Chiến lược marketing của Oreo – Bánh quy “xoắn, liếm, nhúng”
Chiến lược marketing của Oreo: Oreo là một trong những thương hiệu bánh quy nổi tiếng nhất trên thế giới, được hầu hết mọi người yêu thích. Vậy Oreo là thương hiệu nào, xuất xứ từ đâu, thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, chiến lược marketing mix 4P nào được thương hiệu sử dụng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết chiến lược marketing của Oreo dưới đây.
1. Tổng quan về thương hiệu Oreo
Oreo là một thương hiệu bánh quy của Mỹ, thuộc sở hữu của hãng Mondelez International & Cadbury Milka. Được giới thiệu vào năm 1912, Oreo được sản xuất và phát triển bởi Công ty bánh quy quốc gia ở NewYork. Oreo là một loại bánh quy kiểu dạng sandwich với hai miếng bánh xốp nhân kem, ngọt dịu nhẹ với nhiều hương vị khác nhau như sô cô la, sữa…. Tới nay, Oreo đã trở thành thương hiệu bánh quy được bán chạy và được yêu thích tại hơn 100 quốc gia trên thế giới. Tại các thị trường, Oreo có nhiều hương vị khác nhau, với phiên bản đặc biệt như trà xanh, việt quất, cùng hình dạy ngộ nghĩnh.
Tuy nhiên, cho dù đi tới đâu thì Oreo vẫn là thương hiệu bánh quy được biết nhiều nhất với hình thức “xoắn, liếm, nhúng”. Đây là biểu tượng giúp gắn kết mọi người đến với nhau thông qua từng chiếc bánh Oreo.
・Slogan của Oreo
Bởi kinh doanh trên nhiều quốc gia và lãnh thổ nên Oreo không có các câu slogan cố định, mà luôn thay đổi. Dưới đây là một bài slogan của Oreo, được đánh giá cao và được nhiều người yêu thích.
- Wonderfilled
- Milk’s favorite cookie
- Milk’s favorite breakfast
- Only oreo
- Two halves whole Oreo
- World’s number 1 biscuit is here
- Milk’s favorite trick or treat
- You can still dunk in the dark
- Wonder with Oreo
- Dream with Oreo
- Let them have another mother, they are pure Nabisco cookies
- Open up an Oreo and take a lick
- Try an Oreo creation from the wonder vault
- Same cookie always good
- Oreo mini big love
- Something you can’t taste the calories
- Let them have another mother, they are pure Nabisco cookies
- There is no cookies like Oreo sandwich
- As crunchy as its chocolate
- Wonder if we gave an Oreo
- Milk’s favourite music
- Creamy filled chocolate cookie sandwich
- So orangy so chocolaty
- Free the joy
- Celebrate whenever wherever
- Are you ready to dunk your Oreo cookie anywhere in the world?
- Same cookie always good
- The world of Oreo ice cream
- A meeting of two greats
- We added a little attitude and a lot of creamy taste
- Taste the world taste Oreo
- Everything is fun with Oreo
- Organize your opinion the Oreo way
- Oreo – friends forever drink and eat
・Sứ mệnh của Oreo
Dưới đây là một vài tuyên bố truyền cảm hứng, sứ mệnh của Oreo:
“Every day, we are inspired to go the extra mile to lead the future of snacking around the world. We do this by offering the right snack, for the right moment, made the right way.”
Tạm dịch: Mỗi ngày, chúng tôi được truyền cảm hứng để nỗ lực hơn nữa để trở thành thương hiệu dẫn đầu trong ngành đồ ăn vặt trên thế giới. Chúng tôi cố găng hiện thức hóa điều này bằng cách đưa ra các món ăn nhẹ, phù hợp nhu cầu người tiêu dùng, đúng thời điểm, đúng cách.
“We want our consumers to regard us as their primary snack food. We want our customers to know that we have their wants and needs in mind along with working to create products that will cater to their health conscious lifestyles“.
