơn nữa dựa vào những chiến lược kinh doanh vừa được phân tích ở trên.
Nguồn tham khảo:
・https://avada.io/resources/toyota-marketing-strategy.html