Tạm dịch: Chúng tôi muốn người tiêu dùng nhìn thương hiệu của chúng tôi là thương hiệu mà họ sẽ chọn khi mua đồ ăn vặt. Chúng tôi muốn khách hàng biết rằng, chúng tôi luôn quan tâm đến mong muốn và nhu cầu của khách hàng, đồng thời nỗ lực tạo ra những sản phẩm phục vụ lối sống tăng cường sức khỏe.
2. Khách hàng mục tiêu của Oreo
Khách hàng mục tiêu của Oreo là các em nhỏ, độ tuổi từ 6 tới 18 tuổi. Hơn nữa, Oreo cũng thiết kế các sản phẩm dành cho gia đình để người lớn và trẻ nhỏ có thể thưởng thức và thư giãn với nhau. Khách hàng mua Oreo thường có thu nhập ở mức trung bình. Những Khách hàng này mua Oreo vì nhà có trẻ nhỏ, muốn mua làm đồ ăn vặt hoặc thỉnh thoảng, mua Oreo để nhớ về quá khứ của mình.
Ngoài ra, các Khách hàng của Oreo cũng là những Khách hàng đánh giá cao sự hoàn hảo của bánh xốp socola giòn và nhân kem thơn ngon. Sự độc đáo và khác lạ của Oreo so với các hãng khác là sự hấp dẫn không giới hạn của sản phẩm đối với mọi tầng lớp khách hàng, từ trẻ em tới người lớn.
Đối với trẻ em, thì cảm giác vui vẻ với các hành động vặn, liếm, nhúng là một trải nghiệm ký ức tuổi thơ không bao giờ quên. Trong khi đó, những người trưởng thành lại nhờ những chiếc bánh Oreo để gợi nên những kí ức về một chiếc bánh quy đã là một phần cuộc sống của họ trong nhiều thập kỷ.
Vậy nên, thông qua khách hàng mục tiêu rộng khắp, Oreo đã thu hẹp khoảng cách thế hệ, trở thành một món ăn vặt được yêu thích ở các gia đình, niềm vui được hòa quyện và sẻ chia được thể hiện qua từng chiếc bánh.
3. Thị trường mục tiêu của Oreo tại Việt Nam
Tại thị trường Việt Nam, giống như các thị trường khác, Oreo là một thương hiệu rất được ưa chuộng và thương hiệu cũng rất cố gắng để có thể phát triển và phục vụ khẩu vị của người tiêu dùng tại đây.
Hai đối tượng Khách hàng mục tiêu của Oreo tại Việt Nam là nhóm Khách hàng trẻ em và thế hệ Z.
Trẻ em là phân khúc không chỉ riêng Việt Nam mà ở tại các quốc gia khác, đây là cũng là phân khúc tiêu thụ lượng lớn sản phẩm Oreo. Đối tượng trẻ em thường là khách hàng dưới 15 tuổi, cả nam và nữ, là học sinh và sinh viên. Phân khúc Khách hàng này thường lựa chọn Oreo vì có hương vị nhẹ nhàng, giá thành phải chăng, phù hợp làm món ăn vặt giữa giờ nghỉ cho một nhóm học sinh.
Ngoài ra, Oreo cũng đang tập trung khai thác thị trường phân khúc gen Z, có độ tuổi từ 18 tới 25. Đây là nhóm Khách hàng tuy vẫn còn phụ thuộc tài chính một phần hoặc hoàn toàn vào gia đình. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa thì họ cũng sẵn sàng chi tiền hơn cho đồ ăn vặt, phục vụ cho sở thích cá nhân. Thế hệ gen Z cũng là thế hệ có thể dễ dàng tiếp cận thông qua mạng xã hội với các nền tảng như Facebook, Instagram…
4. Đối thủ cạnh tranh của Oreo
Đối thủ cạnh tranh của Oreo là các công ty bánh kẹo nổi tiếng, chiếm thị phần trong nước cao như Kinh Đô, Hải Hà, Tràng An…
・Công ty cổ phần Kinh Đô
Kinh Đô là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường bánh kẹo Việt Nam với thị phần 32%. Các sản phẩm của Kinh Đô rất được người tiêu dùng ưa chọn với số lượng sản phẩm đa dạng, có thể kể đến như bánh quy, bánh cracker, bánh trung thu, bánh mì, bánh bông lan…
Tuy thị trường chủ yếu của Kinh Đô là thị trường trong nước (chiếm 90% doanh số) nhưng Kinh Đô có một hệ thống phân phối rộng khắp trên cả nước với hơn 120.000 điểm bán lẻ, 1.800 nhân sự bán hàng, hơn 30.000 điểm bán kem và các sản phẩm từ sữa cùng với 100.000 điểm bán giải khát. Các điểm bán lẻ của Kinh Đô tập trung ở các siêu thị lớn hoặc nhỏ hơn nữa là các đại lý rồi tới chợ, tạp hóa…
Các sản phẩm của Kinh Đô được sản xuất với các thiết bị được đầu tư với công nghệ hiện đại, được nhập khẩu từ nước ngoài với quy trình sản xuất chặt chẽ.
・Công ty cổ phần Hải Hà
Công ty cổ phần Hải Hà chiếm khoảng 6,5% thị phần bánh kẹo trên cả nước với dòng sản phẩm kẹo chiếm chủ lực (khoảng 76%). Ngoài ra, Hải Hà còn có nhiều các dòng sản phẩm khác như kem xốp, bánh quy, cracker, bánh mềm phủ socola.
Khác với Kinh Đô có đối tượng khách hàng mục tiêu từ trung bình khá tới cao cấp, đối tượng khách hàng của Hải Hà là các Khách hàng bình dân, có thu nhập trung bình khá. Vậy nên các sản phẩm của Hải Hà đều được đánh giá là có mức giá dễ mua, hợp với thu nhập của đại đa số người tiêu dùng.
・Công ty cổ phần đầu tư & thương mại Tràng An
Công ty cổ phần đầu tư & thương mại Tràng An chiếm khoảng 3% thị phần bánh kẹo trong nước. Các sản phẩm của Tràng An đều được đặc biệt chú ý kể từ khâu chọn nguyên liệu. Các nguyên liệu làm ra bánh kẹo Tràng An đều được chiết xuất từ thiên nhiên, thuộc các đặc sản vùng miền của Việt Nam.
Ngoài ra, các sản phẩm bánh kẹo của Tràng An đều mang đậm hương vị truyền thống với các sản phẩm như bánh cốm làng Vòng, kẹo Bon Bon…
5. Chiến lược marketing mix 4P của Oreo
・Chiến lược sản phẩm (Products)
Oreo là công ty dẫn đầu trong ngành công nghiệp bánh quy trên toàn thế giới. Bánh socola sandwich là một trong những sản phẩm chính của thương hiệu. Loại bánh này gồm hai chiếc bánh quy socola được ngăn cách bởi lớp nhân kem ở giữa. Loại cookie này có thể được cá nhân hóa theo từng đối tượng mục tiêu, thị trường tiềm năng mà Oreo nhắm đến.
Oreo đã tung ra nhiều loại hương vị và hình thức khác nhau để đáp ứng nhu cầu của Khách hàng. Các sản phẩm ở các thị trường mà Oreo có mặt thường khác nhau, dựa theo khẩu vị của người tiêu dùng nước sở tại. Tại những thị trường chủ lực của Oreo như Mỹ thì số lượng chủng loại bánh cookie được bán sẽ nhiều hơn các thị trường mới nổi như Ấn Độ. Tuy nhiên, Oreo đang tiến hành thử nghiệm nhiều hương vị khác nhau phù hợp với thị trường các nước này.
Kể từ khi được thành lập, Oreo đã bán được hơn 550 tỷ bánh quy trên toàn thế giới.
Một số dòng sản phẩm của thương hiệu có thể kể tới như dưới đây:
- Oreo socola trắng
- Oreo cỡ mini
- Oreo socola sữa
- Oreo mỏng
- Oreo đôi
- Oreo không đường
- Với nhiều hương vị trái cây như cam, chanh, trà xanh…
Tại Việt Nam, Oreo không giới thiệu hương vị đặc biệt như ở các thị trường nước ngoài khác, nhưng đổi lại, Oreo lại hợp tác rất tích cực với nhiều thương hiệu như Baskin Robbins, McDonald… để có thể giới thiệu hương vị của bánh Oreo tới thị trường địa phương tại đây.
Ngoài ra, bao bì sản phẩm của Oreo cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giới thiệu và gia tăng độ nhận diện cho thương hiệu. Oreo đặc biệt chú trọng tới sự đồng nhất trong thiết kế sản phẩm và chất liệu bao bì để người tiêu dùng trên toàn thế giới có thể nhận ra thương hiệu dù tới bất cứ nơi đâu.
・Chiến lược về giá (Price)
Chiến lược về giá của Oreo được thực hiện chủ yếu dựa trên sự áp dụng chiến lược định giá thâm nhập thị trường khi thương hiệu cố gắng duy trì mức giá ban đầu thấp cho các dòng bánh quy của mình. Chiến lược thâm nhập về giá giúp cho Oreo có thể thâm nhập nhanh chóng các thị trường mới ở bước đầu và thu hút người tiêu dùng mới.
Ngoài ra, tại một số quốc gia phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, Oreo cũng có các ưu đãi về giá có giá trị để tranh giành thị phần. Đây được đánh giá là một chiến lược về giá khôn ngoan mà thương hiệu đưa ra, đặc biệt là ở các quốc gia mà người tiêu dùng nhạy cảm về giá.
Ngoài ra, Oreo cũng sử dụng chiến lược định giá theo tâm lý khi hãng tung ra hai gói bánh quy với kích cỡ khác nhau nhưng khoảng cách giữa các mức giá không quá lớn.
Với sự đa dạng của các sản phẩm được tung ra thị trường, cùng với đa dạng chủng loại kích cỡ, giá cả khác nhau cũng giúp cho Oreo có thể đạt được doanh thu tốt hơn.
・Chiến lược về phân phối (Place)
Là thương hiệu bánh quy toàn cầu, Oreo luôn phải đảm bảo rằng các sản phẩm là có sẵn và được bán qua kênh phân phối phù hợp nhất, dễ tiếp cận với người tiêu dùng nhất. Tại nhiều quốc gia, Oreo sử dụng triệt để kênh bán hàng truyền thống để vận chuyển các sản phẩm từ nhà máy đến các điểm bán lẻ như siêu thị, đại siêu thị, trung tâm mua sắm…
Ngoài ra, với sự hiện diện tại hơn 100 quốc gia, Oreo cũng đặt các nhà máy sản xuất khắp nơi trên thế giới để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ một cách nhanh chóng. Oreo cũng hợp tác với các sàn thương mại điện tử để có thể phân phối sản phẩm tới tay nhiều người tiêu dùng hơn nữa.
Tại Việt Nam, các sản phẩm bánh Oreo được sản xuất đầu tiên tại nhà máy của Oreo đặt tại Hưng Yên và Bình Dương, sau đó sản phẩm được giao tới các điểm trung gian. Oreo hợp tác với 6000 điểm thương mại và 300.000 cửa hàng truyền thống trong đó có nhiều siêu thị lớn như Vinmart, BigC và các cửa hàng tiện lợi như Vinmart+… Với lợi thế có hạn sử dụng dài, Oreo thường khuyến khích các đại lý có thể lấy càng nhiều hàng càng tốt sau đó dự trữ tại kho hàng để bán dần tới tay người tiêu dùng.
・Chiến lược truyền thông của Oreo (Promotion)
Ở phần này, chúng ta sẽ cùng điểm lại một số chiến lược truyền thông của Oreo trong chiến lược marketing mix 4P của thương hiệu.
1/ Sử dụng chiến lược marketing hiệu ứng bánh đà
Oreo bán hơn 5 tỷ bánh cookies ra trên toàn thế giới với hớn 85 hương vị khác nhau trên các vùng lãnh thổ khác nhau. Ví dụ hương vị Green Tea Oreo được ra mắt tại Nhật Bản và Trung Quốc, vị hương Dừa dịu nhẹ tại Indonesia, vị kem dâu tây tại Singapore và Malaysia… Ngoài ra, các phiên bản giới hạn cũng được Oreo giới thiệu như Oreo thins , Oreo gói 100 calo, Oreo không chứa gluten, Oreo cánh gà nóng, Oreo Batman, Oreo Wasabi cùng với một loạt các hương vị và phiên bản giới hạn khác.
Hiệu ứng bánh đà được thương hiệu Oreo sử dụng ở đây chính là những chiến thắng nhỏ nhưng được tích lũy theo thời gian, tạo động lực để cho một Doanh nghiệp phát triển. Theo cách này, Oreo liên tục tạo ra sự quan tâm và hiếu kỳ cho Khách hàng với các hương vị và khái niệm mới về sản phẩm, sao cho Khách hàng không thể quên được sản phẩm của Oreo. Với cốt lõi chỉ là bánh quy có nhân kem, được kẹp giữa hai viên bánh quy socola tròn nhưng Oreo không bao giờ ngưng sự sáng tạo của mình mà luôn không ngừng đổi mới với hương vị khác biệt và ý tưởng nổi trội.
2/ Sử dụng nhuần nguyễn thế mạnh của các mạng xã hội
Với những ưu điểm mà mạng xã hội mang tới, thật khó để một thương hiệu toàn cầu như Oreo có thể bỏ qua.
Đối với fan hâm mộ của Oreo thì được chia ra làm hai loại. Có người chỉ thích phần nhân kem, nhưng có người lại chỉ thích phần bánh quy. Oreo nhận thức rõ điều này nên thương hiệu đã tích hợp kèm sự đổi mới và sáng tạo để tạo ra nội dung phù hợp với cả hai đối tượng, tạo cơ hội để nhận sự tương tác từ cả hai bên.
Một vài ví dụ cho sự sáng tạo, đổi mới, bắt kịp thời đại của Oreo có thể kể đến như chiến dịch #AtHomeWithOreo, được phát động trong thời kỳ đại dịch, kêu gọi mọi người tận hưởng không khí gia đình ấm áp trong tình trạng phong tỏa. Hoặc thương hiệu cũng sử dụng chính bánh quy Oreo để tạo ra các hình thù sáng tạo như một cách để tạo hình cho thương hiệu. Hay như việc Oreo sử dụng các sự kiện thế giới như một phần trong chiến lược marketing của mình cũng là một ví dụ về sự sáng tạo. Ví dụ điển hình là khi Thế vận hội Tokyo được diễn ra, Oreo đã tung ra một hương vị mới để vinh danh đội tuyển Hoa Kỳ.
Thông qua các mối liên kết giữa đời thực và các hoạt động marketing, chúng ta có thể thấy rằng Oreo luôn giữ cho tất cả nội dung có tính liên quan và xác thực, nhưng không kém phần sáng tạo, đổi mới và thêm chút hài hước.
3/ Chiến lược marketing dựa vào sự tùy chỉnh hương vị của sản phẩm
Một lý do quan trọng khiến Oreo nổi bật hơn rất nhiều so với đối thủ của mình là việc thương hiệu có thể tùy chỉnh hương vị của bánh cookie. Gần đây, Oreo cho biết người dùng cũng có thể tùy chỉnh hương vị của Oreo theo cách riêng của mình. Bằng cách này, Oreo có thể tiếp cận và phục vụ cho nhiều đối tượng hơn.
Ví dụ nào năm 2019, khi phần cuối của Games of Thrones được phát sóng, bộ phim đã tạo ra nguồn cảm hứng cho một dòng bánh quy phiên bản giới hạn, cho phép người tiêu dùng tạo được mối liên hệ với bộ phim họ yêu thích với sản phẩm Oreo. Bằng cách này, Oreo có thể tiếp cận với lượng lớn fan hâm mộ của bộ phim, qua đó tạo được thêm tệp Khách trung thành cho sản phẩm.
Nói đến điều chỉnh hương vị thì không thể bỏ qua việc Oreo sử dụng các ngày lễ để tùy chỉnh hương vị của bánh cookies để mọi người có thể liên kết thời gian vui vẻ với bạn bè và gia đình với thương hiệu. Ví dụ vào năm 2020, Oreo tung ra một chiếc bánh quy màu đen với hình ảnh một con ma nói “boo” trên đó với nhân màu cam để kỷ niệm dịp lễ Halloween.
4/ Luôn đảm bảo nội dung có liên quan với người dùng
Thời gian gần đây, tuy nhiều thương hiệu đầu tư, tập trung nỗ lực vào việc tiếp thị với nhiều hình thức và nội dung khác nhau. Nhưng dù thế nào đi nữa, có hai điều sẽ không bao giờ thay đổi là “tính xác thực của thương hiệu” và “sự liên quan với người dùng”. Oreo đã nằm bắt và giữ vững được hai điều này trong các chiến dịch truyền thông của mình. Dưới đây là một ví dụ:
Oreo đưa ra một chiếc hộp với đầy bánh cookie bên trong và một hộp rỗng (trước đã có nhưng hiện không còn)
Hình ảnh trên cho người dùng thấy rằng, việc có một lọ bánh quy xinh xắn trên kệ bếp là điều mong đợi nhưng thực tế, Oreo ngon tới mức không ai có thể cưỡng lại được. Vì thế hầu hết mọi người sẽ lấy một chiếc bánh quy chỉ sau vài phút. Và cuối cùng, dù luôn mong muốn một hộp bánh quy đầy nhưng cái kết luôn là một chiếc hộp rỗng.
Thành công của Oreo ở đây là sự độc đáo và nội dung liên quan với người dùng. Đây chính là yếu tố khuyến khích nhiều người tương tác với thương hiệu, tạo cho Oreo có thêm nhiều lượt theo dõi mới .
Tóm lại, khi nhắc đến chiến dịch marketing của Oreo, chúng ta không thể không nhắc tới các chiến dịch tiếp thị mang tính sáng tạo và đột phá của thương hiệu. Oreo có đối tượng mục tiêu chủ yếu là thanh niên và trẻ em, đó là lý do giải thích vì sao thương hiệu thường chú trọng vào các kênh tiếp thị kỹ thuật số như mạng xã hội, tivi chứ không phải các kênh tiếp thị truyền thông.
Tại đây, Oreo liên tục có những bài viết, những mẩu chuyện, những câu tweet giúp tạo ra tương tác giữa thương hiệu với người dùng. Có thể nói, các phương tiện truyền thông xã hội đã và đang góp phần không nhỏ giúp Oreo phổ biến và tiếp cận được với nhiều Khách hàng. Thực tế cũng đã chứng minh, sự hiện diện của Oreo được nhiều người nổi tiếng cũng như người tiêu dùng ủng hộ thông qua các chiến lược marketing được Oreo thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới.
6. Phân tích SWOT của Oreo
・Điểm mạnh của Oreo
1/ Độ nhận diện thương hiệu cao
Oreo là thương hiệu quốc tế, đây là điều không thể phủ nhận. Đặc biệt sau khi Oreo liên kết với Cadbury (thương hiệu bánh kẹo mứt đa quốc gia) thì độ nhận diện của Oreo lại càng trở nên mạnh mẽ hơn trong tâm trí người tiêu dùng.
2/ Mạng lưới rộng khắp
Một trong những điểm mạnh của Oreo khiến cho sản phẩm của thương hiệu có mặt ở mọi nơi trên thế giới đó chính là mạng lưới rộng khắp, trải dài trên tất cả các thị trường mà thương hiệu nhắm tới. Điều này đảm bảo cho các sản phẩm của Oreo có thể được mua bởi người tiêu dùng bất kỳ lúc nào họ cần. Khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm của Oreo ở hơn 100 quốc gia. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Anh, Indonesia, Mexico, Ấn Độ, Đức… là các thị trường cung cấp sản phẩm Oreo lớn nhất trên thế giới.
3/ Thị trường toàn cầu
Oreo là thương hiệu số một trên thị trường bánh quy thế giới. Theo báo cáo thống kê từ Statista.com, Oreo có doanh thu lớn nhất trong ngành bánh quy vì đây là loại bánh bán chạy nhất ở nhiều vùng miền. Theo ước tính, hơn 40 tỷ bánh cookie Oreo được sản xuất, bán ra và tiêu thụ mỗi năm. Con số này đã cho thấy Oreo đã và đang thống lĩnh thị trường toàn cầu như thế nào.
4/ Bao bì chất lượng cao
Các nỗ lực marketing của Oreo không chỉ dừng lại ở chất lượng sản phẩm mà thương hiệu còn cố gắng sử dụng bao bì để mở rộng phạm vi cùng khả năng tiếp cận Khách hàng của mình. Oreo sở hữu nhiều loại bao bì với kích cỡ, hương vị, màu sắc khác nhau, đáp ứng được sở thích đa dạng của Khách hàng địa phương, đảm bảo các sản phẩm của Oreo được điều chỉnh theo thị hiếu và nhận thức của thị trường nơi sản phẩm được bán.
・Điểm yếu của Oreo
1/ Chi phí nguyên liệu cao
Nguyên liệu chính để làm ra bánh quy Oreo là socola và nguyên liệu cho loại socola này chính là loại cacao chất lượng cao nhất nên khá là đắt đỏ. Ngoài ra, chi phí của các thành phần, nguyên liệu khác cũng đang tăng lên nên Oreo luôn phải đối mặt với nguy cơ lợi nhuận chung giảm.
2/ Khó khăn trong việc tạo ra sự khác biệt
Theo thời gian, số lượng của các hãng bánh cookie đang được tăng lên nhanh chóng. Điều này dẫn đến gia tăng sự cạnh tranh đồng thời để tồn tại, Oreo cần phải tìm ra sự khác biệt trong giá trị mà thương hiệu đem tới cho người tiêu dùng.
3/ Các sản phẩm được bán theo mùa
Giống như các thương hiệu khác, các sản phẩm của Oreo cũng được chế biến theo nguyên liệu có sẵn tùy theo từng mùa. Vì vậy, nhiều khi người tiêu dùng phải chờ một thời gian mới có thể mua lại được món bánh cookie Oreo có hương vị mà mình thích.
4/ Không tốt cho sức khỏe nếu ăn nhiều
Cookie chưa bao giờ được coi là món ăn tốt cho sức khỏe. Mặc dù mỗi chiếc bánh cookie của Oreo thường rất nhỏ với hàm lượng calo và đường thấp nhưng cookie là sản phẩm gây nghiện. Không ai ăn cookie chỉ một lát nhỏ mà thường sẽ phải ăn vài cái. Vậy nên, lượng đường và chất béo cho phép luôn bị vượt ngưỡng, khiến cho người tiêu dùng tăng cân, chỉ trong một thời gian ngắn.
・Cơ hội của Oreo
1/ Mở rộng thị trường ở các nước mới nổi
Một cơ hội nổi bật cho Oreo cũng như các thương hiệu khác là việc phát triển thương hiệu tại các thị trường kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ… Tại các thị trường này, người tiêu dùng nhanh chóng áp dụng một số xu hướng phương Tây như sử dụng bánh quy làm đồ ăn vặt hàng ngày.
Việc tiếp cận với lớp Khách hàng mới ở thị trường mới nổi tạo ra nhiều cơ hội phát triển, giúp Oreo có thể tăng doanh thu trong tương lai không xa.
2/ Sự ra mắt không ngừng các hương vị mới
Việc ra mắt các hương vị mới không chỉ giúp Oreo tăng tỷ lệ phần trăm doanh thu vì người tiêu dùng luôn thích được trải nghiệm sản phẩm mới mà còn tác động đến sự phổ biến của thương hiệu, giúp tăng độ nhận diện.
3/ Thu hút sự chú ý của trẻ em
Trẻ em từ trước tới nay được coi là người mua hàng chính, hơn cả cha mẹ chúng. Nếu bạn có trẻ nhỏ bạn sẽ hiểu sức thuyết phục của trẻ nhỏ lớn như thế nào khi quyết tâm muốn đạt được điều gì đó.
Một chiến lược quảng cáo hướng tới trẻ em, thu hút sự chú ý của trẻ em sẽ luôn là cơ hội cho Oreo bởi lẽ đây là phân khúc tiêu dùng mà phần lớn các thương hiệu thường bỏ qua.
4/ Hợp tác phát triển với nhiều thương hiệu
Việc phát triển giữa thương hiệu với thương hiệu từ lâu đã không còn là điều mới mẻ. Việc hợp tác với các thương hiệu ở nước sở tại sẽ là một cơ hội mới cho Oreo khi thương hiệu muốn xâm nhập vào thị trường mới. Tuy đây là hướng tiếp thị ảnh hưởng trực tiếp đến độ phổ biến của thương hiệu, giúp tăng trường doanh số và doanh thu nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới hình ảnh của thương hiệu nếu không được xử lý đúng cách.
・Thách thức của Oreo
1/ Chứa nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe
Khi xã hội càng tân tiến, con người càng có xu hướng chú ý tới sức khỏe và lối sống lành mạnh. Vậy nên, các sản phẩm như bánh cookie Oreo, tuy có hương vị mới lạ nhưng lại được biết đến là chứa nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe như chất béo, đường, fructose… Đặc biệt các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường sẽ không bao giờ lựa chọn bánh cookie làm đồ ăn vặc hàng ngày của họ. Điều này có thể dẫn tới giảm nhu cầu tiêu thụ của bánh cookie trong tương lai.
2/ Cạnh tranh mạnh mẽ
Oreo tuy là thương hiệu toàn cầu, có độ nhận diện cao nhưng không thể phủ nhận rằng thương hiệu này đã và đang vấp phải sự cạnh tranh rất mạnh mẽ từ nhiều đối thủ khác trên toàn cầu. Sự cạnh tranh mạnh mẽ này khiến việc kinh doanh của Oreo có thể trở nên khó khăn hơn ở phạm vi nhiều nơi trên thế giới.
7. Tổng kết
Chiến lược marketing của Oreo phân tích nhiều yếu tố xung quanh thương hiệu, bao gồm phân tích SWOT, đối thủ cạnh tranh của Oreo, thị trường/ khách hàng tiềm năng của Oreo. Tuy là thương hiệu dẫn đầu thế giới trong thị trường bánh cookie nhưng Oreo vẫn không ngừng nỗ lực để mở rộng thị trường tới các vùng lãnh thổ mới phát triển mà còn tung ra nhiều hương vị mới phù hợp với khẩu vị và thị hiếu của người tiêu dùng địa phương. Chiến lược marketing của Oreo hy vọng đã giải thích phần nào được lý do tại sao Oreo lại có thể phát triển không ngừng nghỉ kể từ khi được thành lập (năm 1912) tới nay.
※ Bài viết sử dụng nhiều nguồn từ nhiều bài viết của nhiều tác giả khác nhau.